Home Nuôi con Các bệnh trẻ hay gặp Bé xì hơi nhiều, liệu có bình thường?

Bé xì hơi nhiều, liệu có bình thường?

0
Bé xì hơi nhiều, liệu có bình thường?

[ad_1]

Hệ tiêu hóa của bé còn non yếu nên nên việc chống chọi với những thức ăn khó tiêu sẽ vô cùng khó khăn. Do đó trẻ sơ sinh xì hơi nhiều có thể do bé đang bị đầy hơi, táo bón, ọc sữa,….

Có nhiều luận bàn với những ý kiến trái ngược xoay quanh vấn đề này khiến các mẹ đôi khi băn khoăn, không biết nên xem đó là biểu hiện tốt hay đáng lo ngại. Cùng MarryBaby tìm hiểu cặn kẽ vấn đề này nhé.

Nỗi niềm của các bà mẹ

Chị Thu lo ngay ngáy về tình hình xì hơi của bé Gà: “Con em được gần 10 tháng, bé rất hay xì hơi, phải 40 cái mỗi ngày, có khi hơn ý chứ, lúc thì nổ rất to, có mùi thối, mỗi lần xì hơi lại khóc nữa vì vậy bé ngủ rất hay giật mình”.

“Bé nhà em 2 tháng 5 ngày tuổi và bú mẹ hoàn toàn. Dạo này bé bị xì hơi rất nhiều, tầm 2-3 giờ sáng nên ngủ không thẳng giấc (bé thức giấc rặn mãi như đi ị vậy nhưng chỉ xì hơi ra thôi). Cho bé bú thì bé vẫn bú nhưng lúc sau lai ọc sữa ra hết. Không biết bé có bệnh gì không nữa?” – Mẹ cu Tuấn cũng trăn trở không yên.

Tuy nhiên, quan điểm mẹ Tin lại khác: “Bé nhà mình trước cũng xì hơi nhiều lắm, xong qua giai đoạn đó là lại hết dần ý mà. Trẻ con, cứ từng giai đoạn một. Ông bà ta vẫn nói xì hơi nhiều càng mau tiêu, chóng lớn”.

Trẻ sơ sinh xì hơi nhiều, liệu có bình thường?

Khi bé bắt đầu bú mẹ, dấu hiệu xì hơi cũng xuất hiện. No bụng, nếu hơi được thoát ra ngoài bằng cách ợ hay xì hơi bé sẽ cảm thấy nhẹ bụng và thoải mái hơn. Nhưng vấn đề là xì hơi bao nhiêu lần một ngày mới là dấu hiệu khả quan của một cơ thể hoàn toàn khỏe mạnh?

Theo nhiều nghiên cứu, bình quân mỗi ngày, bé yêu chỉ nên xì hơi không quá 10 lần. Nếu hoạt động xì hơi diễn ra quá nhiều trong ngày và phát ra tiếng lớn hơn bình thường, mùi khó chịu chứng tỏ bé nhà bạn đang gặp rắc rối trong vấn đề tiêu hóa.

Hệ tiêu hóa của bé còn non yếu nên nên việc chống chọi với những thức ăn khó tiêu sẽ vô cùng khó khăn. Hiện tượng bé xì hơi nhiều báo động cho mẹ cần lưu ý những vấn đề như: Bé bị đầy hơi, thức ăn ứ đọng trong ruột lâu ngày dẫn tới bị táo bón, ọc sữa, kém ăn, kém ngủ… Nếu không can thiệp kịp thời sẽ ảnh hưởng không tốt tới hệ tiêu hóa cũng như sức khỏe của bé. Như vậy bé xì hơi quá nhiều không còn là chuyện nhỏ đâu mẹ nhé!

Thủ phạm khiến bé xì hơi nhiều.

Có khá nhiều nguyên nhân khác nhau khiến bé bị xì hơi nhiều không phụ thuộc vào chuyện bé bú mẹ hay bú bình.

Thức ăn của mẹ hoặc bé chứa nhiều thực phẩm khó tiêu caffein (cola, trà, cafe và chocolate); các sản phẩm từ sữa; các loại hạt; súp lơ xanh; đậu đỗ, ăn nhiều gia vị…

be-xi-hoi_3

Thủ phạm khiến bé xì hơi nhiều chủ yếu là các thực phẩm khó tiêu.

Nếu mẹ cho bé ăn dặm quá sớm sẽ khiến bé gặp phải những trục trặc ở hệ tiêu hóa, trong đó có xì hơi.

Trong lúc bú, bé nuốt vào nhiều không khí cũng là nguyên nhân làm cho bé đầy bụng, trướng bụng và xì hơi nhiều.

Mẹ giúp bé bằng cách nào?

Cho bé bú đúng tư thế. Khi cho con bú, mẹ nhớ luôn giữ đầu bé cao hơn so với bao tử. Bằng cách này sữa sẽ trôi xuống đáy bao tử còn khí thừa sẽ nằm ở trên, dễ dàng để bé ợ ra hơn.

Lựa chọn bình sữa. Nếu bé bú bình, mẹ hãy lựa chọn loại bình sữa có thiết kế núm vú chảy chậm hoặc có hệ thống lỗ và van kiểm soát lượng sữa giúp chống sặc và ngăn bé nuốt hơi. Khi cho bú bình sữa cũng phải nâng hơi dốc.

Giúp bé ợ hơi. Một trong những tư thế tốt nhất để giúp bé ợ là đặt bé nằm sấp trên cánh tay của mẹ, bàn tay đỡ lấy cằm bé, dùng tay còn lại xoa hoặc vỗ nhẹ nhàng lên lưng bé. Nếu mẹ đặt sức ép lên bụng bé, khí thừa sẽ được tống ra nhiều hơn và giúp bé dễ chịu hơn.

Giúp bé tống hơi bằng động tác đạp chân. Đặt bé nằm ngửa và nhẹ nhàng giúp bé đạp chân như thể đang đạp xe đạp. Cách này có thể giúp bé thoát hơi ra ngoài cơ thể.

Cho bé nằm sấp. Giờ tập nằm sấp hàng ngày của bé (thời gian nằm sấp không nên quá lâu), không phải ngay sau bữa bú, có thể giúp bé đẩy khí thừa ra ngoài tốt hơn. Mẹ cũng có thể mát-xa bụng cho bé theo vòng chiều kim đồng hồ để giúp bé thoát khí.

Đa phần hiện tượng bé xì hơi nhiều là do chế độ ăn uống. Mẹ chỉ cần điều chỉnh lại chế độ ăn uống và áp dụng những cách trên. Nếu vẫn không giúp bé cảm thấy thoải mái hơn, mẹ cần phải “cầu cứu” tới bác sĩ nhi khoa. Không nên tự ý cho bé uống các loại men tiêu hóa khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Chúc các mẹ nuôi con khỏe, dạy con ngoan.

Nguyễn Dinh

[ad_2]

Bệnh ở trẻ – mẹ nên biết

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here