Home Nuôi con Các bệnh trẻ hay gặp Chuyên gia giải đáp về bệnh truyền nhiễm

Chuyên gia giải đáp về bệnh truyền nhiễm

0
Chuyên gia giải đáp về bệnh truyền nhiễm

[ad_1]

Để đề phòng bệnh truyền nhiễm từ mẹ sang con khi mang thai, cách tốt nhất là mẹ chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa, cụ thể như tiêm vắc-xin, tránh tiếp xúc với lông chó, mèo…

Nội dung bài viết

  • Bệnh truyền nhiễm là gì?
  • Khuyến cáo của bác sĩ về bệnh truyền nhiễm từ mẹ sang con
  • Cách phòng bệnh truyền nhiễm khi bé đến trường
  • 1. Nhiễm khuẩn amip
  • 2. Bệnh tay chân miệng
  • 3. Thủy đậu (trái rạ)
  • 4. Đau mắt đỏ
  • 5. Covid-19
  • Danh mục các bệnh truyền nhiễm Bộ Y tế bắt buộc phải tiêm chủng cho trẻ
  • Lịch tiêm chủng cho trẻ trong 2 năm đầu đời

Bệnh truyền nhiễm rất nguy hiểm vì khả năng lây lan nhanh ra cộng đồng khiến con người mắc bệnh đồng loạt. Nếu không có biện pháp phòng ngừa, chữa trị và cách ly đúng cách sẽ để lại nhiều hậu quả đáng tiếc, nhất là với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ – đối tượng có sức đề kháng còn non nớt.

Bệnh truyền nhiễm

Bệnh truyền nhiễm là gì?

Bệnh truyền nhiễm là loại bệnh có khả năng lây lan từ mẹ sang con, từ người này sang người kia và dễ phát thành dịch trong cộng đồng. Bệnh truyền nhiễm do các vi sinh vật bao gồm vi khuẩn, virus nấm hay ký sinh trùng gây ra.

Bệnh truyền nhiễm thường lây truyền qua các con đường bao gồm:

  • Đường máu
  • Đường da và niêm mạc
  • Đường tiêu hóa
  • Đường hô hấp
  • Đường tình dục
  • Mẹ sang con

Khuyến cáo của bác sĩ về bệnh truyền nhiễm từ mẹ sang con

Bệnh truyền nhiễm từ mẹ sang con trước, trong khi mang thai gây ra nhiều thiếu hụt nghiêm trọng trong việc hình thành và phát triển các bộ phận cơ thể của trẻ.

Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi năm có khoảng 8 triệu trẻ chào đời với một hoặc nhiều dị tật. Nguyên nhân chính là do nhiễm các vi khuẩn có hại, tác động đến hệ miễn dịch, đi vào đường máu gây bệnh cho mẹ và lây truyền sang cho bé. Làm thế nào để ngăn ngừa hiệu quả tình trạng này? MarryBaby đã có buổi trao đổi thêm với Bác sĩ Trương Hữu Khanh – Trưởng khoa Nhiễm, Bệnh viện Nhi Đồng I, TP. HCM.

♦ Bác sĩ có thể cho biết một số bệnh lây nhiễm theo phương thức di truyền từ mẹ bầu sang thai nhi phổ biến nhất hiện nay?

Theo tài liệu y khoa ghi nhận những bệnh lây nhiễm cổ điển và phổ biến nhất từ trước tới nay có thể kể đến là bệnh nhiễm trùng lây từ động vật (toxoplasma), bệnh do cytomegalovirus (CMV), thủy đậu, rubella.

♦ Sự phát triển của em bé từ lúc hình thành trong bào thai tới khi chào đời sẽ bị ảnh hưởng như thế nào nếu người mẹ chẳng may mắc phải những bệnh lý này?

Trong thời điểm 3 tháng đầu thai kỳ, nếu người mẹ mắc các bệnh lý này, nguy cơ trẻ mắc dị tật bẩm sinh rất cao. Những virus từ các bệnh truyền nhiễm trên có khuynh hướng tấn công làm hạn chế sự hình thành cũng như phát triển của bào thai và gây ra các dị tật như tim bẩm sinh, hội chứng down, bệnh động kinh, mù lòa hoặc các bệnh về não.

Từ tháng thứ 4 của thai kỳ, sức ảnh hưởng của virus hạn chế hơn. Vì vậy, nếu có triệu chứng bất thường trong giai đoạn này, mẹ bầu cần thông báo với bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn cụ thể.

Bà bầu bị viêm gan B, thai nhi có bị ảnh hưởng?

Bà bầu bị viêm gan B, thai nhi có bị ảnh hưởng?
Bà bầu bị viêm gan B có thể truyền sang thai nhi trong thời gian mang thai hoặc trong quá trình sinh con với tỷ lệ lây nhiễm lên đến 95%. Vì vậy, để có thể bảo vệ con yêu tránh khỏi căn bệnh này, mẹ nên chủ động tìm hiểu nguyên nhân cũng như cách phòng tránh, điều trị viêm gan B

♦ Để phòng tránh các bệnh lây nhiễm này, khi các cặp vợ chồng mong muốn sinh con, người phụ nữ nên chủ động với các biện pháp như thế nào?

Không phải đợi tới lúc lấy chồng và mong muốn sinh con mới có thể thực hiện các biện pháp phòng ngừa. Hiện nay, đã có rất nhiều vaccine ngừa bệnh mà chị em có thể tiêm trước khi mang thai như thủy đậu, rubella, sởi, quai bị, viêm gan siêu vi B, cúm.

Khi mang thai, chị em cần chú ý hạn tiếp xúc với động vật nhiều lông như chó, mèo để tránh nhiễm trùng toxoplasma, rửa tay thường xuyên với xà phòng và nước nóng để loại bỏ nguy cơ nhiễm trùng thai kỳ.

Đặc biệt, chị em cần nhớ khám thai định kỳ và thông báo cho bác sĩ những triệu chứng bất thường của cơ thể để được tầm soát bệnh tránh nguy cơ dị tật cho thai nhi.

Dưới đây là thông tin bác sĩ Khanh chia sẻ về cách phòng bệnh cho trẻ khi đến trường.

Cách phòng bệnh truyền nhiễm khi bé đến trường

bệnh truyền nhiễm

1. Nhiễm khuẩn amip

Khi mắc bệnh, trẻ sẽ mệt mỏi, chán ăn, đau bụng, chóng mặt, đi ngoài nhiều và phân có lẫn máu. Khi đó, bạn cần theo dõi cho đến khi bé không còn đi tiêu phân lỏng trong vòng 24 giờ. Trong trường hợp ở trường có trẻ bị bệnh, bạn chỉ cần chú ý nhắc nhở con vệ sinh sạch sẽ, bé không cần phải nghỉ học.

2. Bệnh tay chân miệng

Đây là một bệnh có thể tái phát nhiều lần và khiến trẻ đau, mệt mỏi, không chịu ăn uống nên mẹ cần chú ý phòng dịch cho con. Các virus gây bệnh tay chân miệng có thể lây theo 3 cách:

  • Qua đường thở: Người bệnh hít phải virus từ những giọt tiết chứa vi khuẩn lơ lửng trong không khí của bệnh nhân khác tiết ra.
  • Khi tiếp xúc trực tiếp với vi khuẩn tay chân chân miệng từ bề mặt nhiễm bẩn hoặc chất thải (phân), sau đó đưa tay lên gần miệng hoặc mũi.
  • Tiếp xúc trực tiếp với dịch từ các nốt mụn nước hoặc nước bọt của người bệnh tay chân miệng.

Trẻ mắc bệnh tay chân miệng cần được cách ly khỏi lớp học và các thành viên khác trong gia đình. Lớp học và nhà ở cần được khử trùng. Khi chăm sóc cho bé, mẹ cần chú ý rửa tay bằng xà phòng kỹ càng sau mỗi lần tiếp xúc.

3. Thủy đậu (trái rạ)

Bé có thể bị lây bệnh ở lớp học hoặc khi có một thành viên trong gia đình mắc bệnh. Virus bệnh thủy đậu lây lan trong không khí, hơn nữa thời gian mắc bệnh thường kéo dài từ 2-3 tuần càng làm tăng nguy cơ lây truyền bệnh ra môi trường. 90% số người chưa chủng ngừa sẽ bị mắc bệnh thủy đậu khi có tiếp xúc với bệnh nhân.

Đối với thủy đậu, cách phòng ngừa hữu hiệu nhất là tiêm vắc-xin phòng bệnh. Độ tuổi lý tưởng để tiêm vắc-xin là từ 12-18 tháng tuổi. Nếu trẻ lớn hơn và người lớn chưa từng chích ngừa vẫn có thể tiêm một mũi tiêm để phòng tránh bệnh lâu dài. Nếu đã tiếp xúc với người bệnh, trong vòng 3 ngày, mẹ và bé vẫn có thể chích ngừa và mũi tiêm này sẽ có tác dụng bảo vệ bạn ngay sau đó.Bệnh thủy đậu ở trẻ em

4. Đau mắt đỏ

Bệnh viêm kết mạc hay còn gọi là đau mắt đỏ là bệnh rất thường gặp ở trẻ em. Bệnh làm mắt nóng, rát, cộm và khi nhìn có cảm giác bị mờ, mi mắt hơi sưng. Sau 5-7 ngày thì mắt đỏ và ra gỉ mắt, chảy nước mắt. Gỉ mắt có thể lỏng hoặc đặc quánh, làm cho mắt nhắm không mở được khi ngủ dậy. Bệnh có thể khiến bé sốt nhẹ, nổi hạch ở tai, đau họng. Tuy không phải là bệnh ác tính, song nếu không chăm sóc cẩn thận có thể để lại sẹo làm giảm thị lực.

Bệnh lây qua đường hô hấp, qua tiếp xúc với những đồ dùng thường ngày của người bệnh như gối nằm, tấm trải giường. Ở trường học, bé có thể tiếp xúc với những đồ vật của người bệnh hoặc tiếp xúc trực tiếp như chạm tay, vô tình chạm vào mắt, vùng tập trung nhiều vi khuẩn/virus gây bệnh nhất.

Bé không cần phải nghỉ học khi ở trường có người bệnh. Chỉ cần hạn chế tiếp xúc, rửa mắt sạch hàng ngày với nước muối sinh lý (chai nhỏ có bán tại nhà thuốc), không dùng chung các vật dụng cá nhân như khăn, ly tách, chậu, thậm chí cả lọ thuốc mắt. Mẹ cần dạy bé bỏ thói quen dụi mắt dễ khiến mắt nhiễm bẩn và tổn thương.

5. Covid-19

Căn bệnh khởi phát từ cuối năm 2019, có diễn biến vô cùng phức hiện đã gây ra hàng triệu ca tử vong, nhiễm bệnh và vẫn tiếp tục đang đe dọa tính mạng của hàng triệu người trên thế giới. Covid-19 tấn công đường hô hấp gây khó thở, suy đa tạng khiến người bệnh rơi vào hôn mê và tử vong. Bệnh lây truyền qua dịch tiết của người bệnh thải ra môi trường, có tốc độ lây lan nhanh chóng và hiện chưa có vắc-xin phòng bệnh.

Vì vậy, trong thời gian dịch, mẹ nên phòng ngừa cho bé bằng cách luôn cho trẻ đeo khẩu trang khi đến trường và đeo khẩu trang ở mọi nơi. Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng sát khuẩn, không tụ tập nơi đông người, tránh dùng chung vật dụng với người khác. Khi trẻ có các dấu hiệu ho, sốt, mẹ cần kiểm tra thân nhiệt, chủ động cách ly và chăm sóc bé tại nhà, thông báo tới cơ sở y tế gần nhất để được hướng dẫn cách ly tập trung, làm xét nghiệm và điều trị.Bệnh truyền nhiễm

Danh mục các bệnh truyền nhiễm Bộ Y tế bắt buộc phải tiêm chủng cho trẻ

Bắt đầu từ ngày 1-1-2018, Bộ Y tế yêu cầu phải tiêm chủng bắt buộc đối với 10 loại bệnh truyền nhiễm cho trẻ em. Tất cả các vắc-xin đều miễn phí cho trẻ sơ sinh tới dưới 5 tuổi.

Theo đó, tất cả trẻ em từ sơ sinh đến 5 tuổi sẽ được tiêm miễn phí 10 vắc-xin dưới đây vì sử dụng ngân sách nhà nước:

  • Viêm gan virus B
  • Lao
  • Bạch hầu
  • Ho gà
  • Uốn ván
  • Bại liệt
  • Bệnh do vi khuẩn Haemophilus influenzae thể B
  • Sởi
  • Viêm não Nhật Bản B
  • Rubella

Trong đó, có 2 vắc xin được chỉ định tiêm bắt buộc cho các bé sơ sinh là viêm gan virus B sơ sinh tiêm trong vòng 24 giờ đầu sau sinh và vắc xin lao tiêm 1 lần cho trẻ trong vòng 1 tháng đầu sau sinh.

So với quy định cũ, danh sách này đã giảm 13 bệnh: Viêm gan virus A, viêm gan virus B, lao, quai bị, thương hàn, sốt vàng, thủy đậu, Rota virus, uốn ván, viêm màng não do não mô cầu, viêm phổi do phế cầu; viêm màng não do vi khuẩn Hib.

Ngoài ra, thông tư 38 cũng quy định tiêm chủng bắt buộc 8 bệnh truyền nhiễm với những người ở vùng có dịch hoặc đến vùng có dịch, gồm: Bạch hầu, bại liệt, ho gà, rubella, sởi, tả, viêm não Nhật Bản, bệnh dại.Bệnh truyền nhiễm

Lịch tiêm chủng cho trẻ trong 2 năm đầu đời

Các loại vắc-xin tiêm phòng sẽ có hiệu quả tốt nhất nếu bạn tiêm đủ liều và đúng theo lịch tiêm chủng. Mẹ phải chủ động tiêm phòng trước khi có dịch bệnh xảy ra. Dưới đây là lịch tiêm chủng cho trẻ trong 24 tháng đầu tiên:

Độ tuổi Vắc-xin
Từ sơ sinh Lao, mũi 1
Viêm gan B mũi 1
Bại liệt sơ sinh, mũi 1
1 tháng tuổi Viêm gan B: Mũi 2
2 tháng tuổi: Bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt: Mũi 1
Viêm màng não, viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi: Mũi 1
Viêm gan B: Mũi 3. Một năm sau nhắc lại mũi 4, 8 năm sau nhắc lại mũi 5
3 tháng tuổi: Bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt: Mũi 2
Viêm màng não, viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi: Mũi 2
4 tháng tuổi Bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt: Mũi 3, nhắc lại sau 1 năm
Viêm màng não, viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi: Mũi 3, nhắc lại sau 1 năm
9 tháng tuổi Thủy đậu: Tiêm 1 mũi duy nhất
Vắc-xin phối hợp sởi, quai bị, rubella: 1 mũi, nếu trên 12 tháng tuổi mới tiêm thì 2 mũi, mỗi mũi cách nhau 6-8 tuần
12 tháng tuổi Viêm não Nhật Bản: Tiêm 3 mũi, mỗi mũi cách nhau 1-2 tuần. Mũi 3 tiêm sau 1 năm.
15 tháng tuổi Vắc-xin phối hợp sởi, quai bị, rubella: Tiêm 1 mũi, nhắc lại sau 4-5 năm.
18 tháng và người lớn Viêm màng não do mô cầu: Tiêm 1 mũi, cứ 3 năm tiêm nhắc lại, hoặc tiêm theo chỉ định khi có dịch
24 tháng tuổi Viêm gan A: Tiêm 2 mũi, mỗi mũi cách nhau 6-12 tháng
Viêm phổi, viêm màng não mủ: Tiêm 1 mũi, 5 năm nhắc lại 1 lần
Thương Hàn: Tiêm 1 mũi, 3 năm nhắc lại một lần

Môi trường sống ngày càng ô nhiễm tạo điều kiện cho nhiều loại bệnh truyền nhiễm phát sinh và sinh sôi. Chính vì vậy, mẹ cần luôn đề cao việc phòng bệnh cho bé ngay từ khi có ý định mang thai bằng cách thực hiện lối sống khoa học, tăng cường dinh dưỡng để nâng cao sức đề kháng, luôn có biện pháp bảo hộ tốt trong mùa dịch mẹ nhé.

[ad_2]

Bệnh ở trẻ – mẹ nên biết

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here