Home Nuôi con Các bệnh trẻ hay gặp Con ngứa ngáy khó ngủ do thủ phạm mẹ ít ngờ tới

Con ngứa ngáy khó ngủ do thủ phạm mẹ ít ngờ tới

0
Con ngứa ngáy khó ngủ do thủ phạm mẹ ít ngờ tới

[ad_1]

Trẻ bị mồ hôi trộm gây ra tình trạng ngứa ngáy khiến bé khó ngủ song mẹ lại ít ngờ tới để đề phòng. Mồ hôi trộm gây ảnh hưởng đến sức khỏe lâu dài của bé, vì vậy mẹ không nên chủ quan.

Nội dung bài viết

  • Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị ngứa ngáy, khó chịu
  • Đi tìm thủ phạm quấy rầy giấc ngủ của bé yêu
  • 1. Chăn mền, giường cũi không sạch sẽ 
  • 2. Bé dị ứng với bụi vải từ chăn, mền, chất hóa học trong nước giặt, xả 
  • 3. Dùng tã có chất liệu thấm hút kém
  • 4. Trẻ bị mồ hôi trộm 
  • Giúp mẹ tạm biệt mồ hôi trộm cho bé cưng để đêm dài ngon giấc 

Trẻ bị mồ hôi trộm Trong những năm đầu đời, để bé yêu khôn lớn khỏe mạnh, ngoài yếu tố dinh dưỡng, môi trường thì giấc ngủ đóng vai trò vô cùng quan trọng bởi thời gian ngủ là lúc cơ thể trẻ được nghỉ ngơi, giúp não bộ tiết ra hormone tăng trưởng và làm dịu hệ thần kinh. Bé yêu ngủ không ngon giấc sẽ dẫn đến mệt mỏi, phát triển não kém, lười bú, chậm tăng cân và mẹ cũng vất vả vì phải thức đêm trông nom bé. Thế nhưng thực tế, giấc ngủ của bé thường bị “quấy rầy” bởi những “thủ phạm” có thể mẹ ít ngờ tới. 

Vậy những “thủ phạm” đó là gì? MarryBaby sẽ giúp mẹ đi tìm thủ phạm khiến bé yêu trằn trọc, ngủ không ngon giấc để xử lý ngay sau đây nhé.

Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị ngứa ngáy, khó chịu

Khi bé yêu bị ngứa ngáy, khó chịu, con thường có các biểu hiện như:

  • Bé ọ ọe, khó đi vào giấc ngủ
  • Đang ngủ thì giật mình tỉnh giấc
  • Bé hay cựa quậy, nghiêng đầu sát vai
  • Chân tay như muốn quẫy đạp
  • Bé khó chịu, khóc
  • Tình trạng khó chịu quá mức, con còn lười bú, chơi không ngoan

Điều này không chỉ khiến bé con khó chịu, ngủ không ngon giấc, mệt mỏi, lười bú, chậm tăng cân mà còn gây áp lực cho mẹ vì phải thức đêm để dỗ bé. Vậy “thủ phạm” nào khiến bé con bị ngứa ngáy, khó chịu như vậy? Mẹ hãy theo dõi phần tiếp theo nhé.

Đi tìm thủ phạm quấy rầy giấc ngủ của bé yêu

Trẻ bị mồ hôi trộm

Nếu bé yêu ngứa ngáy, khó chịu, ngủ không ngon giấc, mẹ hãy để ý xem có phải do con bị “quấy rầy” bởi các “thủ phạm” này không nhé.

1. Chăn mền, giường cũi không sạch sẽ 

Làn da của trẻ sơ sinh rất nhạy cảm, vì vậy nếu tiếp xúc với môi trường thiếu vệ sinh như nhiều bụi cũng khiến làn da mỏng manh của con bị mẫn cảm cũng như mẩn ngứa, khiến bé yêu luôn trong tình trạng cáu gắt, khó chịu và thậm chí là quấy khóc mất ngủ. 

2. Bé dị ứng với bụi vải từ chăn, mền, chất hóa học trong nước giặt, xả 

Da trẻ sơ sinh rất nhạy cảm, các bụi vải từ chăn mền, gối, ga, giường chiếu nếu không được vệ sinh sạch thì cũng khiến bé bị ngứa ngáy. Hoặc các loại quần áo có chất liệu tổng hợp, nhiều lông, sợi cũng có thể gây kích ứng da của bé. Do đó, mẹ nên chọn quần áo cho bé sơ sinh có chất liệu mềm, mỏng, thông thoáng. Mẹ không nên chọn quần áo có chất liệu dày, nóng, bí hơi nhé.

Ngoài ra, nước giặt xả cũng có thể gây dị ứng da, làm bé ngứa ngáy, khó ngủ. Vì vậy, mẹ nên chọn nước giặt thân thiện với làn da của bé nhé.

3. Dùng tã có chất liệu thấm hút kém

Nếu tã thấm hút kém sẽ gây ra tình trạng tràn bỉm vào ban đêm khiến bé con bị ướt mông, cảm giác nhớp nháp ngứa ngáy. Ngoài ra, tã dán quá dày, chất liệu không thoáng mát cũng dễ làm bé con đổ mồ hôi vùng mông, bẹn từ đó gây khó chịu, ngủ không ngon giấc đấy mẹ ạ.

4. Trẻ bị mồ hôi trộm 

Mồ hôi trộm là tình trạng phổ biến ở các em bé. Trẻ bị đổ mồ hôi trộm có thể do con bị thiếu canxi, nhiệt độ phòng quá nóng, do mẹ ấp ủ con trong khi ngủ hoặc việc quấn tã, bỉm quá chặt. 

Mồ hôi trộm ướt lưng, bẹn dễ khiến bé bị cảm lạnh nếu mẹ không phát hiện và lau kịp thời. Mồ hôi trộm còn gây kích thích da, làm bé con ngứa ngáy, khó chịu, ngủ không ngon giấc nữa. 

Vậy là mẹ đã biết các thủ phạm khiến con khó ngủ rồi phải không? Phải làm gì để ngăn ngừa tình trạng này? MarryBaby sẽ bật mí ngay các giải pháp cho mẹ sau đây, đặc biệt là giúp bé yêu thoát khỏi tình trạng mồ hôi trộm mỗi khi ngủ, mẹ theo dõi tiếp nhé!

Giúp mẹ tạm biệt mồ hôi trộm cho bé cưng để đêm dài ngon giấc 

Trẻ bị mồ hôi trộm

Ngoài việc giữ nhiệt độ phòng thích hợp, không ấp ủ con quá mức, mẹ cần chú ý tới việc chọn tã phù hợp, không gây bít nóng khiến bé con đổ mồ hôi trộm dẫn đến ngứa ngáy, khó ngủ. 

Tã dán Bobby dành cho trẻ sơ sinh với tính năng thấm hút vượt trội, không chỉ giúp thấm hút chất bẩn, bụng như thường thấy mà còn thấm hút cả mồ hôi trộm ở vùng lưng nhờ thiết kế đệm thun kiểu mới. Điều này giúp bé cưng không còn bị mồ hôi trộm tấn công, gây ra các bệnh cảm lạnh, viêm đường hô hấp, ảnh hưởng tới sức khỏe và sự phát triển của bé. 

Bên cạnh đó, 4.000 lỗ thấm siêu tốc được tích hợp trong sản phẩm còn tăng hiệu quả thấm hút vượt trội, giúp hút chất thải cả đêm không lo tràn bỉm để mẹ và bé yên tâm ngon giấc. 

Chưa hết, nhờ bề mặt cotton-soft mềm mại, được tích hợp cả vitamin E, tã dán Bobby còn nhẹ nhàng chăm sóc làn da mỏng manh của bé tránh khỏi tình trạng bít nóng, hăm ngứa.

Vì vậy, nếu bé con trằn trọc khó ngủ, ngủ không ngon giấc, mẹ có thể dùng tã dán Bobby “đánh bay” ngay thủ phạm “mồ hôi trộm” để bảo vệ giấc ngủ của con yêu nhé. 

Tại sao bé hay ra mồ hôi trộm và nguyên nhân của mồ hôi trộm sinh lý

Tại sao bé hay ra mồ hôi trộm và nguyên nhân của mồ hôi trộm sinh lý
Nếu như người lớn biết cách giải quyết khổ sở vì tình trạng ẩm ướt, nhờn rít, khó chịu khi đổ mồ hôi, trẻ con lại chỉ biết bày tỏ bằng tiếng khóc xót ruột. Là mẹ, bạn cần làm gì để giúp bé hay ra mồ hôi trộm khắc phục tình trạng này?

Giấc ngủ quan trọng với sự phát triển của bé con là vậy, song lại dễ bị làm phiền bởi nhiều yếu tố đáng ghét như mồ hôi trộm. Mặc dù mồ hôi trộm dễ “lén lút” tấn công bé con mỗi khi ngủ, song mẹ chỉ cần nắm các bí kíp MarryBaby đã chia sẻ trong bài viết này thì mồ hôi trộm sẽ không còn “bén mảng” tới gần bé yêu nữa đâu mẹ nhé.

Phương Phạm

[ad_2]

Bệnh ở trẻ – mẹ nên biết

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here