24 C
Hanoi
Thursday, March 28, 2024

Buy now

9 thay đổi không ngờ khi mang thai


Bạn biết chắc bụng và cả ngực của mình sẽ lớn lên. Nhưng bên cạnh đó, những thay đổi về thể chất sau đây có thể khiến bạn ngạc nhiên đấy!

Hormone đóng vai trò chính trong hầu hết những thay đổi trên cơ thể khi bạn mang thai. Mời bạn xem những thay đổi đó là gì nhé!

1. Tóc dày và bóng hơn

Tóc dày hơn không phải vì bạn mọc nhiều tóc hơn, mà vì tóc rụng ít hơn bình thường. Hãy tận hưởng nếu mái tóc trông đẹp hơn. Còn nếu tóc bạn bù xù và dễ rối, hãy đến thợ cắt tóc để tỉa tóc mỏng bớt đi. Những thay đổi khi mang thai của mái tóc sẽ không kéo dài mãi. Sau khi sinh bé, bạn sẽ rụng bớt lượng tóc dư này, đôi khi rụng cả nắm tóc một lần.

những thay đổi khi mang thai

Một trong những thay đổi khi mang thai dễ nhận ra nhất là với tóc

2. Lông trên cơ thể nhiều hơn

Lượng hormone giới tính androgens có thể khiến lông mọc ở cằm, môi trên, hàm, và lưng. Bạn có thể dùng nhíp, waxing hay dao cạo râu để giải quyết những thay đổi tạm thời này một cách an toàn.

3. Móng tay mọc nhanh hơn

Móng tay có thể dài ra nhanh hơn bình thường, cứng hoặc mềm hoặc dễ gãy hơn. Bạn nên bảo vệ móng bằng cách đeo găng tay cao su khi rửa chén, dọn dẹp và dùng kem dưỡng ẩm nếu bị gãy móng.

4. Làn da thay đổi

Với một số phụ nữ, da sẽ đẹp hơn bao giờ hết khi mang thai. Đây có lẽ là một trong những thay đổi khi mang thai được nhiều người trông đợi. Một số khác lại phàn nàn rằng những hormone trong thai kỳ khiến da họ xấu đi vì mụn. Trong trường hợp này, bạn nên rửa mặt hai lần mỗi ngày với xà phòng dịu nhẹ hoặc sữa rửa mặt. Bạn cũng có thể dùng những sản phẩm dưỡng ẩm hoặc trang điểm không dầu.

5. Rạn da

Bụng của bạn ngày càng to ra để chứa bé đang lớn, kết quả là xuất hiện những đường nứt nhỏ ở phần mô dưới da dẫn đến những vết rạn có thể mang màu sắc khác nhau trên bề mặt. Các vết rạn da này sẽ mất dần và gần như mất hẳn trong vòng 6 đến 12 tháng sau khi sinh. Bạn khó thể làm gì để hạn chế tình trạng rạn da ngoại trừ cố gắng không tăng quá số cân nặng cần thiết. Mức độ đàn hồi tự nhiên của da và việc có bị rạn da hay không phụ thuộc chủ yếu vào tính di truyền. Rạn da là một trong những thay đổi khi mang thai thường gặp nhất.

6. Sạm da

Lượng hắc sắc tố melanin tăng có thể gây ra những vùng da sẫm màu trên mặt. Những vệt sẫm này có thể tối màu hơn nếu bạn phơi mình dưới ánh mặt trời. Bạn cần bảo vệ da bằng kem chống nắng có thành phần bảo vệ da khỏi tia UVA và UVB với độ SPF 30 hoặc cao hơn. Bạn cũng nên đội mũ rộng vành và tránh ánh nắng mặt trời lúc gay gắt nhất (từ 10 giờ sáng đến 2 giờ chiều).

7. Nhũ hoa và quầng vú

Bạn có thể nhận ra nhũ hoa và quầng vú (vùng sẫm màu xung quanh nhũ hoa) trở nên lớn và sẫm màu hơn. Những nốt sần trên quầng vú cũng trở nên rõ hơn. Những nốt sần này là các tuyến tạo dầu giúp chống lại vi khuẩn và bôi trơn da. Một số thai phụ còn nhận thấy các mạch máu nổi rõ ở bầu vú. Đây là những thay đổi khi mang thai hoàn toàn bình thường và bạn không làm gì được trong trường hợp này.

8. Bàn chân lớn hơn

Đôi chân của bạn có thể lớn hơn nửa số hoặc hơn. Sự giãn ra của các dây chằng ở bàn chân, hoặc chân bị phù có thể khiến chân bạn to ra và hầu như chân sẽ nhỏ lại sau khi sinh. Bạn nên mua những đôi giày thoải mái và vừa với chân cho thoải mái nhé!

9. Thị lực biến đổi

Có thể khi mang thai, màng bao phủ trong suốt của nhãn cầu mắt trở nên ướt hơn hoặc khô hơn, dẫn đến khả năng nhìn tốt hơn hoặc kém hơn ở một số người. Nhìn chung, đến nay vẫn chưa có một nghiên cứu nào đưa ra kết luận về sự thay đổi này. Tuy thế, mẹ không cần lo lắng vì hầu hết những trường hợp thay đổi thị lực trong khi mang thai đều không đáng lo.

Những thay đổi khi mang thai: Thị lực

Khi mang thai, tình trạng bệnh mắt vốn có của mẹ bầu có thể được cải thiện hoặc diễn tiến xấu hơn

Trừ trường hợp thị lực thay đổi đáng kể, các mẹ cần đi khám mắt để biết chính xác mình phải làm gì: thay kiếng, sử dụng thuốc… Trong đa số trường hợp, các thay đổi này sẽ tự biến mất trong vòng vài tháng sau sinh.

Trong những thay đổi khi mang thai, thị lực có thể là vấn đề nhỏ nhưng khá là phiền phức. Mắt có thể trở nên khô và dễ kích ứng hơn.  Điều này, cùng với những thay đổi khó thấy về hình dạng và độ dày của giác mạc, có thể gây ra cảm giác khó chịu khi đeo kính áp tròng.

Đặc biệt, những mẹ bầu tiểu đường nên khám bác sĩ nhãn khoa trước khi mang thai và ngay sau khi mang thai để kiểm tra liệu có tổn thương thành mạch ở võng mạc hay không. Tình trạng này được gọi là bệnh võng mạc do tiểu đường, thường tiến triển xấu hơn khi mang thai, vì thế mẹ bầu cần đi khám mắt thường xuyên hơn trong thai kỳ và sau khi sinh.

Trong trường hợp mắc bệnh tăng nhãn áp, các mẹ bầu có thể có được thị lực tốt hơn, do đó cần điều chỉnh các thuốc. Nếu phụ nữ bị tăng nhãn áp và đang lên kế hoạch sinh con thì bác sĩ có thể làm giảm sự phơi nhiễm của thai nhi với các thuốc bằng cách bắt đầu giảm liều hoặc dừng thuốc nếu có thể.



Thai giáo – bạn cần biết

Avatar
Ngọc Yến
Mình là Yến Ngọc. Mình tạo blog để lấy tin từ các nguồn khác nhau phục vụ bạn đọc. Blog của mình chuyên các tin, review về mẹ và bé. Mong là website của mình sẽ giúp ích ít nhiều cho các bạn. Chúc các bạn ngày làm việc vui vẻ !

Related Articles

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

21,913FansLike
2,506FollowersFollow
0SubscribersSubscribe
- Advertisement -

Latest Articles