Home Nuôi con Các bệnh trẻ hay gặp Các biện pháp phòng bệnh cho trẻ nhỏ mùa lũ mẹ nên biết

Các biện pháp phòng bệnh cho trẻ nhỏ mùa lũ mẹ nên biết

0
Các biện pháp phòng bệnh cho trẻ nhỏ mùa lũ mẹ nên biết

[ad_1]

Mối lo lũ vừa qua đi, những gia đình có con nhỏ, người già lại phải đối mặt với các bệnh “hậu lũ”. Các biện pháp phòng bệnh cho trẻ nhỏ và người già lúc này trở nên vô cùng cần thiết.

Nội dung bài viết

  • Phòng chống suy dinh dưỡng ở trẻ nhỏ
  • Phòng chống những loại bệnh mùa mưa lũ
  • Các loại bệnh hô hấp
  • Bệnh về da

Bất cứ thời gian nào thì trẻ nhỏ và người già vẫn luôn là những đối tượng cần được quan tâm hơn cả. Đối với thời điểm thiên tai, lũ lụt xảy ra thì điều này càng được xem trọng. Vậy các biện pháp phòng bệnh cho trẻ nhỏ và người cao tuổi mùa lũ là gì?

Các biện pháp phòng bệnh cho trẻ 1

Mẹ luôn nắm vững các biện pháp phòng bệnh cho trẻ để con luôn khỏe mạnh dù trong mùa mưa bão

Bác sĩ Phan Quốc Bảo (khoa tai mũi họng, Bệnh viện Đại học Y dược TP. HCM) lưu ý: “Bất cứ ai cũng nên ưu tiên việc giữ ấm cơ thể. Lý do, độ ẩm trong không khí tăng cao cộng với chế độ dinh dưỡng, ngủ nghỉ thất thường là nguyên nhân dễ dẫn tới bệnh viêm phổi, viêm phế quản, đặc biệt là đối với người già và trẻ em”.

Bên cạnh việc giữ ấm cơ thể, những gia đình có một trong hai hoặc cả hai độ tuổi đặc biệt này cần chú ý đến những vấn đề quan trọng khác. Đó là:

Phòng chống suy dinh dưỡng ở trẻ nhỏ

Thời điểm sau lũ, thực phẩm trở nên khan hiếm do nguồn cung không đủ đáp ứng nhu cầu tiêu thụ. Những loại rau, trái cây… gặp nước thường rơi vào tình trạng úng, nát.

Ngoài ra, những loại nấm mốc, vi khuẩn gặp điều kiện thuận lợi dễ dàng sinh sôi. Nếu rơi vào thời điểm cơ thể trẻ đang không khỏe, virus dễ dàng xâm nhập và gây nên những loại bệnh liên quan đến tiêu hóa như rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, đầy hơi, chướng bụng…

Ngoài ra, ngộ độc thực phẩm do nhiễm khuẩn Salmonella, Campylobacter, E.coli, B. cereus, Vibrio cholerae, C.botulium… cũng là triệu chứng thường gặp trong mùa mưa bão với các biểu hiện đau bụng, nôn, tiêu chảy, sốt.

Trẻ bị bệnh sẽ trở nên biếng ăn và nếu tình trạng này kéo dài, nguy cơ trẻ bị suy dinh dưỡng là khá cao. Hơn nữa, chất lượng và số lượng thực phẩm trẻ thu nạp không đảm bảo cũng chính là nguyên nhân dẫn đến vấn đề suy dinh dưỡng trở nặng ở trẻ nhỏ.

Các biện pháp phòng bệnh cho trẻ 2

Chú trọng việc ăn chín uống sôi để phòng tránh những bệnh liên quan đến tiêu hóa – nguyên nhân khiến trẻ bị suy dinh dưỡng

Vì vậy, để phòng chống bệnh suy dinh dưỡng và bảo vệ sức khỏe trẻ, mẹ nên chú ý các biện pháp phòng bệnh cho trẻ. Theo ThS-BS. Nguyễn Văn Tiến, Viện Dinh dưỡng, mẹ nên tuân thủ những điều sau:

  • Tăng cường cho trẻ bú sữa mẹ (nếu là trẻ sơ sinh). Để nguồn sữa mẹ an toàn, mẹ nên ăn thực phẩm đã được nấu chín, uống nguồn nước đã được đun sôi. Có thể dùng vật dụng sạch để hứng nước mưa và dùng để chế biến, đun uống.
  • Mẹ nên duy trì việc ngủ đủ giấc cho trẻ bởi điều này sẽ giúp duy trì hệ miễn dịch của trẻ luôn khỏe mạnh, phòng chống những loại bệnh đang có “ý định” tấn công trẻ.
  • Để phòng tránh ngộ độc thực phẩm, mẹ cần đun chín kỹ thực phẩm, không ăn thực phẩm dưới hình thức sống hay tái chín.
  • Trong chế biến và bảo quản thực phẩm nên phân biệt rõ ràng vật dụng chế biến thịt và hải sản tươi sống với các thực phẩm khác, đặc biệt là các thực phẩm ăn liền như hoa quả, bún, gỏi, giò chả.
  • Sử dụng dao thớt riêng cho thực phẩm sống và chín; bảo quản thức ăn sống, chín riêng biệt trong các hộp có nắp ở nhiệt độ thích hợp.
  • Rửa tay sạch bằng xà bông trước và sau khi chế biến thức ăn. Giữ vệ sinh sạch sẽ khu vực và dụng cụ chế biến thực phẩm, không để ruồi nhặng, côn trùng, vật nuôi chạm vào.
  • Hạn chế việc ăn rau quả sống. Nếu muốn, mẹ nên ngâm nước muối 0,9% trước khi ăn.
  • Nên ăn ngay sau khi nấu. Nếu thức ăn để quá 2 giờ sau khi nấu ở nhiệt độ phòng phải được nấu lại trước khi ăn để tránh ngộ độc do vi khuẩn.

Phòng chống những loại bệnh mùa mưa lũ

Các loại bệnh hô hấp

Độ ẩm không khí cao, mưa lũ kéo dài, vi khuẩn sinh sôi… là điều kiện thuận lợi cho những loại virus gây bệnh về đường hô hấp tăng cao. Do đó, mẹ cần chú ý đến các biện pháp phòng bệnh cho trẻ nhỏ:

  • Vệ sinh mắt, mũi họng cho trẻ hàng ngày bằng dung dịch nước muối sinh lý
  • Giữ ấm cổ cho bé khi ngủ tránh nhiễm lạnh
  • Giữ nhà cửa luôn thông thoáng, sạch sẽ; người lớn khi tiếp xúc với trẻ thì phải rửa tay thật sạch bằng xà phòng sát khuẩn
  • Không nên mở rộng ngay cửa sổ, cửa phòng lúc sáng sớm vì gió sáng lạnh
  • Luôn cho trẻ đeo khẩu trang khi ra đường; cần dùng khăn hoặc tay che miệng khi ho, hắt hơi
  • Hạn chế đưa trẻ đến nơi đông người trong mùa dịch bệnh
  • Hạn chế cho trẻ ra ngoài đường khi trời mưa
  • Các vật dụng hàng ngày của trẻ như khăn mặt, mũ, khẩu trang phải được giặt sạch thường xuyên bằng xà phòng và phơi ở nơi đủ ánh sáng, tránh để khăn nơi ẩm thấp, nấm mốc, vi khuẩn dễ sinh sôi

Bệnh về da

Những loại bệnh về da trẻ thường gặp là bệnh viêm da mủ, viêm nang lông, bệnh viêm kẽ.

Bệnh viêm da mủ. Thường gặp ở trẻ em có điều kiện vệ sinh kém, ăn uống thiếu chất, sức đề kháng yếu, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.

Triệu chứng của bệnh viêm da mủ: Xuất hiện những nốt mụn nước, mụn mủ trên da, tập trung ở vùng hở, tay chân, khi dập vỡ tạo vết trợt loét nông, trên có vảy màu vàng hoặc màu hơi nâu, xung quanh có viền vảy hoặc quầng đỏ.

Phòng chống bệnh bằng cách giữ vệ sinh sạch sẽ, tránh cho trẻ tiếp xúc với môi trường ẩm ướt kéo dài, cần rửa sạch bằng xà phòng, lau khô da. Khi có biểu hiện bệnh lý cần sát khuẩn da bằng dung dịch xanh methylen. Khi các sang thương đã khô thì dùng Fucidin hay Bactroban…

Các biện pháp phòng bệnh cho trẻ 3

Rửa tay thường xuyên cho trẻ là cách phòng chống bệnh mùa mưa lũ hiệu quả

Bệnh mề đay. Không khí lạnh, thời tiết thay đổi, trời mưa gió… cũng là những nguyên nhân khiến trẻ bị bệnh mề đay.

Biểu hiện bệnh, da nổi sẩn, xuất hiện mảng cứng có màu hơi hồng, kích thước thay đổi từ một đến vài centimet và nổi ở bất kỳ vị trí nào trong người, nhất là ở những nơi hở ra ngoài như: tay, chân, mặt, kèm theo ngứa dữ dội.

Khắc phục bệnh bằng cách giữ ấm cho trẻ, tránh ra ngoài trời khi đang mưa, gió, đồng thời sử dụng những thuốc chữa mề đay dạng xirô như thuốc Aerius: trẻ từ 1 – 5 tuổi uống 2,5ml, ngày một lần duy nhất; trẻ từ 6 – 11 tháng tuổi uống 2ml uống 1 lần trong ngày; trẻ trên 12 tuổi, uống 1 viên 5mg dùng lần duy nhất trong ngày như người lớn.

Hy vọng rằng với việc trang bị các biện pháp phòng bệnh cho trẻ nhỏ mùa mưa lũ trên đây, mẹ sẽ bớt lo lắng hơn với vấn đề sức khỏe của con trẻ. Trẻ luôn khỏe mạnh dù trời mưa gió bão giông là điều mà mẹ luôn mong muốn.

Tổng hợp

[ad_2]

Bệnh ở trẻ – mẹ nên biết

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here