26 C
Hanoi
Tuesday, April 16, 2024

Buy now

Chuẩn bị tài chính khi quyết định sinh con


Quyết định sinh con chính là lúc bạn đang có ảnh hưởng đến cả một cuộc đời sau này của trẻ bởi lẽ bạn chọn con chứ con không chọn cha mẹ. Chính vì thế, việc chuẩn bị cho con cái thật chu đáo hoàn toàn là trách nhiệm của bạn. Trong đó vấn đề tài chính nên được cân nhắc một cách thấu đáo từ những ngày đầu khi có quyết định mang thai.

Nội dung bài viết

  • Chi phí nuôi con gồm những gì?
  • 1. Chi phí khám thai
  • 2. Chi phí thực phẩm dưỡng thai
  • 3. Chi phí ăn uống
  • 4. Chi phí nuôi con
  • 5. Chi phí nuôi con
  • Cách chuẩn bị tài chính cho việc sinh và nuôi con
  • Lập ngân sách riêng cho chi phí nuôi con
  • Tìm cách tăng thu nhập để chuẩn bị
  • Tiết kiệm là quốc sách
  • Mở tài khoản tiết kiệm
  • Mua bảo hiểm
  • Kế hoạch tiết kiệm chi phí nuôi con minh họa

Chi phí nuôi con bao nhiêu mới đủ? Muốn chào đón một thành viên bé bỏng, cả bố và mẹ phải chuẩn bị mọi thứ về mặt tinh thần lẫn tài chính. Trong kế hoạch sinh con, bạn phải lên kế hoạch tất tần tật về việc mua sữa, mua quần áo, khám thai…

Chi phí nuôi con gồm những gì?

Khi cuộc sống ngày càng hiện đại, y học phát triển, người dân dễ dàng tiếp cận với nguồn thông tin kiến thức, họ ngày một cầu kỳ, cẩn thận hơn, chú trọng đến việc chăm sóc sức khỏe và nuôi trẻ. Kéo theo đó là một loạt các chi phí cần có.

1. Chi phí khám thai

Trong quá trình mang thai, bạn nên siêu âm, xét nghiệm, khám thai định kỳ vào tuần thứ 4, tuần 11, tuần 16, tuần 32 tuần và tuần thứ 35.

Đặc biệt sau 35 tuần, mỗi tuần phải đi siêu âm một lần vì khoảng thời gian sinh nở thường ở tuần 36 đến 40, có thể sớm hơn.

Chi phí cho mỗi lần siêu âm như vậy từ 80 – 150.000 đồng. Như vậy, trong suốt quá trình mang thai, tổng chi phí cho việc này có thể lên đến: 800.000 đồng đến 1,5 triệu đồng.

Chi phí nuôi con

Nuôi con tốn rất nhiều chi phí mà bạn không ngờ tới

2. Chi phí thực phẩm dưỡng thai

Phụ nữ khi mang thai cần được cung cấp một số dưỡng chất tốt cho thai nhi trong bụng như vitamin, sắt, canxi. Chi phí hàng tháng cho những sản phẩm này thường rơi vào 500.000 đồng/tháng.

Tổng số tiền mua thực phẩm dưỡng thai (thuốc, thực phẩm chức năng…) trong suốt quá trình mang thai sẽ cần khoảng: 5 triệu đồng.

3. Chi phí ăn uống

Phụ nữ mang thai cần lượng thức ăn nhiều hơn cả về chất lượng lẫn số lượng. Chi phí mua thực phẩm trung bình cho việc này cơ bản khoảng 1 triệu đồng/tháng.

Bên cạnh đó là tiền mua đồ sơ sinh cho con 2 – 3 triệu đồng. Tiền đi sinh và chi phí ăn uống ở viện trong quá trình sinh con sẽ dao động khoảng 5 triệu đồng nếu đẻ thường và 10 triệu đồng nếu đẻ mổ.

Như vậy tổng hợp số tiền cần sử dụng trong suốt quá trình mang bầu và sinh con vào khoảng 17 – 25 triệu đồng.

4. Chi phí nuôi con

Dưới đây là những khoản chi phí cơ bản mà một người mẹ ở thành phố có thể tham khảo để chuẩn bị trong một tháng cận sinh và 3 tháng đầu tiên sau sinh.

STT Khoản mục Chi phí (đồng)
1 Tiền thuốc men và các vật dụng sơ sinh 2.000.000
2 Tiền đi sinh 10.000.000
3 Tiền bồi dưỡng cho mẹ 1.000.000
4 Tiền bỉm/sữa 3.000.000
Tổng chi phí (1) + (2) + 3x(4) + 3x(4) 28.000.000
Chi phí tối thiểu cho mẹ và bé trong 4 tháng.

5. Chi phí nuôi con

Nếu chi phí mang thai và sinh con có thể hạch toán trước được thì chi phí nuôi con lại không thể nói trước được. Bởi cơ thể trẻ nhỏ rất non nớt nên dễ bị ốm.

Trong trường hợp bị ốm sẽ phát sinh thêm rất nhiều chi phí. Chi phí nuôi con có thể chia thành 3 giai đoạn.

– Trẻ sơ sinh đến 6 tháng tuổi: Trong thời gian này trẻ chỉ chủ yếu bú mẹ hoặc uống sữa ngoài nên chi phí để nuôi con giai đoạn này khá đơn giản, chủ yếu là tiền bỉm hoặc sữa ngoài. Dự trù khoảng 1triệu đồng/tháng.

– Từ 6 tháng đến 18 tháng: Lúc này trẻ bước sang giai đoạn ăn dặm, cần bổ sung thêm nhiều loại thức ăn ngoài sữa mẹ… Dự trù 1,5 triệu đồng.

 Sau 18 tháng: Bước vào giai đoạn này trẻ bắt đầu đi học. Ngoài chi phí ăn uống sẽ phát sinh thêm tiền học phí. Số tiền rơi vào 2 triệu đồng. Như vậy trung bình mỗi tháng chi phí nuôi con là khoảng 1 – 2 triệu đồng.

Cách chuẩn bị tài chính cho việc sinh và nuôi con

Mỗi tháng các bạn phải có kế hoạch tiết kiệm một số tiền nhất định để dành cho việc sinh bé. Hãy tiết kiệm tiền càng nhiều càng tốt.

 

Lập ngân sách riêng cho chi phí nuôi con

Hãy tự mình tính toán các chi phí liên quan đến việc sinh con, kể cả thời gian mang thai, chi phí nuôi con, thời kỳ hậu sản và nuôi con. Nếu được hãy nhờ những người có kinh nghiệm tư vấn giúp bạn.

Đặc biệt với những phụ nữ làm nghề tự do thì hãy nghĩ đến việc đóng bảo hiểm thai sản tự nguyện trước khi mang thai để được hỗ trợ khi lâm bồn.

Một khi đã mẹ tròn con vuông, bạn lại tiếp tục tốn rất nhiều tiền vào chi phí y tế, thực phẩm, các đồ dùng thiết yếu như sữa, bỉm, tã, quần áo, dầu gội, sữa tắm, xe đẩy và giường… nên đừng vội phung phí.

Chi phí nuôi con

Hãy chắc chắn bạn có đủ khả năng để lo cho cuộc sống của con

Tìm cách tăng thu nhập để chuẩn bị

Nếu tình hình tài chính của gia đình bạn không đủ chắc chăn thì đây là lúc cả hai vợ chồng bạn nên tìm cách tăng thu nhập thông qua những việc làm thêm ngoài thời gian ở cơ quan.

Một số gợi ý như nhận thêm các dự án cùng ngành nghề, nhận làm cộng tác viên, kinh doanh trong khi bạn sẽ làm những việc nhẹ nhàng như nhận dịch tài liệu, bán hàng qua mạng Internet…

Đối với phụ nữ, nếu khi mang thai mà không có biến chứng thì vẫn có thể làm công việc thường lệ trong đời sống hàng ngày cho đến ngày gần sinh.

Tiết kiệm là quốc sách

Sẽ không thoải mái như lúc còn độc thân hay vợ chồng son nữa, bạn phải lo cho thêm một người nữa trong nhiều năm liền, nên tiết kiệm không bao giờ là thừa cả.

Lên kế hoạch cắt giảm những chi phí không cần thiết trước tiên từ những hóa đơn mà bạn phải trả hàng tháng bao gồm điện, nước, điện thoại di động, truyền hình…. Tận dụng các đợt khuyến mãi và chọn dùng gói cước di động phù hợp.

Bạn cũng nên điều chỉnh những thói quen của mình. Thay vì ăn sáng ở ngoài, bạn có thể nấu bữa sáng vì ăn ở nhà vừa hợp vệ sinh vừa tiết kiệm cho chi phí nuôi con.

Giảm bớt thú vui shopping, khi quyết định mua sắm bạn hãy tự hỏi: “Mình có thực sự cần thứ này ngay bây giờ không?” Thậm chí khi mua đồ cho trẻ bạn cũng nên cân nhắc những địa điểm bán rẻ hơn, hoặc dùng đồ cũ để giảm chi phí.

Chi phí nuôi con

Bạn cần tiết kiệm để không bị thiếu hụt chi phí nuôi con

Mở tài khoản tiết kiệm

Với hình thức gửi tiền tiết kiệm nào đi nữa, bạn cũng nên tính toán trong thời gian bao lâu sẽ sử dụng số tiền này để chọn loại hình gửi hợp lý nhằm hưởng được mức lãi suất cao nhất. Đây sẽ là nguồn đảm bảo cho những sự cố xảy ra mà bạn không lường trước được.

Mua bảo hiểm

Bạn nên dành một khoản tiền để mua bảo hiểm cho bé. Tuy nhiên, để mua được sản phẩm bảo hiểm phù hợp với nhu cầu cho trẻ, bạn cần hiểu kỹ về quyền lợi, đặc tính cùng phạm vi bảo hiểm cũng như các công ty bảo hiểm mà bạn chọn mặt gửi vàng nhé!

Kế hoạch tiết kiệm chi phí nuôi con minh họa

Nếu 2 vợ chồng bạn có tổng thu nhập khoảng 20 triệu mà không phải sống chung với bố mẹ nên phân chia số tiền như sau (số tiền này có thể thay đổi dựa trên mức thu nhập và nhu cầu của cặp đôi):

  • Chi phí ăn uống 3 triệu đồng
  • Chi phí tiết kiệm sinh con: 4 triệu đồng
  • Chi phí đi lại, xăng xe, tiếp khách, bạn bè: 1 triệu đồng
  • Tiền điện, nước, ga, dầu ăn, mắm muối: 1 triệu đồng
  • Tiền tiết kiệm để đầu tư kinh doanh: 1 triệu đồng

Như vậy chỉ sau 4-6 tháng là vợ chồng bạn đã tiết kiệm được từ 32 – 48 triệu đồng để dành chi phí nuôi con nuôi con sau này!

Do số tiền chi phí nuôi con và nuôi con tương đối lớn nên nếu không sự chuẩn bị trước thì sẽ rất vất vả cho gia đình, đặc biệt là với những gia đình có thu nhập trung bình. Ngược lại nếu có sự chuẩn bị trước thì sẽ đỡ vất hơn và giảm được nguy cơ mâu thuẫn giữa 2 vợ chồng.

MarryBaby



Mong có con

Avatar
Ngọc Yến
Mình là Yến Ngọc. Mình tạo blog để lấy tin từ các nguồn khác nhau phục vụ bạn đọc. Blog của mình chuyên các tin, review về mẹ và bé. Mong là website của mình sẽ giúp ích ít nhiều cho các bạn. Chúc các bạn ngày làm việc vui vẻ !

Related Articles

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

21,913FansLike
2,506FollowersFollow
0SubscribersSubscribe
- Advertisement -

Latest Articles