Home Nuôi con Các bệnh trẻ hay gặp Để bé mọc răng êm ái hơn

Để bé mọc răng êm ái hơn

0
Để bé mọc răng êm ái hơn

[ad_1]

Khi bé mọc răng, có thể ngay cả bạn cũng sẽ cảm thấy ít nhiều mệt mỏi. Dường như ba mẹ ở đó và chẳng thể làm gì để giúp bé giảm cơn đau. Sự lo lắng này sẽ giảm đi rất nhiều khi bạn nhận biết được những dấu hiệu mọc răng và giúp bé chuẩn bị cho điều này kịp thời

Thông thường trẻ mọc răng khi được 6 tháng tuổi. Nững bé chậm thì khoảng 1 tuổi, nhưng thậm chí có bé mới sinh đã có răng rồi. Đến 2-3 tuổi, bé sẽ mọc đủ răng.

Dấu hiệu mọc răng ở trẻ em

Các dấu hiệu rõ rệt nhất là sưng nướu, má nóng và ửng đỏ. Trẻ hay bứt tai vì đau nhức vùng hàm mặt, quấy khóc, gặm các đồ vật và chảy nước dãi liên tục. Một số trẻ khác còn bị sổ mũi và tiêu chảy nhẹ khi mọc răng. Nếu đi kèm triệu chứng sốt, bạn nên đưa bé đi bác sĩ.

Để bé mọc răng êm ái

Hai răng cửa dưới sẽ nhú lên trước, sau đó đến hai răng cửa trên, tiếp theo, lần lượt mọc đầy đủ cả hàm

Giảm cơn đau do mọc răng

Để giúp bé đỡ khó chịu khi mọc răng, bạn có thể cho bé chơi đồ chơi. Ở phương Tây, các bậc phụ huynh có thể chọn loại đồ chơi chuyên dành cho trẻ mọc răng. Nếu không tìm được loại đồ chơi này, bạn có thể  dùng những miếng ngậm nướu răng bằng nhựa dẻo an toàn của Pegion, Canpol, Farlin… Bên cạnh đó, kết hợp bôi gel, phấn hay thảo mộc thiên nhiên, hoặc dùng thêm thuốc giảm đau phối hợp.

Một lưu ý nhỏ cho bạn:  Không nên bôi gel bôi mọc răng trước mỗi cữ cho bú vì chất gây tê sẽ cản trở bé. Ngoài ra, bạn cũng không bôi quá 6 lần/ngày. Ngoài ra, mẹ có thể áp dụng một số cách sau:

– Dùng ngón tay sạch thấm nước muối loãng, ấn và chà xát nhẹ nhàng lên nướu giúp giữ vệ sinh nướu và cho bé cảm giác dễ chịu.

– Bôi thảo mộc thiên nhiên, ví dụ như bột hoa cúc hay tinh dầu đinh hương (bạn nhớ pha loãng với chút nước) giúp khử trùng nướu và xoa dịu cơn đau tức thời cho bé.

– Giúp trẻ cảm thấy thoải mái hơn với đồ chơi nhiều màu, âm nhạc êm dịu và sự dỗ dành ân cần.

– Cho bé ăn đồ mát như nước trái cây dầm, uống nhiều nước.

– Hỏi ý kiến bác sĩ để cho bé uống thêm thuốc giảm đau, giảm sốt nếu bé sốt cao quá 2 ngày.

Những việc mẹ cần tránh

Bạn tuyệt đối không tự ý dùng thuốc cho trẻ mà không đọc kỹ hướng dẫn sử dụng về độ tuổi, hoặc không hỏi ý kiến bác sĩ. Không bao giờ bọc viên nước đá trong vải mỏng đưa cho trẻ ngậm, hoặc cho trẻ ăn trái cây đông đá vì bé có nguy cơ bị nghẹn hoặc hóc nếu chẳng may nuốt trọn viên đá hay miếng trái cây này.

Bên cạnh đó, mẹ nên hỗ trợ bé tự vệ sinh răng miệng càng sớm càng tốt. Từ 10 tháng tuổi, bạn có thể dùng loại bàn chải nhai được kết hợp với kem dành cho trẻ em để chăm sóc răng ban đầu cho con thật tốt.

 

Phương Uyên

[ad_2]

Bệnh ở trẻ – mẹ nên biết

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here