22 C
Hanoi
Friday, March 29, 2024

Buy now

Bệnh thần kinh, triệu chứng bệnh thần kinh ở trẻ em nguy hiểm thường gặp


Môi trường sống phức tạp, áp lực học hành căng thẳng, các xung đột gia đình, thay đổi trường lớp, bị hù dọa, ngược đãi… có thể tạo ra sức ép tâm lý, đè nén tinh thần và ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của trẻ.

Nội dung bài viết

  • Bệnh thần kinh, triệu chứng bệnh thần kinh ở trẻ em nào bố mẹ cần quan tâm?
  • Nguyên nhân nào gây ra bệnh tâm lí thần kinh ở trẻ?
  • Cách điều trị và can thiệp những rối loạn thần kinh ở trẻ em

Triệu chứng bệnh thần kinh ở trẻ em là vấn đề đáng quan tâm. Giống người lớn, trẻ em cũng có thể gặp phải những rối loạn phát triển thần kinh – tâm lý gây ảnh hưởng đến hành vi, nhận thức và khả năng học tập.

Tuy nhiên, triệu chứng bệnh thần kinh thường không rõ ràng. MarryBaby sẽ cung cấp một số thông tin giúp bạn đọc nắm được các triệu chứng sớm của rối loạn tâm lý – thần kinh ở trẻ.

Bệnh thần kinh, triệu chứng bệnh thần kinh ở trẻ em nào bố mẹ cần quan tâm?

Trẻ em đang trong quá trình phát triển và hoàn thiện các cơ quan, trong đó có hệ thần kinh. Từ khi sinh, não của trẻ nặng khoảng 350g, đến 3 tuổi đạt 1.200g (gần bằng trọng lượng não người trưởng thành).

Điều đó thể hiện tốc độ phát triển cấu trúc thần kinh của trẻ là rất lớn. Quá trình myelin hóa trong não trẻ kéo theo sự phát triển chức năng của não.

Do quá trình phát triển nhanh, dễ bị ảnh hưởng do tác động lối sống, công nghệ, sự quan tâm chăm sóc đúng cách mà những rối loạn về phát triển thần kinh và tâm lý ở trẻ ngày càng gia tăng.

triệu chứng thần kinh ở trẻ em

Triệu chứng bệnh thần kinh ở trẻ em khá rõ ràng nên phụ huynh cần quan tâm để điều trị kịp thời

Một số rối loạn thường gặp kèm theo triệu chứng bệnh thần kinh ở trẻ em bao gồm:

  • Rối loạn tăng động giảm chú ý( ADHD): Các biểu hiện thường bắt đầu từ 4 tuổi. Theo một số thống kê, tỉ lệ trẻ mắc ADHD chiếm đến 20% trong lứa tuổi tiểu học. Lúc này, trẻ có một số biểu hiện: Tăng hoạt động, nói quá nhiều, hay mất đồ, khó kiềm chế, xung động.
  • Rối loạn tự kỷ (ASD): Thường khởi phát trước 3 tuổi với biểu hiện: Trẻ khiếm khuyết về giao tiếp xã hội, chậm phát triển ngôn ngữ, rối loạn hành vi, rối loạn cảm giác.
  • Rối loạn hành vi: Một số rối loạn hành vi hay gặp là trẻ có những cơn xung động, hung tính, rối loạn tự kích thích, rối loạn kéo tóc (trichotillomania), rối loạn chống đối trong ăn uống (biểu hiện trẻ xuất hiện nôn khi ăn, chống đối việc ăn uống)…
  • Rối loạn lo âu: Trẻ lo lắng, sợ hãi quá mức và dai dẳng với thứ gì đó. Trẻ sợ hãi quá mức khi đến môi trường không quen thuộc, tính cách nhút nhát. Biểu hiện là trẻ dễ kích thích, lo lắng, bồn chồn, có thể kèm theo than phiền đau các vị trí khác nhau nhưng không do bệnh thực thể.
  • Rối loạn tiểu dầm không tổn thực: Trẻ trên 6 tuổi còn biểu hiện tiểu dầm, trên xét nghiệm không thấy có bất thường hệ tiết niệu. Rối loạn tiểu dầm làm trẻ tự ti, lo lắng, ảnh hưởng đến sinh hoạt và sự tự tin của trẻ.
  • Rối loạn Tic: Trẻ có biểu hiện nháy mắt, hắng giọng, so vai, giật một vài nhóm cơ, rối loạn này tăng lên và giảm theo đợt. Khi trẻ lo lắng, căng thẳng học tập, xem tivi nhiều làm tăng tần xuất biểu hiện của rối loạn Tic.
  • Rối loạn trầm cảm: Trẻ khí sắc giảm, giảm thích, không muốn tham gia các hoạt động với bạn, trẻ rối loạn giấc ngủ, rối loạn ăn uống…

Với bé lớn hơn, khi bị tâm lý – thần kinh, trẻ thường có triệu chứng bệnh thần kinh ở trẻ em như sau:

  • Tự thu mình lại, có cảm giác buồn bã kéo dài hơn 2 tuần hoặc thay đổi tâm trạng nghiêm trọng, lo âu không rõ nguyên nhân.
  • Trẻ đột ngột thay đổi hành vi một cách mạnh mẽ khó kiểm soát, khó tập trung hoặc ngồi yên một chỗ, kết quả học tập kém.
  • Trẻ bỗng chán ăn, thường xuyên nôn ói, thường xuyên đau đầu và đau bụng.
  • Tự làm tổn thương chính mình, tự tử hoặc cố gắng tìm cách tự tử; tự hành hạ bản thân hoặc mượn ma túy, rượu để giải tỏa cảm xúc.

Nguyên nhân nào gây ra bệnh tâm lí thần kinh ở trẻ?

Hiện không thể chỉ đích danh nguyên nhân gây ra các bệnh tâm thần ở trẻ. Có nhiều yếu tố nguy cơ dẫn đến những bệnh này, bao gồm di truyền, sinh học, chấn thương tâm lý và căng thẳng do môi trường:

  • Tiền sử gia đình: Trẻ sinh ra trong gia đình có người bị bệnh tâm thân dễ mắc phải những rối loạn trên. Nguyên nhân có thể là do di truyền hoặc do môi trường sống;
  • Sinh học: Giống như người lớn, nhiều bệnh rối loạn tâm thần ở trẻ liên quan đến sự bất thường chức năng ở vùng não, nơi giữ vai trò điều chỉnh cảm xúc, suy nghĩ, nhận thức và hành vi. Chấn thương đầu đôi khi cũng dẫn tới sự thay đổi về tính cách và tâm trạng của trẻ;
  • Tốn thương tâm lý: Nhiều rối loạn tâm thần ở trẻ có nguồn gốc từ tổn thương tâm lý như gặp vấn đề về cảm xúc, bị lạm dụng tình dục, sự mất mát sớm, như mất đi bố mẹ, và sự thiếu quan tâm;
  • Căng thẳng gây ra do môi trường: Những sự việc căng thẳng hoặc chấn thương có thể gây ra bệnh tâm thần cho những trẻ dễ bị mắc bệnh.
triệu chứng bệnh thần kinh ở trẻ em

Nhiều rối loạn tâm thần ở trẻ có nguồn gốc từ tổn thương tâm lý như gặp vấn đề về cảm xúc

Cách điều trị và can thiệp những rối loạn thần kinh ở trẻ em

Khi đã năm rõ triệu chứng bệnh thần kinh ở trẻ em, bố mẹ cần quan tâm đến vấn đề điều trị. Bệnh lý và rối loạn tâm  lý- thần kinh ở trẻ có thể được chữa khỏi nhưng cũng dễ tái phát.

Phương pháp để điều trị thường phải đa trị liệu với sự phối hợp của đa ngành như y tế, tâm lý, giáo dục, công tác xã hội, hoạt động trị liệu, âm ngữ trị liệu, trị liệu hành vi, trị liệu cảm giác v.v.

Cũng như những rối loạn y khoa khác, bệnh lý thần kinh ở trẻ có thể được chữa khỏi. Những phương pháp được vận dụng để điều trị bệnh này bao gồm thuốc, liệu pháp sử dụng tâm lý và phương pháp sáng tạo.

triệu chứng bệnh thần kinh ở trẻ em

Cách bệnh về thần kinh rất nguy hiểm nên cần điều trị kịp thời

Y học cũng đang tìm kiếm những phương pháp mới có thể điều trị cụ thể cho từng loại bệnh tâm thần ở trẻ nhỏ. Hiện nay, các bác sĩ tại thường sử dụng những phương pháp điều trị bệnh tâm thần ở trẻ sau:

  • Điều trị nội khoa, dùng thuốc: các loại thuốc thường được sử dụng để điều trị bệnh lý thần kinh cho trẻ thường nhằm mục đích chống loạn thần, giải lo âu, chống trầm cảm hoặc một số thuốc có thể giúp ổn định tâm trạng của bé.
  • Liệu pháp tâm lý: phương pháp này được bác sĩ thực hiện nhằm giải quyết những cảm xúc tiêu cực của trẻ tâm thần. Đây là quá trình các chuyên gia tại bệnh viện giúp trẻ đối diện với bệnh tật, sử dụng lời nói, trò chuyện về các phương pháp để giúp trẻ hiểu và đối mặt với các triệu chứng xấu. liệu pháp tâm lý thường được sử dụng là liệu pháp ủng hộ, nhận thức hành vi và tương tác với gia đình, tập thể.
  • Liệu pháp sáng tạo: bao gồm những liệu pháp nghệ thuật, có thể là chơi đùa rất hữu ích cho trẻ mắc các bệnh lý thần kinh, tâm thần, đặc biệt là trẻ đang gặp nhiều vấn đề trong việc thể hiện cảm xúc và suy nghĩ.

Tùy triệu chứng bệnh thần kinh ở trẻ em, khi can thiệp sớm và cá nhân hóa từng trường hợp để có chiến lược điều trị hiệu quả nhất. Việc dùng thuốc phải theo chỉ định của bác sĩ. Cùng với đó, cần kết hợp các phương pháp khác.

Một yếu tố vô cùng quan trọng là chính gia đình tham gia tích cực vào quá trình can thiệp và trị liệu sẽ mang đến những hiệu quả rõ rệt và bền vững. Sự quan tâm và hiểu biết của cộng đồng và môi trường xung quanh trẻ góp phần tích cực trong việc hòa nhập của trẻ.

Huyền An

Nguồn:

1. What is a neurological disorder?

https://www.archildrens.org/blog/5-warning-signs-your-child-may-have-a-neurological-disorder

Truy cập ngày 5/10/2021

2. Brain and Neurological Conditions (Pediatric)

https://www.mottchildren.org/pediatric-brain-neurological

Truy cập ngày 5/10/2021

3. What is a Neurologic Disorder?

What is a Neurologic Disorder?

Truy cập ngày 5/10/2021

4. Neurological disorders

https://www.ucsfbenioffchildrens.org/conditions/neurological-disorders

Truy cập ngày 5/10/2021

5. Overview of Nervous System Disorders in Children

https://www.stanfordchildrens.org/en/topic/default?id=overview-of-nervous-system-disorders-in-children-90-P02618

Truy cập ngày 5/10/2021

 

 



Bệnh ở trẻ – mẹ nên biết

Avatar
Ngọc Yến
Mình là Yến Ngọc. Mình tạo blog để lấy tin từ các nguồn khác nhau phục vụ bạn đọc. Blog của mình chuyên các tin, review về mẹ và bé. Mong là website của mình sẽ giúp ích ít nhiều cho các bạn. Chúc các bạn ngày làm việc vui vẻ !

Related Articles

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

21,913FansLike
2,506FollowersFollow
0SubscribersSubscribe
- Advertisement -

Latest Articles