23 C
Hanoi
Friday, March 29, 2024

Buy now

Bệnh hô hấp ở trẻ em: Mối lo lớn của mẹ


Có các triệu chứng tương tự như một cơn cảm lạnh nhưng bệnh đường hô hấp cấp có thể “phát triển” thành những triệu chứng nghiêm trọng hơn như nhiễm trùng tai, viêm tiểu phế quản, viêm phổi… Thậm chí, bệnh đường hô hấp còn là tiền đề dẫn đến bệnh hen suyễn hoặc gây ra các vấn đề hô hấp nghiêm trọng khác

Cách phòng bệnh hô hấp cho trẻ khi giao mùa (QC)

Mỗi khi thời tiết chuyển mùa lại trở thành lo lắng đối với những bậc cha mẹ có con nhỏ dưới 5 tuổi. Trẻ rất dễ bị các bệnh về đường hô hấp. Phòng tránh luôn là giải pháp hữu hiệu được khuyến cáo, nhưng bằng cách nào để đạt được hiệu quả tốt nhất vẫn là băn khoăn của các bậc phụ huynh.

Xem thêm

Nội dung bài viết

  • 1. Các bệnh hô hấp thường gặp khi giao mùa
  • 2. Làm gì khi trẻ bị bệnh hô hấp?
  • 3. Ba bệnh hô hấp thường gặp mùa hè
  • 4. Phòng ngừa bệnh hô hấp cho trẻ
  • 5. Năm thực phẩm tăng cường sức đề kháng cho trẻ

Nói đến bệnh hô hấp ở trẻ hầu hết các mẹ sẽ nghĩ đến ngay thời tiết lạnh mùa đông, mùa mưa và khi chuyển mùa. Theo logic thông thường, điều này đúng. Vì những kiểu thời tiết trên thích hợp để các mầm bệnh phát triển, lây lan. Tuy nhiên, trên thực tế khi thời tiết trở nên quá nóng bức, số trẻ mắc bệnh hô hấp cũng có xu hướng gia tăng, không đến mức đỉnh điểm nhưng vẫn đáng lo.

 

Bệnh hô hấp ở trẻ em

Trẻ em có nguy cơ nhiễm bệnh đường hô hấp cao hơn người lớn

1. Các bệnh hô hấp thường gặp khi giao mùa

– Viêm họng cấp tính:

Triệu chứng thường gặp của bệnh viêm họng cấp tính là cảm giác đau, rát họng khi nuốt, ho, sốt, sổ mũi, khan tiếng. Phần lớn các trường hợp viêm họng cấp là do vi khuẩn liên cầu khuẩn gây nên. Tuy có các dấu hiệu gần giống với các triệu chứng ho cảm thông thường, nhưng viêm họng cấp rất dễ biến chứng thành viêm phổi, viêm khớp, thậm chí gây biến chứng nguy hiểm tại tim.

– Viêm VA:

VA là một khối lympho ở vùng mũi họng. Vì vậy, nếu tổ chức này bị viêm, sưng thành khối lớn thì có thể gây cản trở quá trình hô hấp của trẻ. Bệnh thường xảy ra ở trẻ dưới 6 tuổi, với các dấu hiệu thông thường như sốt trên 38ºC, chảy mũi, ngạt mũi, ho… Đặc biệt, những trường hợp biến chứng viêm phế quản, triệu chứng ho của bé sẽ trở nên trầm trọng hơn.

– Viêm amidan:

Bên cạnh những triệu chứng thông thường như sốt, đau họng, mất tiếng, những bé bị amidan sẽ cảm thấy khô đắng miệng. Đặc biệt, mẹ có thể nhận thấy lưỡi bé trắng hơn, vùng niêm mạc họng và góc hàm sẽ có nổi hạch. Nguy hiểm hơn, những trường hợp viêm amidan mãn tính nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến hội chứng ngưng thở khi ngủ, thậm chí có thể ảnh hưởng đến khả năng nghe của trẻ.

Tìm hiểu về các bệnh viêm mũi trẻ em

Tìm hiểu về các bệnh viêm mũi trẻ em
Viêm mũi là bệnh thường gặp của tất cả mọi lứa tuổi nhưng lây lan nhiều ở trẻ nhỏ. Hiện nay, đa phần người lớn cũng chưa hiểu hết được toàn bộ tên gọi cũng như triệu chứng phát bệnh của chứng viêm mũi. Một vài căn bệnh viêm mũi như: Viêm mũi cấp tính thông thường; Viêm mũi đặc hiệu ở trẻ sơ…

– Viêm khí phế quản:

Thời tiết thay đổi thất thường là một trong những nguyên nhân dẫn đến những trường hợp viêm khí phế quản ở trẻ. Ngoài ra, những trường hợp viêm họng hoặc viêm mũi kéo dài và không được điều trị kịp thời cũng có thể dẫn đến viêm khí phế quản.

Nếu kéo dài liên tục, trẻ dễ bị nhiễm trùng lan rộng và có thể biến chứng sang viêm phổi với các triệu chứng như sốt cao li bì, ho khạc đàm xanh, vàng…

2. Làm gì khi trẻ bị bệnh hô hấp?

Thời gian ủ bệnh ngắn, tốc độ phát bệnh nhanh và mang tính ồ ạt là đặc điểm chung của hầu hết các bệnh liên quan đến đường hô hấp. Vì vậy, khi phát hiện bất cứ dấu hiệu bệnh nào, mẹ nên nhanh chóng đưa bé đến bệnh viện. Trẻ em, đặc biệt là trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, khi phát bệnh thường là “tập hợp” bệnh cảm, viêm họng, viêm mũi… và có thể diễn tiến nghiêm trọng.

Để hạ sốt cho bé, mẹ có thể sử dụng thuốc hạ sốt có chứa acetaminophen. Tuy nhiên, cần phải có sự cho phép của bác sĩ, nhất là với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Khói và khói thuốc có thể khiến việc thở của bé trở nên khó khăn hơn. Vì vậy, mẹ nên cố gắng giữ một môi trường trong lành cho trẻ. Có thể sử dụng nước muối sinh lý để rửa mũi và hút mũi để giúp bé thở dễ dàng hơn.

Bệnh viêm phế quản ở trẻ em, mẹ cần cảnh giác kẻo dẫn tới viêm phổi

Bệnh viêm phế quản ở trẻ em, mẹ cần cảnh giác kẻo dẫn tới viêm phổi
Bệnh viêm phế quản ở trẻ em chủ yếu do virus gây ra. Thông thường, bệnh sẽ tự khỏi trong khoảng một tuần và không để lại bất cứ nguy hiểm gì. Tuy nhiên, cũng có một vài trường hợp bệnh khiến bé bị khó thở, thậm chí có thể dẫn đến tử vong.

3. Ba bệnh hô hấp thường gặp mùa hè

♦ Bé bị sổ mũi lâu ngày

Sổ mũi thì chắc chắc bé nào cũng gặp, dù là ngay sau khi sinh hay tuổi đang lớn, chỉ là mức độ thường xuyên hay không! Sổ mũi nếu kéo dài từ 1 tuần đến 10 ngày hoặc lâu hơn nữa thì có nghĩa là trẻ đang ở mức nghiêm trọng hơn bình thường.

Có thể bé đang gặp phải một số vấn đề về sức khỏe như: viêm mũi họng, viêm mũi mãn tính, dị ứng thời tiết, viêm mũi xuất tiết. Để phòng bệnh cho bé, mẹ nên:

  • Thường xuyên nhỏ mũi cho trẻ bằng nước muối natri hoặc muối biển
  • Cho trẻ uống nhiều nước trái cây, ăn nhiều hoa quả và các loại rau củ
  • Chia thành nhiều bữa ăn trong ngày

Cách tốt nhất và khoa học nhất khi thấy trẻ có hiện tượng sổ mũi lâu ngày không khỏi là cho bé đến bệnh viện khám và điều trị.

♦ Viêm phế quản ghé thăm

Dấu hiệu thường thấy ở trẻ khi bị viêm phế quản là ho, sổ mũi, viêm họng, ho có đờm và các dấu hiệu nhiễm khuẩn khác. Ngay khi nhận diện các triệu chứng này, mẹ nên giữ ấm cho bé, đặc biệt là vùng họng. Đồng thời hạn chế cho bé uống nước lạnh, tăng cường nước ấm để tránh bị tắc sung huyết, giúp làm sạch đờm nhớt ở phế quản, trẻ đỡ đau rát và cũng dễ thở hơn.

Lúc này, nếu trẻ ho thì cũng đừng quá lo lắng vì sẽ giúp đẩy đờm ra bên ngoài, làm sạch khoang họng và cuống phổi. Nếu trẻ bị nặng và không có phản xạ ho, mẹ nên cho trẻ đến gặp bác sĩ để có thể điều trị và hút đờm ra ngoài.

♦ Ho nhiều thời điểm giao mùa

Một trong những biểu hiện thường thấy nhất ở hầu hết các trẻ là ho khi thời tiết chuyển mùa. Các dạng ho thường gặp có thể là ho khan, ho đàm hay ho dị ứng. Cách chăm sóc khi trẻ bị ho đơn giản nhất:

  • Cho trẻ uống nhiều nước mỗi ngày
  • Tránh các yếu tố gây kích thích như khói thuốc, khói than, bụi, các thức ăn cay nóng, lạnh
  • Thường xuyên vệ sinh mũi họng cho trẻ bằng nước mũi sinh lý natri clorid 0,9% để rửa mũi họng cho trẻ

4. Phòng ngừa bệnh hô hấp cho trẻ

– Chế độ dinh dưỡng phù hợp:

Theo nghiên cứu, việc nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời không chỉ giúp bé giảm nguy cơ viêm phổi mà còn giảm hẳn nguy cơ nhiễm trùng họng, tai của bé. Với những bé lớn hơn, mẹ có thể tăng cường bổ sung vitamin và khoáng chất trong thực đơn hàng ngày của bé.

– Chủ động tiêm phòng vắc-xin phòng bệnh cho trẻ

– Tránh cho bé tiếp xúc với với những người có biểu hiện bệnh. Đặc biệt, tránh những môi trường có khói thuốc lá.

– Luôn giữ ấm cơ thể cho bé khi trời trở lạnh, mưa.

5. Năm thực phẩm tăng cường sức đề kháng cho trẻ

Cách tăng sức đề kháng thuận tự nhiên nhất cho trẻ chính là bổ sung thực phẩm vào chế độ ăn hàng ngày. Đừng quên cân đối đầy đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng đạm, tinh bột, trái cây, rau xanh. Tăng cường thêm những thực phẩm giàu vitamin C như cam, chanh để tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Dưới đây là 5 thực phẩm giúp trẻ tăng sức đề kháng:

  • Thịt bò: Thịt bò chứa protein, rất nhiều sắt, kẽm – những chất giúp các tế bào bạch cầu trong cơ thể bé chống nhiễm trùng, tăng sức đề kháng hiệu quả.
  • Các loại nấm: Hầu hết các loại nấm đều chứa nhiều vitamin D và chất chống oxy hóa giúp bé tăng cường miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.
  • Khoai lang: Hàm lượng beta-carotene, vitamin có trong khoai lang sẽ chống oxy hóa, tăng cường miễn dịch và bảo vệ bé trước sự tấn công của vi khuẩn và virus.
  • Cải xoăn: Thành phần dinh dưỡng của cải xoăn chứa nhiều chất sắt, canxi, beta-carotene, kali, vitamin C giúp giảm bớt tình trạng nghẽn tắc phổi, dạ dày, hệ miễn dịch trở nên khỏe mạnh hơn.
  • Cá giàu omega-3: Các loại cá như cá hồi, cá thu, cá ngừ rất giàu omega-3 giúp tăng cường sức đề kháng, chống oxy hóa cho cơ thể của bé.

>>> Xem thêm thảo luận có chủ đề liên quan:

  • Nhận biết các bệnh về đường hô hấp của trẻ
  • Trẻ nằm quạt dễ bị viêm đường hô hấp



Bệnh ở trẻ – mẹ nên biết

Avatar
Ngọc Yến
Mình là Yến Ngọc. Mình tạo blog để lấy tin từ các nguồn khác nhau phục vụ bạn đọc. Blog của mình chuyên các tin, review về mẹ và bé. Mong là website của mình sẽ giúp ích ít nhiều cho các bạn. Chúc các bạn ngày làm việc vui vẻ !

Related Articles

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

21,913FansLike
2,506FollowersFollow
0SubscribersSubscribe
- Advertisement -

Latest Articles