23 C
Hanoi
Thursday, March 28, 2024

Buy now

Bạn đã biết gì về thai trứng hay chửa trứng chưa?


Thai trứng (hay chửa trứng) là một thuật ngữ có vẻ khá xa lạ đối với nhiều người. Để tìm hiểu thêm kiến thức liên quan, đặc biệt mức độ nghiêm trọng của bệnh lý này cũng như lời khuyên của chuyên gia, hãy cùng MEDLATEC theo dõi bài viết sau đây.

18/03/2021 | Bỏ túi mẹo giảm nghén khi mang thai để có một thai kỳ khỏe mạnh
12/03/2021 | Tại sao phụ nữ mang thai cần xét nghiệm tiểu đường thai kỳ?
29/01/2021 | Tiền sản giật thai kỳ – Biến chứng nguy hiểm cho mẹ và thai kỳ

1. Một số thông tin về thai trứng 

Chửa trứng là do sự phát triển bất thường của gai rau. Nguyên bào nuôi của gai rau phát triển quá nhanh. Trong khi các tổ chức liên kết và mạch máu trong gai rau phát triển không kịp. Do vậy các gai rau sẽ thoái hóa thành các bọng nước, có bề ngoài trông giống như chùm nho hay trứng ếch, có kích thước khoảng từ 1 – 3mm.

Thai trứng là bệnh lý lành tính nhưng có thể biến chứng thành ung thư nguyên bào nuôi, gặp ở mọi lứa tuổi trong thời kỳ sinh đẻ.

Đây là căn bệnh có thể tác động nghiêm trọng đến sức khỏe của phụ nữ mang thai

Đây là căn bệnh có thể tác động nghiêm trọng đến sức khỏe của phụ nữ mang thai

Xét về đại thể, phân loại của bệnh gồm có 2 dạng như sau:

  • Thai trứng hoàn toàn: tất cả gai nhau phát triển thành các túi chứa đầy dịch, không có tổ chức thai nhi.

  • Thai trứng không hoàn toàn: ngoài các túi chứa đầy dịch vẫn còn những mô nhau thai bình thường, hoặc có cả phôi thai, thường thai nhi sẽ mất trong giai đoạn 3 tháng đầu.

Xét về vi thể, chửa trứng cũng được chia ra 2 phân loại lành tính và ác tính:

  • Trường hợp lành tính: lớp hợp bào vẫn còn nguyên vẹn, cơ tử cung không bị lớp đơn bào xâm lấn.

  • Trường hợp ác tính: lớp hợp bào mỏng manh hơn và có thể bị phá vỡ, niêm mạc tử cung lớp đơn bào bị xâm lấn, thâm nhập sâu vào cơ tử cung, có khi ăn thủng lớp cơ tử cung gây chảy máu trong ổ bụng.

2. Những tác động của căn bệnh đến phụ nữ mang thai

Mặc dù các trường hợp lành tính chiếm đa số trong các ca bệnh. Thế nhưng, chúng vẫn có thể chuyển biến thành ác tính nếu bạn không lưu ý và quan tâm những triệu chứng sau đây:

  • Rong huyết: 90% bệnh nhân mắc bệnh sẽ xuất hiện dấu hiệu này. Với những đặc điểm như máu sẫm đen hoặc đỏ loãng, ra âm đạo tự nhiên, kéo dài lâu bất thường. Rong huyết thường xảy ra sau khi chậm kinh 1 vài tuần.

  • Thai phụ bị nghén nặng: 25 – 30% thai phụ mắc bệnh chửa trứng có triệu chứng nghén nặng, với các biểu hiện nôn nhiều, một số trường hợp bị phù, xét nghiệm nước tiểu protein (+).

  • Bụng lớn nhanh: nếu kích thước bụng lớn nhanh hơn so với số tháng tuổi của thai cũng là một dấu hiệu cảnh báo.

  • Không thấy được thai máy: thai máy chính là cách gọi của những cử động đầu tiên ở bé. Khi thai còn nhỏ, mẹ sẽ rất khó cảm nhận được vì chúng rất nhẹ, chỉ có thể dùng phương pháp siêu âm khám thai để theo dõi.

  • Có triệu chứng tiền sản giật: những biểu hiện này thường xuất hiện sớm với tăng huyết áp, tăng cân đột ngột; phù mặt, tay chân; đau đầu nặng; mắt mờ hoặc giảm thị lực; đi tiểu ít; thường xuyên buồn nôn và nôn mửa,…

  • Có triệu chứng cường giáp: tính khí thay đổi thất thường, ra mồ hôi nhiều, đỏ mặt, thường xuyên đánh trống ngực và khó thở lúc hoạt động gắng sức, tiểu nhiều, tiêu chảy nhưng không đau bụng, gầy sút nhanh,… Chủ yếu gặp trong chửa trứng toàn phần. 

  • Một số triệu chứng khác: mệt mỏi toàn thân; thiếu máu với da xanh xao, cơ thể yếu ớt, có thể dẫn đến thèm ăn một số vật bất thường như đá cuội, đinh sắt, cát sạn,…).

Phụ nữ cần lưu ý mọi vấn đề bất thường trên cơ thể mình khi mang thai

Phụ nữ cần lưu ý mọi vấn đề bất thường trên cơ thể mình khi mang thai

3. Các yếu tố nguy cơ dẫn đến căn bệnh này

Môi trường

Điều kiện sống thiếu thốn, thai phụ không được chăm chút, chú trọng về mặt dinh dưỡng, phải lao động vất vả, thường xuyên bị stress, môi trường xung quanh bị ô nhiễm (khói bụi, nước bẩn),… cũng là một trong những yếu tố nguy cơ.

Độ tuổi

Phụ nữ mang thai sau 40 tuổi có tỷ lệ mắc bệnh lý khoảng 5,2%, cao hơn nhiều so với những trường hợp mang thai ở độ tuổi 20. 

Nhiễm sắc thể bất thường

  • Với dạng toàn phần: theo các báo cáo nghiên cứu khoa học về di truyền học tế bào đã cho thấy khoảng 94% ca mắc bệnh có nhiễm sắc thể là 46XX. Là sự kết hợp từ một tinh trùng thụ tinh với một noãn không có nhân. Khoảng 4 – 6% trường hợp chửa trứng toàn phần có nhiễm sắc thể 46XY.

  • Với dạng bán phần: mặc dù khả năng ác tính của dạng bán phần thấp hơn dạng toàn phần, nhưng trong dạng này có sự xuất hiện của cả thai nhi và nhau thai. Do có hai tinh trùng kết hợp với một noãn bình thường.

Hệ miễn dịch yếu

Thai phụ có thể chất yếu hoặc suy kiệt, đã từng mắc các bệnh lý làm suy giảm miễn dịch từ trước, thiếu hụt về mặt dưỡng chất,… có thể khiến tỷ lệ mắc bệnh cao hơn. Đồng thời cũng là nguyên nhân gây ra nhiều biến chứng khác cho mẹ như mắc bệnh nhiễm trùng tái phát nhiều lần (viêm da, lupus, viêm khớp,…), lượng tiểu cầu thấp, sinh non,… 

Phụ nữ mang thai chỉ nên làm những công việc nhẹ nhàng, tránh stress và lưu ý nâng cao sức đề kháng

Phụ nữ mang thai chỉ nên làm những công việc nhẹ nhàng, tránh stress và lưu ý nâng cao sức đề kháng

4. Thai trứng gây ra những hậu quả gì?

Nếu các bà mẹ mang thai mắc phải bệnh lý này nhưng không được can thiệp và điều trị sớm có thể gây ra những biến chứng như: 

  • Mất máu: tình trạng rong huyết kéo dài khiến lượng máu giảm nhanh, khiến thai phụ bị suy giảm thể lực, tính khí thay đổi thất thường,… 

  • Ung thư tế bào nuôi: diễn biến bệnh kéo dài, nhất là trong trường hợp bệnh mang tính chất ác tính sẽ có thể dẫn đến ung thư tế bào nuôi.

  • Nhiễm độc thai nghén: đây là một tình trạng rất nguy hiểm đối với người mẹ, gây tổn thương các mạch máu và hưởng đến nhiều cơ quan khác (như thận, tử cung, gan,…), có thể dẫn đến chứng tiền sản giật và sản giật.

  • U nang hoàng tuyến: biến chứng này thường xuất hiện ở người mắc bệnh do nồng độ hCG tăng cao.

  • Thủng tử cung: trong các trường hợp ác tính, khi các túi dịch phát triển và xâm nhập sâu vào lớp cơ tử cung có thể gây thủng tử cung. 

  • Một số biến chứng khác: suy dinh dưỡng, sẩy thai, cường giáp,…

 Thăm khám định kỳ khi mang thai giúp ngăn ngừa và bảo vệ sức khỏe cho người mẹ và thai nhi

Thăm khám định kỳ khi mang thai giúp ngăn ngừa và bảo vệ sức khỏe cho người mẹ và thai nhi

Để phòng ngừa tốt bệnh thai trứng hoặc chửa trứng, ngoài việc chú trọng chăm sóc về mặt dinh dưỡng và tinh thần của thai phụ, bạn cũng cần phải chọn lựa cơ sở y tế chất lượng để người mẹ được khám thai định kỳ. Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC với đội ngũ y bác sĩ chuyên khoa chính là một địa điểm uy tín, lý tưởng có thể giúp bạn trải qua một thai kỳ khỏe mạnh. Liên hệ thông tin qua số 1900.56.56.56.



Mong có con

Avatar
Ngọc Yến
Mình là Yến Ngọc. Mình tạo blog để lấy tin từ các nguồn khác nhau phục vụ bạn đọc. Blog của mình chuyên các tin, review về mẹ và bé. Mong là website của mình sẽ giúp ích ít nhiều cho các bạn. Chúc các bạn ngày làm việc vui vẻ !

Related Articles

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

21,913FansLike
2,506FollowersFollow
0SubscribersSubscribe
- Advertisement -

Latest Articles