23 C
Hanoi
Friday, March 29, 2024

Buy now

Bệnh sa tử cung và những kiến thức chị em không thể bỏ qua


Sa tử cung hay còn gọi là sa sinh dục là một trong những bệnh phụ khoa ở nữ giới, đặc biệt phụ nữ sau sinh có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Nếu không phát hiện kịp thời và có những phương pháp điều trị sớm, bệnh có thể dẫn đến viêm nhiễm, loét âm đạo, sa những cơ quan khác,… và nhiều biến chứng nguy hiểm khác. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về căn bệnh này.

14/03/2020 | Những điều bạn nên biết về siêu âm lạc nội mạc tử cung
26/11/2019 | Giải đáp những thắc mắc về tầm soát ung thư cổ tử cung
19/08/2019 | Lợi ích của tầm soát ung thư cổ tử cung
05/08/2019 | Xét nghiệm HPV – Phương pháp giúp phát hiện sớm ung thư cổ tử cung

1. Sa tử cung là gì?

Khi cơ sàn chậu và dây chằng căng và suy yếu khiến tử cung không được nâng đỡ và bị tụt xuống ống âm đạo hoặc tụt ra ngoài âm đạo được gọi là sa tử cung. 

Sa tử cung có thể gây biến chứng nguy hiểm nếu không điều trị sớm

Sa tử cung có thể gây biến chứng nguy hiểm nếu không điều trị sớm

1.1. Những đối tượng có nguy cơ cao bị bệnh

Căn bệnh phụ khoa này có thể gặp ở mọi đối tượng phụ nữ, nhưng sẽ có nguy cơ cao ở các trường hợp dưới đây: 

Phụ nữ sau sinh, phụ nữ sinh con qua đường âm đạo, thời gian chuyển dạ quá lâu, thai nhi lớn. 

Trường hợp phụ nữ sau sinh thường xuyên bê vác nặng khiến đáy bụng co bóp nhiều dẫn đến tổn thương và cuối cùng là xảy ra tình trạng sa tử cung. 

Phụ nữ đang ở giai đoạn tiền mãn kinh.

Mang đa thai làm tăng nguy cơ sa tử cung

Mang đa thai làm tăng nguy cơ sa tử cung

Phụ nữ mang thai muộn, sinh đẻ nhiều lần, mang thai đôi hoặc đa thai, phụ nữ khó sinh, nhau thai bất thường hoặc từng phẫu thuật tử cung,…

1.2. Dấu hiệu của bệnh sa tử cung

Dấu hiệu của căn bệnh này sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Chẳng hạn như mức độ sa nhiều hay ít, bệnh nhân mới bị sa tử cung hay đã bị lâu rồi, bệnh nhân có bị thêm những tổn thương nào hay không. Cụ thể một số dấu hiệu bệnh như sau:

– Khối sa lồi ở vùng âm hộ, tầng sinh môn:

+ Thời gian đầu khối sa có kích thước nhỏ và tình trạng sa không xảy ra thường xuyên, khi bệnh nhân lao động hoặc đi lại nhiều thì khối sa sẽ xuất hiện và khi nằm nghỉ thì nó có thể tụt vào trong âm đạo hoặc có thể tự đẩy lên được.

+ Càng để lâu khối sa càng to, tình trạng sa xảy ra thường xuyên, không đẩy lên được nữa.

– Tức nặng bụng dưới, đời sống sinh hoạt của bệnh nhân bị ảnh hưởng nhiều vì cảm giác vướng víu khó chịu vùng âm hộ – tầng sinh môn.

– Trường hợp bàng quang và niệu đạo bị sa có thể xuất hiện tình trạng rối loạn tiểu tiện, chẳng hạn như tiểu khó, tiểu buốt, són tiểu, tiểu ra máu khi có viêm bàng quang hay có sỏi hình thành ở bàng quang vì sự ứ trệ nước tiểu lâu ngày. Một số trường hợp đến viện vì bí đái cấp.

– Trường hợp sa trực tràng có thể dẫn tới rối loạn đại tiện. Chẳng hạn như đại tiện khó, táo bón, bệnh nhân hay có cảm giác mót rặn, tức nặng vùng hậu môn. Tuy nhiên, những dấu hiệu này ít gặp hơn so với rối loạn tiểu tiện.

– Chảy máu, có dịch từ cổ tử cung vì cổ tử cung viêm nhiễm, cọ sát.

– Sa tử cung ở người trẻ có thể vẫn có thai nhưng những trường hợp này sẽ dễ bị sảy thai hoặc đẻ non.

Đau bụng dưới là một biểu hiện của bệnh

Đau bụng dưới là một biểu hiện của bệnh

Lưu ý: Những triệu chứng của bệnh rất dễ nhầm lẫn với những bệnh phụ khoa khác, vì thế khi có dấu hiệu bất thường, bạn nên đi khám để được chẩn đoán bệnh chính xác.

2. Phương pháp điều trị bệnh sa tử cung 

Bác sĩ sẽ dựa vào tình trạng sức khỏe, mức độ bệnh, lứa tuổi để đưa ra những phác đồ điều trị phù hợp với từng bệnh nhân.

Trường hợp nhẹ: Nếu tình trạng sa tử cung không ảnh hưởng quá nhiều đến sức khỏe, sinh hoạt của chị em thì phương pháp điều trị tốt nhất là nghỉ ngơi, hạn chế hoạt động nặng và đặc biệt cần giữ tinh thần thoải mái. Cần có một chế độ ăn uống khoa học phù hợp, nhiều chất xơ tránh tình trạng táo bón hay thừa cân, béo phì.

Trường hợp bệnh nặng: Bác sĩ có thể điều trị bằng phương pháp sau:

  • Sử dụng liệu pháp estrogen âm đạo để giúp các cơ, dây chằng khỏe hơn.

  • Dùng vòng tròn nhỏ hỗ trợ âm đạo để cố định tử cung về đúng vị trí.

  • Trong trường hợp sa tử cung nghiêm trọng, xảy ra tình trạng nhiễm trùng viêm loét và một số biến chứng nguy hiểm khác thì bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật để cắt bỏ một phần hoặc toàn phần tử cung. 

3. Biện pháp hiệu quả để phòng ngừa bệnh sa tử cung

Bệnh sa tử cung là một trong những bệnh lý phụ khoa thường gặp ở nữ giới nhưng nếu bạn vẫn có thể phòng ngừa bệnh khá hiệu quả bằng những phương pháp khoa học. Dưới đây là những gợi ý mà bạn có thể áp dụng để phòng ngừa căn bệnh này: 

3.1. Sau sinh nên có một chế độ nghỉ ngơi hợp lý

Đây là một điều vô cùng quan trọng vì rất nhiều trường hợp mắc bệnh sa tử cung là do bị tổn thương cơ và dây chằng nâng tử cung. Để ngăn ngừa điều này, các bác sĩ khuyên chị em sau sinh cần phải lưu ý những điều sau:  

Ngay sau sinh, không nên vận động mạnh hoặc lao động quá sức, cần phải giữ gìn sức khỏe. 

Khi sức khỏe đã hồi phục trở lại, mẹ bỉm nên bắt đầu vận động nhẹ nhàng, không nên nằm quá nhiều để hạn chế nguy cơ táo bón sau sinh.

Không nên dùng sức rặn nếu cảm thấy đi đại tiện gặp nhiều khó khăn. Thay vào đó, bạn nên áp dụng một chế độ ăn nhiều chất xơ như rau củ và các loại trái cây, đồng thời nên uống nhiều nước. 

Sản phụ nên chú ý giữ ấm cho cơ thể, đề phòng cảm lạnh, ho.

3.2. Áp dụng các bài tập phù hợp

Bên cạnh những lưu ý về chế độ nghỉ ngơi, chế độ ăn uống, phụ nữ sau sinh có thể thực hiện những bài tập để phòng ngừa bệnh sa tử cung. Những bài tập co bóp cơ hông và cơ hậu môn, trong đó bài tập Kegel được đánh giá là rất tốt để cải thiện sức khỏe và phòng ngừa căn bệnh phụ khoa phổ biến này. 

Hãy đi khám sớm để được chẩn đoán và điều trị bệnh sớm

Hãy đi khám sớm để được chẩn đoán và điều trị bệnh sớm

Trên đây là những kiến thức cơ bản về bệnh sa tử cung mà chị em có thể tham khảo, tìm hiểu để hiểu hơn về bệnh. Căn bệnh này gây khó khăn trong sinh hoạt và có nguy cơ biến chứng cao, đặc biệt phổ biến với phụ nữ sau sinh. Vì thế chị em không nên chủ quan với căn bệnh này. 

Bên cạnh đó, dù đã có những biểu hiện bất thường nhưng nhiều phụ nữ vẫn không muốn thăm khám phụ khoa vì e ngại. Đây là một quan điểm cần phải thay đổi. Chính việc đi khám quá muộn dẫn đến bệnh ngày càng nghiêm trọng và khó khăn hơn khi điều trị, điều này ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe chị em. Vì thế, chuyên gia sản khoa khuyên bạn nên đi khám phụ khoa định kỳ và khám sớm ngay khi có những biểu hiện bất thường để được kịp thời điều trị. 

Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là một trong những bệnh viện uy tín hàng đầu miền Bắc. Bệnh viện tự hào là nơi quy tụ các bác sĩ sản khoa đầu ngành, có nhiều năm khám và điều trị các bệnh lý phụ khoa. Hơn nữa thái độ ân cần, tận tâm của bác sĩ chắc chắn sẽ khiến chị em an tâm, cởi mở hơn, không còn e ngại trong quá trình khám và điều trị bệnh. Hãy gọi đến số 1900565656 để được chuyên gia tư vấn chi tiết.



Mong có con

Avatar
Ngọc Yến
Mình là Yến Ngọc. Mình tạo blog để lấy tin từ các nguồn khác nhau phục vụ bạn đọc. Blog của mình chuyên các tin, review về mẹ và bé. Mong là website của mình sẽ giúp ích ít nhiều cho các bạn. Chúc các bạn ngày làm việc vui vẻ !

Related Articles

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

21,913FansLike
2,506FollowersFollow
0SubscribersSubscribe
- Advertisement -

Latest Articles