22 C
Hanoi
Friday, March 29, 2024

Buy now

Ăn dặm kiểu nhật là gì ? cách chế biến các món ăn dặm kiểu nhật

Đa phần các mẹ đều rất bối rối khi bé yêu của mình bước vào thời kỳ tập ăn dặm. Đôi khi hướng mắt sang nhà chị hàng xóm thấy chị ấy phải “trăm mưu ngàn kế” mới cho con ăn xong một bát cháo có khiến mẹ phải “giật mình”?

Hay ngồi lướt newfit facebook thấy bàn bè khoe con gái ăn dặm ngon lành, bé tự ngồi ghế xúc thức ăn mà không cần mẹ chạy theo bón cháo có khiến các mẹ “thèm thuồng”?

Tới lượt con của mình thì sao? Làm sao để bé yêu hào hứng trong việc ăn uống mà không cần phải “ép” bé?

Lên mạng đọc và tìm hiểu một hồi lâu thấy phương pháp ăn dặm kiểu Nhật được rất nhiều bà mẹ chú ý nhưng chưa biết phải bắt đầu từ đâu? Vậy hãy bắt đầu ngay bằng những thông tin dưới đây.

Ăn dặm kiểu nhật là gì?

Ăn dặm kiểu Nhật là phương pháp kích thích bé ăn ngon hơn, tiêu hóa tốt hơn để bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể. Theo đó, mẹ cần chế biến riêng rẽ từng loại thức ăn, không trộn lẫn với nhau để bé cảm nhận được hương vị nguyên bản của từng loại thực phẩm, kích thích vị giác từ đó giúp bé thèm ăn hơn.

Ăn dặm kiểu Nhật là giúp bé cảm nhận hương vị nguyên bản của từng loại thức ăn
Ăn dặm kiểu Nhật là giúp bé cảm nhận hương vị nguyên bản của từng loại thức ăn

Hiện nay rất nhiều bà mẹ Việt đã học hỏi theo phương pháp ăn dặm kiểu Nhật đều có một nhận xét chung là bé ăn uống ngon miệng mà mẹ thì nhàn hơn rất nhiều.

Ăn dặm kiểu Nhật và ăn dặm kiểu truyền thống khác nhau như thế nào?

Để mẹ hình dung kỹ hơn về cách ăn dặm kiểu Nhật, hãy làm một vài phép so sánh sau đây:

Cách chế biến món ăn

Nếu như ăn dặm kiểu truyền thống thì mẹ cần phải xay nhuyễn từng loại thức ăn sau đó trộn đều và nấu nên cho bé thì phương pháp ăn dặm kiểu Nhật sẽ là chế biến riêng rẽ từng loại để bé cảm nhận được hương vị của từng loại thức ăn.

Hơn nữa, thức ăn được chế biến theo phương pháp của các mẹ Nhật cũng là dạng thức ăn thô hơn để kích thích trẻ nhai sau đó mới nuốt từ đó để cảm nhận được vị ngon của thực phẩm.

Tính thẩm mỹ

Chế độ ăn dặm kiểu Nhật cũng đề cao tính thẩm mỹ hơn kiểu ăn dặm truyền thống. Hầu hết các bữa ăn của bé sẽ được chế biến rất màu sắc, tạo hình đẹp đẽ để tạo niềm vui ăn uống cho bé.

Ăn dặm kiểu Nhật đề cao tính thẩm mỹ
Ăn dặm kiểu Nhật đề cao tính thẩm mỹ

Cách cho bé ăn

Nếu như ăn dặm theo kiểu truyền thống là mẹ sẽ ngồi và bón cháo cho bé ăn, thậm chí “ép” bé ăn bằng được thì ăn dặm kiểu Nhật không có khái niệm này. Bé sẽ được ăn theo nhu cầu và khuyến khích con tự cầm nắm thức ăn, tự cầm thìa xúc thức ăn.

Chúng ta không “tâng bốc thái quá” nhưng nếu nhìn nhận một cách khách quan phương pháp cho trẻ ăn dặm kiểu Nhật vẫn tốt hơn cho bé. Không chỉ giúp bé “hào hứng” hơn trong việc ăn uống mà còn tập cho bé tính tự lập từ nhỏ, hạn chế việc nôn trớ mà mẹ cũng không phải bế bé đi rong, xem ti vi hay múa hát để  “ép bé ăn” như phương pháp ăn truyền thống.

Hướng dẫn mẹ cách cho trẻ sơ sinh ăn dặm kiểu Nhật

Có thể lúc mới đầu mẹ chọn dạy bé ăn dặm kiểu Nhật sẽ rất khó khăn. Khó khăn trong việc “đả thông tư tưởng” cho những người thuộc thế hệ trước như bà nội, bà ngoại của bé. Khó khăn trong việc lên thực đơn và đôi khi bé cũng không “hợp tác” ăn uống. Song nếu mẹ nghiêm túc và kiên trì thì chắc chắn sẽ thành công.

Dưới đây là một số thông tin các mẹ sẽ cần để cho trẻ ăn dặm kiểu Nhật đúng cách.

1. Thời gian bắt đầu ăn dặm kiểu Nhật

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, thời gian lý tưởng để cho trẻ ăn dặm là 6 tháng tuổi. Nếu quá sớm có thể ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa non nớt của trẻ còn nếu quá muộn, trẻ đã quen với việc bú sữa mẹ nên sẽ khó chấp nhận các thực phẩm có mùi vị và độ đặc khác sữa mẹ, thậm chí trẻ còn gặp nhiều khó khăn trong việc làm quen với thìa, dĩa…

Tuy nhiên, mẹ cũng không nên quá cứng nhắc. Có thể có bé ăn dặm khi được 4 – 5 tháng tuổi trong các trường hợp sau:

– Mẹ đi làm sớm, không có điều kiện cho bé bú sữa mẹ hoàn toàn 6 tháng đầu.

– Trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn nhưng chậm tăng cân.

– Trẻ có các dấu hiệu ăn dặm sớm như thức dậy nhiều lần trong đêm đòi bú, thấy người lớn ăn cũng muốn ăn…

2. Nguyên tắc ăn dặm kiểu Nhật

Cách cho trẻ sơ sinh ăn dặm kiểu Nhật cần phải đảm bảo các nguyên tắc sau:

– Dưới 12 tháng tuổi không cho bất kỳ gia vị nào vào thức ăn của bé.

– Thức ăn cần đảm bảo các dưỡng chất cần thiết là: vitamin, đạm, tinh bột.

– Cân bằng lượng thức ăn và lượng sữa mẹ hàng ngày để bé không quá no hoặc quá đói.

– Cho bé ăn theo nhu cầu và không ép bé.

Để bé ăn theo nhu cầu là điều khác biệt của phương pháp ăn dặm kiểu Nhật
Để bé ăn theo nhu cầu là điều khác biệt của phương pháp ăn dặm kiểu Nhật

– Không đi rong, không tivi, múa hát…

– Mẹ chỉ cần tạo cho không khí vui tươi, khích lệ bé ăn.

– Không so sánh trẻ với những em bé khác về lượng ăn.

– Lựa chọn nguồn thực phẩm sạch sẽ, vệ sinh an toàn thực phẩm.

– Cần thống nhất tư tưởng với những thành viên khác trong gia đình để nhận được sự ủng hộ của mọi người.

3. Lên thực đơn ăn dặm kiểu Nhật theo từng tháng tuổi

Ở mỗi độ tuổi mẹ sẽ có cách chế biến và thực đơn ăn dặm kiểu Nhật khác nhau. Cụ thể là:

Thực đơn cho bé từ 5 đến 6 tuổi

Khi mới bắt đầu tập ăn dặm, thực ăn của bé sẽ ở dạng bột và sánh để bé dễ nuốt. Mẹ có thể nấu cháo loãng theo tỉ lệ 1:10 (1 gạo, 10 cháo). Nếu là cháo cần nấu chín ky sau đó rây qua lưới thật nhuyễn cho bé ăn.

Trong giai đoạn này mẹ nên cho bé làm quen với những thực phẩm như: khoai luộc, rau luộc, cháo, cá, thịt nạc, đậu hũ non, cà rốt, bí đỏ táo, chuối… Những món này mẹ dùng rây bột để nghiền nhuyễn chứ không nên dùng máy xay. Song mẹ chú ý những thực phẩm này mẹ cần để riêng rẽ và tăng dần từ loãng đến đặc để tạo phản xạ nhai nuốt cho con.

Thực đơn cho bé từ 7 đến 8 tháng

Trong giai đoạn này bé bắt đầu dũng lưỡi để đảo, trộn thức ăn. Lúc này thực đơn ăn dặm kiểu Nhật là mẹ ninh nhừ, nghiền sơ. Nấu cháo cho bé theo tỉ lệ 1:7 (1 gạo và 7 nước), nấu chín xong mẹ vẫn phải dùng rây bột để làm nhuyễn.

Mẹ chỉ nên nghiền nhỏ chứ không nên xay nhuyễn thức ăn
Mẹ chỉ nên nghiền nhỏ chứ không nên xay nhuyễn thức ăn

Ngoài những thực phẩm ở giai đoạn trước, trong giai đoạn này mẹ có thể bổ sung thêm trứng, thịt lườn gà, cá, thịt đỏ, dưa chuột, nấm…. Vẫn là ray nghiền nhuyễn và tăng dần độ đậm đặc và độ thô để bé thích nghi với các loại thức ăn.

Thực đơn cho bé từ 9 đến 10 tháng

Bé ở giai đoạn này đã có thể bắt đầu nhai trệu trạo vì thế mẹ có thể tăng dần độ cứng của thức ăn. Mẹ nấu cháo theo tỉ lệ 1:5 (1 gạo, 5 nước), nấu kỹ và cho bé ăn nguyên hạt.

Cuối giai đoạn có thể tăng dần thành cháo sệt nguyên hạt, cháo đặc nguyên hạt. Thực phẩm chế biến ngoài những loại như ở giai đoạn trước mẹ có thể cộng thêm tôm đồng, thịt heo, bò, gà, bún, miến, giá đỗ cho bé.

Thực đơn cho bé trên 1 tuổi

Từ 1 tuổi trở nên mẹ có thể chế biến thức ăn dạng thô, mềm
Từ 1 tuổi trở nên mẹ có thể chế biến thức ăn dạng thô, mềm

Thời kỳ này bé đã có nhiều răng hơn, có thể nhai và nuốt thức ăn. Mẹ hãy nấu thức ăn dạng thô mềm.  Những thực phẩm mà bé có thể ăn thêm là cua, mực…

Với phương pháp ăn dặm kiểu Nhật mẹ sẽ tốn thời gian để lên thực đơn cũng như cách chế biến hàng ngày nhưng khi đã quen rồi mẹ sẽ cảm thấy bé yêu của mình ngoan, ăn ngon miệng và tự lập hơn rất nhiều.

Avatar
Ngọc Yến
Mình là Yến Ngọc. Mình tạo blog để lấy tin từ các nguồn khác nhau phục vụ bạn đọc. Blog của mình chuyên các tin, review về mẹ và bé. Mong là website của mình sẽ giúp ích ít nhiều cho các bạn. Chúc các bạn ngày làm việc vui vẻ !

Related Articles

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

21,913FansLike
2,506FollowersFollow
0SubscribersSubscribe
- Advertisement -

Latest Articles