24 C
Hanoi
Thursday, March 28, 2024

Buy now

Bệnh trẻ em: Đừng tin lời đồn vô căn cứ!


“Con tôi không cần tiêm vacxin ngừa thủy đậu vì mỗi người đều mắc phải ít nhất 1 lần trong đời”. Có mẹ nào đã từng suy nghĩ như vậy chưa? Nhiều thông tin chúng ta vẫn tin tưởng nhưng lại sai “bét nhè” đấy! Đừng để sự thiếu hiểu biết của mình ảnh hưởng đến sức khỏe của con, mẹ nhé!

1/ Tiêu chảy cấp do Rotavirus

Tin đồn 1: “Tiêu chảy là vấn đề của các nước đang phát triển”.

Sự thật:  Mặc dù tiêu chảy là vấn đề cấp thiết của các nước ít phát triển nhưng hiện nay nó cũng đang trở thành một nỗi lo lớn ở các nước phát triển. Hầu như mọi trẻ em dưới 5 tuổi trên thế giới sẽ bị tiêu chảy cấp do virus rotavirus làm viêm dạ dày hoặc nặng hơn.

Tin đồn 2: “Tiêu chảy sẽ hết ngay trong vòng 1 ngày”.

Sự thật: Sẽ có trường hợp như vậy, nhưng trẻ em bị tiêu chảy cấp do virus rotavirus có thể kéo dài đến 1 tuần. Các triệu chứng tiêu chảy sẽ dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe khác như mất nước và suy dinh dưỡng.

9 mẹo vặt sai lầm khiến con bệnh càng thêm bệnh

9 mẹo vặt sai lầm khiến con bệnh càng thêm bệnh
Với những bệnh đơn giản, các mẹo vặt trị tại nhà sẽ có tác dụng nhanh hơn và dễ dàng áp dụng hơn trước khi đưa bé đến bác sĩ. Nhưng liệu tất cả mẹo vặt bạn nghe được có thật sự an toàn cho con? Sau đây là 9 cách chữa trị tại nhà tệ nhất mà bạn nên tránh dùng với các bé!

2/ Thủy đậu

Tin đồn 1: “Con tôi không cần tiêm vacxin ngừa thủy đậu vì mỗi người đều mắc phải ít nhất 1 lần trong đời”.

Sự thật: Thủy đậu có thể là 1 bệnh khá nhẹ, nhưng không phải lúc nào cũng vậy. Chúng ta không biết được ai sẽ bị nhẹ và ai sẽ bị nặng hơn.

Bệnh cũng có thể gây nên nhiều vấn đề nghiêm trọng, bao gồm:

• Nhiễm khuẩn da và mô dưới da
• Mất nước (mất nước của cơ thể) khi nôn mửa hoặc tiêu chảy
• Viêm phổi
• Viêm não

chích ngừa cho bé

Tiêm phòng có thể giúp con ngăn ngừa nhiều căn bệnh

Tin đồn 2:  “Chúng ta có thể dọn sạch các tạp chất trong người nếu có càng nhiều nốt đỏ càng tốt”.

Sự thật: Đây không phải là sự thật. Các biến chứng của thủy đậu bao gồm nhiễm trùng da như lở loét, trở nên đỏ hơn, sưng, hoặc dễ vỡ khi chạm vào.

Bệnh nhân cần tránh gãi vì nó có thể gây sẹo, ảnh hưởng đến quá trình chữa bệnh, làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn.

Nên đưa bệnh nhân đến bệnh viện khi có các biểu hiện bên dưới:

• Các mụn nước, đốm đỏ lan đến 1 hoặc 2 mắt.

• Mụn nước trở nên đỏ, ấm và dễ vỡ cho thấy bệnh nhân có dấu hiệu nhiễm trùng da thứ cấp.

• Chóng mặt, mất phương hướng, nhịp tim nhanh, khó thở, run, mất phối hợp cơ bắp, ho nặng hơn, nôn, cứng cổ hoặc sốt cao.

3/ Viêm gan A

Tin đồn 1: “Con tôi có thể bị viêm gan A qua đường máu”.

Sự thật: Viêm gan A không lây truyền qua đường máu. Nó thường lây qua tiếp xúc giữa người với người, tiêu thụ thực phẩm bị ô nhiễm hoặc nước, đá, các loại sò ốc thu hoạch từ nước thải bị ô nhiễm; hoặc từ các loại trái cây, rau củ bị nhiễm khuẩn. Virus viêm gan A được sinh ra từ phân người nhiễm bệnh.

Ngược lại, viêm gan siêu vi B lây truyền qua tiếp xúc với máu bị ô nhiễm, sản phẩm máu và chất dịch cơ thể khác (như tinh dịch).

Tin đồn 2: “Tôi sẽ không bị viêm gan A vì tôi không ăn sò huyết”.

Sự thật: Viêm gan A không chỉ được truyền qua sò huyết. Các loại thực phẩm liên quan đến sự bùng phát viêm gan A trước đây như các loại dâu ở Ý và dâu tây ở các nước Bắc Âu vào năm 2013.

Lây nhiễm viêm gan A thường xảy ra trong điều kiện vệ sinh kém và quá đông, chẳng hạn như không rửa tay sau khi đi vệ sinh.

4/ Ho gà

Tin đồn 1: “Ho gà không có gì là nghiêm trọng”.

Sự thật:  Ho gà rất nghiêm trọng và thậm chí có thể gây tử vong với các bé chưa được tiêm chủng hay đã tiêm chủng. Ho gà có thể dẫn đến viêm phổi, choáng, tổn thương não và thậm chí tử vong trong những trường hợp hiếm hoi. Hầu hết các ca nhập viện và tử vong do bệnh ho gà xảy ra ở những bé dưới 12 tháng tuổi.

Ở trẻ lớn hơn và người trưởng thành, ho gà thường nhẹ hơn. Tuy nhiên, họ vẫn bị những cơn ho kéo dài trong nhiều tuần dẫn đến rối loạn giấc ngủ và có thể bị viêm phổi, gãy xương sườn và động kinh.

ho gà ở trẻ em

Ho gà có thể dẫn đến tử vong ở trẻ nhỏ

Tin đồn 2: “Tôi không cần phải chủng ngừa ho gà nếu từng mắc bệnh hoặc đã tiêm chủng khi còn bé”.

Sự thật: Tiêm ngừa hoặc nhiễm bệnh tự giúp xây dựng hệ miễn dịch. Tuy nhiên, khả năng miễn dịch của bạn sẽ giảm theo thời gian và tái nhiễm có thể xảy ra. Vì vậy, ngay cả khi bạn được tiêm ngừa hoặc từng nhiễm bệnh, nên tham khảo ý kiến bác sĩ về việc tăng cường chống ho gà, đặc biệt khi trong trường hợp tiếp xúc gần gũi với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

5/ Bệnh cúm

Tin đồn 1: “Cúm theo mùa thường khó chịu nhưng vô hại, do đó không cần phải chích ngừa”.

Sự thật:  Cúm là một bệnh hô hấp là rất dễ lây. Đây là loại bệnh nghiêm trọng vì khi mắc phải có thể dẫn đến các biến chứng và tử vong. Những người có nguy cơ bị biến chứng nặng của bệnh cúm như người già, trẻ nhỏ và những người có bệnh mãn tính nên được tiêm ngừa.

Tin đồn 2: “Tôi đã được tiêm ngừa cúm năm ngoái nên không cần phải chích nữa”.

Sự thật: Vì virus cúm thay đổi liên tục và khả năng miễn dịch của cơ thể có thể giảm qua thời gian nên mọi người được khuyến cáo tiêm ngừa mỗi năm để được bảo vệ tốt nhất.

>>> Xem thêm thảo luận có cùng chủ đề liên quan:

  • Cách sử lý những bệnh thường gặp ở trẻ vào mùa này
  • Bệnh trẻ em thường gặp mùa nắng nóng

MarryBaby



Bệnh ở trẻ – mẹ nên biết

Avatar
Ngọc Yến
Mình là Yến Ngọc. Mình tạo blog để lấy tin từ các nguồn khác nhau phục vụ bạn đọc. Blog của mình chuyên các tin, review về mẹ và bé. Mong là website của mình sẽ giúp ích ít nhiều cho các bạn. Chúc các bạn ngày làm việc vui vẻ !

Related Articles

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

21,913FansLike
2,506FollowersFollow
0SubscribersSubscribe
- Advertisement -

Latest Articles