Home Là gì - Tại sao Câu thành ngũ nào thường bị người Việt dùng hoặc hiểu sai?

Câu thành ngũ nào thường bị người Việt dùng hoặc hiểu sai?

0
Câu thành ngũ nào thường bị người Việt dùng hoặc hiểu sai?

Hai câu thành ngữ mà tôi để ý mọi người hiểu sai hoặc dùng sai nhiều nhất là “Đều như vắt chanh” và “Nghèo rớt mừng tơi”

  1. “ĐỀU NHƯ VẮT CHANH” là cách viết sai

Câu dùng sai là: “Đều như vắt chanh”.

Câu này ý nói rằng làm một việc gì đó thường xuyên, đều đặn. Nhưng thử nghĩ mà xem, có bao giờ chúng ta vắt chanh mà đều không? Suy nghĩ một cách logic thì rõ ràng cách viết như thế này vô nghĩa.

Sửa lại: “ĐỀU NHƯ VẮT TRANH”

Câu thành ngữ này vốn mượn hình ảnh cũng những vắt tranh được đan đều nhau tăm tắp để ám chỉ sự đều đặn. Nhưng do từ đồng âm nên dẫn đến sự hiểu lầm và từ đó cách viết, cách hiểu của mọi người cũng sai. Sau khi biết được sự thật thì thử ngẫm lại mới thấy nó đúng.

Vắt tranh.

“NGHÈO RỚT MÙNG TƠI” ai cũng hiểu sai ý

Câu thành ngữ này được mọi người dùng thường xuyên để ám chỉ những người nghèo khổ, khánh kiệt đến mức kiệt quệ. Nhưng mà mùng tơi ở đây là hình ảnh của rau mùng tơi hay quả mùng tơi? Mà thực ra cái cây mùng tơi có tội tình gì mà bảo nó nghèo?

Sửa lại nghĩa: Thực ra mùng tơi ở đây là hình ảnh của loại áo mưa lá của người Việt xưa. Chiếc áo tơi này để che mưa nắng thời mà áo mưa chưa được sinh ra. Loại áo này làm từ lá khô, có phần phía trên chắc hơn được gọi là mồng (mùng). Nhiều người nghèo ngày xưa khổ đến mức chỉ có cái áo tơi để mặc đi mặc lại đến mức rớt cả cái mồng mà vẫn phải mặc, thì đó được gọi là nghèo rớt mùng tơi.

Tuy nhiên nó đồng âm với loại rau mồng (mùng) tơi nên mọi người thường nghĩ câu thành ngữ này dùng hình ảnh của loại rau này. Khiến đôi khi mọi người khó hiểu, không biết rau này chỉ dành cho người nghèo hay là nó mọc ở khu người nghèo mà lại ví nó với nghèo khó.

Những câu thành ngữ quen thuộc, được người xưa ví von để ám chỉ những hiện tượng trong cuộc sống đôi khi bị dùng sai do yếu tố truyền miệng trong dân gian xưa, khiến nhiều thế hệ sau này vẫn lúng túng không hiểu hoặc hiểu sai. Nhưng nếu đọc đúng, hiểu đúng thì bạn sẽ để ý, tư duy của người xưa khi đặt ra những câu thành ngữ rất đơn giản, bởi chúng là những bài học, sự ví von trong dân gian cho người đời nên chẳng thể nào cao xa, bác học được.

Áo mùng tơi xưa.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here