23 C
Hanoi
Thursday, March 28, 2024

Buy now

Bệnh viêm phế quản ở trẻ em, mẹ cần cảnh giác kẻo dẫn tới viêm phổi


Bệnh viêm phế quản ở trẻ em chủ yếu do virus gây ra. Thông thường, bệnh sẽ tự khỏi trong khoảng một tuần và không để lại bất cứ nguy hiểm gì. Tuy nhiên, cũng có một vài trường hợp bệnh khiến bé bị khó thở, thậm chí có thể dẫn đến tử vong.

Nội dung bài viết

  • Bệnh viêm phế quản ở trẻ em là gì?
  • Nguyên nhân gây bệnh viêm phế quản ở trẻ em
  • Triệu chứng bệnh viêm phế quản ở trẻ em 
  • Cách chữa bệnh viêm phế quản và phòng ngừa bệnh cho trẻ

Bệnh viêm phế quản ở trẻ em là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp rất hay gặp. Nếu ba mẹ không biết cách đề phòng, phát hiện kịp thời và chữa trị cho trẻ, bé có phải gặp phải các biến chứng nguy hiểm tới sức khỏe như viêm phế quản cấp, viêm phổi.Bệnh viêm phế quản

Bệnh viêm phế quản ở trẻ em là gì?

Viêm phế quản là tình trạng viêm niêm mạc của các ống phế quản, đường dẫn khí quản kết nối khí quản với phổi. Lớp lót tạo màng nhầy bao phủ và bảo vệ hệ hô hấp.

Khi con bị cảm lạnh, đau họng, cảm cúm hoặc nhiễm trùng xoang mũi, virus gây bệnh dễ dàng xâm nhập phế quản. Đây là nguyên nhân khiến đường hô hấp bị viêm, sưng lên và bị dịch nhầy làm tắc.

Bệnh viêm phế quản ở trẻ em gồm cấp tính hoặc mạn tính. Viêm phế quản mạn tính có thể kéo dài từ vài tháng tới nhiều năm, trong khi đó viêm phế quản cấp ở trẻ em thường diễn ra trong thời gian ngắn, không quá một vài tuần.

Trẻ bị mắc viêm phế quản mãn tính, các ống phế quản tiếp tục bị viêm, đỏ và sưng, bị kích thích và sản xuất chất nhờn quá mức theo thời gian. Bệnh có thể kéo dài lâu hơn từ vài tháng đến vài năm, cũng dễ gây ra nhiễm trùng đường hô hấp và phổi hơn như viêm phổi.

Trẻ sơ sinh ít bị viêm phế quản, các bé lớn hơn thường mắc viêm tiểu phế quản. Viêm tiểu phế quản ở trẻ em xảy ra khi đường hô hấp trong phổi của bé bị đờm lấp đầy và sưng lên. Trong trường hợp này, nguyên nhân gây bệnh thường là virus hợp bào đường hô hấp (RSV).

Nguyên nhân gây bệnh viêm phế quản ở trẻ em

Viêm phế quản thường do virus gây ra, chẳng hạn như virus hợp bào hô hấp (Respiratory syncytial-RSV), virus parainfluenza (gây viêm đường hô hấp trên và dưới), sởi, virus adeno (gây co thắt phế quản, phổi dẫn đến hoại tử phổi) và cúm. Bé có thể bị nhiễm các virus này trong không khí, đồ chơi và các bề mặt khác.

Sau khi tiếp xúc với tác nhân gây bệnh viêm phế quản ở trẻ em, thông thường phải đến khoảng từ 24-72 giờ, bé mới có các triệu chứng đầu tiên của bệnh.

Ngoài thủ phạm phổ biến nhất là virus thì tình trạng nhiễm khuẩn, dị ứng và việc hít phải khói thuốc lá, khói bụi cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh. Bên cạnh đó, những trẻ có cha mẹ bị hen suyễn bị suy yếu hệ thống miễn dịch cũng dễ mắc phải bệnh này. Bệnh này cũng bùng phát nhanh hơn khi giao mùa và thời tiết chuyển lạnh.

khói thuốc lá làm trẻ dễ mắc bệnh

Triệu chứng bệnh viêm phế quản ở trẻ em 

Viêm phế quản cấp tính thường bắt đầu với ho khan, gây khó chịu do viêm niêm mạc của ống phế quản gây ra. Trẻ bị viêm phế quản thường có những triệu chứng sau:

  • Ho có chất nhầy trắng, vàng hoặc xanh
  • Đau đầu, thường xuyên mệt mỏi
  • Ớn lạnh, sốt nhẹ
  • Khó thở
  • Đau nhức hoặc cảm giác đau thắt ngực
  • Thở khò khè hoặc rít lên trong thanh quản
  • Chảy nước mũi, nghẹt mũi
  • Phát ban
  • Mắt đỏ
  • Sưng hạch bạch huyết

Ngoài các triệu chứng của viêm phế quản cấp tính, viêm phế quản mãn tính còn kèm theo triệu chứng khó thở, tức ngực. Trẻ bị viêm phế quản mãn tính thường mất nhiều thời gian hơn để hồi phục sau cơn cảm lạnh và các bệnh hô hấp thông thường khác. Thở khò khè, khó thở và ho có thể trở thành một phần trong cuộc sống hàng ngày của trẻ. Với trẻ, việc hít thở có thể trở nên ngày càng khó khăn.

triệu chứng bệnh viêm phế quản ở trẻ em

Triệu chứng bệnh viêm phế quản ở trẻ em là chảy nước mũi và nghẹt mũi

Trường hợp nghiêm trọng, ngực của bé có thể bị tổn thương hoặc cảm thấy khó thở và thở khò khè. Nếu viêm phế quản nặng, bé có thể sốt cao liên tục trong nhiều ngày và ho kéo dài trong vài tuần.

Cách chữa bệnh viêm phế quản và phòng ngừa bệnh cho trẻ

1. Chăm sóc bệnh nhân viêm phế quản tại nhà

  • Cho bé uống nhiều nước để giúp giảm bớt tình trạng đường hô hấp bị tắc nghẽn, giúp dễ ho, tống xuất đờm ra ngoài dễ dàng và ngăn ngừa mất nước.
  • Dùng máy tạo độ ẩm trong phòng ngủ của bé để giúp bé thở dễ dàng hơn. Lưu ý là thường xuyên làm sạch máy theo hướng dẫn của nhà sản xuất để tránh lây lan vi trùng qua không khí. Nếu không có máy tạo độ ẩm, bạn cho bé hít thở không khí nóng ẩm trong khoảng 10-15 phút bằng cách bế bé ngồi trong phòng tắm và xả vòi sen nóng trong thau, bé sẽ cảm thấy dễ chịu hơn.
  • Bạn có rửa mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý để giúp bé giảm nghẹt mũi.
  • Để hạ sốt và giảm đau, bạn hãy cho bé uống thuốc acetaminophen hoặc ibuprofen với liều lượng thích hợp.
  • Ho giúp tống xuất đờm khiến bé cảm thấy dễ chịu hơn và bệnh cũng nhanh khỏi hơn so với dùng thuốc. Cho nên bạn không nên cho bé uống aspirin, thuốc ho hay cảm lạnh không kê toa.
  • Cách tốt nhất để làm giảm ho do viêm phế quản là dùng mật ong. Bạn có thể cho bé uống một ít mật ong với nước ấm. Mật ong có đặc tính kháng virus và kháng khuẩn nên có tác dụng làm dịu cổ họng, đồng thời giúp tăng cường hệ thống miễn dịch. Với trẻ dưới 1 tuổi, mẹ không nên cho bé uống mật ong vì có thể gây ngộ độc thực phẩm.
  • Để bé dễ thở hơn, mẹ nên cho bé nằm nghiêng khi ngủ.
  • Thời tiết lạnh, bụi và khói có thể gây kích ứng đường hô hấp của trẻ. Do đó, mẹ nên đảm bảo căn phòng của bé sạch sẽ, ấm áp và không khói thuốc để bé nhanh hồi phục.
  • Nếu con của bạn bị suyễn, bác sĩ có thể kê toa một loại thuốc giãn phế quản để mở rộng đường hô hấp hoặc một loại thuốc corticosteroid để giảm bớt tình trạng viêm.

    mật ong

    Mẹ nhớ không cho trẻ dưới 1 tuổi dùng mật ong nhé

2. Khi nào nên đưa trẻ đến bệnh viện?

Hầu hết các trường hợp xảy ra đều do virus gây nên. Vì vậy, mẹ nên đưa bé đi thăm khám nếu bé dưới 3 tháng tuổi và có triệu chứng viêm phế quản hoặc bệnh khác.

Để chẩn đoán bệnh, bác sĩ sẽ lắng nghe phổi của bé với một ống nghe. Họ có thể đặt một thiết bị vào cuối ngón tay của con để đo lượng oxy trong máu của bé (gọi là thiết bị đo độ bão hòa oxy trong máu) hoặc chụp X-quang để đảm bảo con bạn không bị viêm phổi.

Thông báo với bác sĩ biết nếu con bạn ho nhiều hơn sau vài ngày hoặc sốt trong nhiều ngày hoặc sốt cao đến 39-40ºC. Nếu bé khò khè, ho hay ho ra máu, bạn cũng nên thông báo với bác sĩ. Nghiêm trọng hơn, nếu bé có hiện tượng khó thở, mẹ phải gọi cấp cứu ngay lập tức.

Khéo chăm con mau khỏi cảm lạnh

Khéo chăm con mau khỏi cảm lạnh
Trẻ sơ sinh bị cảm lạnh khiến cha mẹ lo lắng và mệt mỏi không ít, nhất là khi bé cứ vật vã trong đêm và khóc ngằn ngặt đòi dỗ dành. Sau đây là vài “chiêu” mẹ có thể áp dụng để giảm triệu chứng bệnh và giúp con nhanh hồi phục.

3. Ngăn ngừa bệnh viêm phế quản

  • Tránh cho trẻ tiếp xúc với người bệnh
  • Cho con rửa tay thường xuyên
  • Bổ sung cho con một chế độ dinh dưỡng hợp lý
  • Khi bé được 6 tháng tuổi, mẹ nên cho con đi chích ngừa cúm hàng năm
  • Tránh xa môi trường khói thuốc
  • Luôn giữ ấm cho trẻ vào mùa lạnh
  • Không tắm đêm cho bé và không cho trẻ dầm mưa
  • Hạn chế dùng máy lạnh trong phòng của bé
  • Luôn chú ý lau lưng và ngực cho trẻ vào ban đêm để phòng trường hợp mồ hôi bị thấm ngược vào trong khiến bé bị lạnh
  • Không cho bé uống nước đá, đồ lạnhThăm khám bệnh viêm phế quản ở trẻ em

Bệnh viêm phế quản ở trẻ em có các biểu hiện không rõ ràng nên thường bị bỏ qua. Tuy nhiên, sự lơ là này có thể dẫn tới tình trạng bệnh nghiêm trọng và ngày càng nguy hiểm hơn, nhất là bệnh viêm phế quản ở trẻ sơ sinh. Vì vậy, với bất kỳ dấu hiệu ho, sổ mũi, cảm lạnh, sốt… nào, mẹ cũng cần cẩn thận cho bé đi khám nhé.

MarryBaby



Bệnh ở trẻ – mẹ nên biết

Avatar
Ngọc Yến
Mình là Yến Ngọc. Mình tạo blog để lấy tin từ các nguồn khác nhau phục vụ bạn đọc. Blog của mình chuyên các tin, review về mẹ và bé. Mong là website của mình sẽ giúp ích ít nhiều cho các bạn. Chúc các bạn ngày làm việc vui vẻ !

Related Articles

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

21,913FansLike
2,506FollowersFollow
0SubscribersSubscribe
- Advertisement -

Latest Articles