Home Nuôi con Dinh dưỡng cho bé 8 lời khuyên hữu ích của chuyên gia về việc bổ sung vitamin trong thai kỳ

8 lời khuyên hữu ích của chuyên gia về việc bổ sung vitamin trong thai kỳ

0
8 lời khuyên hữu ích của chuyên gia về việc bổ sung vitamin trong thai kỳ

[ad_1]

Mặc dù không thể thay thế được chế độ ăn uống, nhưng bổ sung vitamin trong thai kỳ là việc cần thiết. Dưới đây là những lời khuyên hữu ích cho các mẹ bầu.

  • “Tất tần tật” sự thật về sức khỏe của mẹ bầu trong suốt thai kỳ 
  • Những điều phụ nữ đang mang thai không muốn nghe 
  • Các “sự cố” về da mẹ bầu thường gặp trong lúc mang thai 
  • Các loại vitamin quan trọng mẹ bầu cần bổ sung khi mang thai 
  • 15 loại thực phẩm mẹ bầu cần tránh xa 
  • 8 cách giúp mẹ bầu đối phó với các cơn đau trong thai kì 
Dưới đây là giải đáp về các câu hỏi xung quanh vấn đề bổ sung vitamin cho phụ nữ mang thai theo tư vấn của bác sỹ Robert Greene, Giám đốc Viện nghiên cứu Sher về y học sinh sản tại Sacramento, California, Mỹ; bác sỹ Sudeep Kukreja, Phó giám đốc đơn vị chăm sóc sau sinh tại quận Cam, California, Mỹ và Phó giáo sư Ashlesha Dayal làm việc tại khoa sản Trung tâm y tế Montefiore, Bronx, New York.
Câu hỏi 1: Thời điểm nào trong thai kỳ nên bắt đầu bổ sung vitamin?
Trả lời: Nếu có thể, bạn nên bắt đầu từ điểm 3 tháng trước khi có ý định mang bầu. “Trứng ở buồng trứng bắt đầu chín khoảng 3 tháng trước khi rụng, vì thế nên cung cấp cho chúng dinh dưỡng tốt nhất ngay từ sớm”, theo bác sỹ Robert Greene và “Các khuyết tật ống thần kinh (như tật nứt cột sống) xảy ra trong 4-6 tuần đầu của thai kỳ” theo bác sỹ Sudeep Kukreja. Do đó nếu bạn đang mang bầu mà chưa uống bổ sung vitamin, đừng đợi đến cuộc hẹn bác sỹ đầu tiên vì có thể bạn đã bỏ qua giai đoạn phát triển quan trọng này. Hãy bắt đầu ngay bằng việc bổ sung đủ 600 microgam axit folic.
Bổ sung vitamin trong thai kỳ 1

Đừng bỏ qua việc bổ sung vitamin sớm trong thai kỳ.

Câu hỏi 2: Những vitamin và khoáng chất nào quan trọng nhất? Tại sao?
Trả lời: “Ba thành phần quan trọng nhất, dựa trên các nghiên cứu khoa khọc là: acid folic, sắt và can xi” theo lời bác sỹ Kukreja. Axit folic giúp ngăn ngừa dị tật ống thần kinh, sắt là nhân tố quan trọng trong quá trình vận chuyển oxy cho em bé và giúp mẹ ngăn ngừa bệnh thiếu máu, can-xi giúp xây dựng hệ xương của trẻ và tránh hiện tượng bị thiếu hoặc tổn thương xương ở mẹ.
Câu hỏi 3: Có phải tất cả các loại thuốc vitamin dành cho bà bầu đều giống nhau?
Trả lời: Không hoàn toàn như vây. “Mỗi loại thuốc sẽ có công thức khác nhau với thành phần dinh dưỡng khác nhau” theo lời bác sỹ Kukreja. Bác sỹ của bạn sẽ biết bạn cần bổ sung những dưỡng chất gì với liều lượng cụ thể tùy vào tình hình sức khỏe của người mẹ. Nếu mẹ bầu có tiền sử sức khỏe đặc biệt, cần tuân thủ chính xác lời khuyên của bác sỹ.
Câu hỏi 4: Có thể tự uống các loại thuốc không cần kê đơn hoặc vitamin dành cho bà bầu có thành phần hữu cơ không?
Trả lời: Bạn có thể sử dụng các loại thuốc không cần kê đơn miễn là chúng có chứng nhận chất lượng theo đăng ký với Bộ y tế và các tiêu chuẩn quy định. Tuy nhiên  phó giao sư Ashlesha lưu ý rằng “Một số loại thuốc với thành phần thảo mộc có thể chứa quá nhiều các loại dưỡng chất nhất định, như vitamin A, có thể ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của thai nhi”. Vì thế tốt nhất, bạn nên lấy mẫu thuốc và nhờ bác sỹ sản khoa kiểm tra tính an toàn của chúng trước khi sử dụng.
Câu hỏi 5: Có cần bổ sung thêm dưỡng chất ngoài uống vitamin dành cho bà bầu không?
Trả lời: Bác sỹ Kureja khuyên “Hãy bổ sung thêm can xi nếu thuốc của bạn chưa cung cấp đủ”. Bởi vì trong hầu hết trường hợp uống thêm can xi không gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng. Khi mang bầu bạn cần bổ sung 1000 miligram can-xi mỗi ngày, trong khi đó các chất khác chỉ cần từ 150-250 miligram.
Một nghiên cứu gần đây cũng chỉ ra rằng mẹ bầu thường bị thiếu vitamin D. Với liều lượng bổ sung 200 IU mỗi ngày sẽ tương đương với 30 phút tắm nắng, ít nhất 2 lần mỗi tuần.
Ngoài ra, tổ chức Y học chu sinh thế giới cũng khuyên rằng phụ nữ mang thai nên bổ sung ít nhất 200 miligram DHA mỗi ngày. DHA có trong một số loại cá như: cá hồi, cá thu, cá kiếm…; rau xanh và các loại hạt như: óc chó, hạnh nhân, đậu phộng, hạt mè… Đó là một loại axit béo omega-3 cần thiết cho sự phát triển não bộ. Một số loại thuốc bổ sung cũng có chứa DHA. Một nguồn khác là những viên dầu cá.
Câu hỏi 6: Gần đây tôi nghe nói rằng i-ốt rất quan trọng. Thuốc bổ sung cho phụ nữ mang thai có i-ốt không? Nếu không liệu tôi có cần bổ sung thêm?
Trả lời: Một số loại thuốc có, một số thì không, bạn nên kiểm tra thành phần trên bao bì. Theo bác sỹ Kukreja thì “dựa theo những hiểu biết hiện tại, điều đó không cần thiết”. Có thể nó sẽ thay đổi trong tương lai, nhưng hiện tại bạn có thể bổ sung i-ốt từ muối i-ốt. Bạn cần 220 miligram i-ốt mỗi ngày khi mang bầu. Nửa thìa cà phê muối i-ốt chứa 190 miligram i-ốt, và một phụ nữ bình thường mỗi ngày cần từ 190-210 miligram i-ốt.
Câu hỏi 7: Tôi là người ăn chay, tôi có nên dùng thêm các chất bổ sung?
Trả lời: “Nếu bạn không ăn thịt động vật, các chất dinh dưỡng đặc biệt cần bổ sung sẽ là vitamin B12, kẽm, sắt, axits béo omega-3 như DHA” theo lời bác sỹ Greene “Bạn có thể tìm nguồn DHA từ các loại tảo biển”.
Câu hỏi 8: Tôi nên làm gì khị ốm nghén và buồn nôn?
Bác sỹ Daydal khuyên rằng “Bạn có thể thử cách uống vitamin trước khi đi ngủ để vượt qua cơn buồn nôn”.
(Nguồn: Fitpregnancy)


[ad_2]

Dinh dưỡng khi mang thai

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here