Home Nuôi con Các bệnh trẻ hay gặp Dị ứng thời tiết ở trẻ em và những lưu ý cần biết

Dị ứng thời tiết ở trẻ em và những lưu ý cần biết

0
Dị ứng thời tiết ở trẻ em và những lưu ý cần biết

[ad_1]

Chăm sóc trẻ ngoài các vấn đề về ăn uống, vệ sinh an toàn thực phẩm thì giữ gìn sức khỏe luôn luôn là vấn đề khiến phụ huynh lo lắng. Dị ứng thời tiết ở trẻ là một căn bệnh “kinh niên” như vậy. Bệnh gây cảm giác khó chịu từ khi khỏi phát, nhất là với trẻ có làn da nhạy cảm từ khi mớt lọt lòng.

Nội dung bài viết

  • Dấu hiệu nhận biết
  • Các dạng dị ứng thời tiết
  • Phòng và chữa bệnh

Hiện tượng dị ứng thời tiết ở trẻ thường xảy ra do thời tiết thay đổi khiến da trẻ giãn nở thất thường gây kích ứng. Trời lạnh khiến da quá khô dễ bị ngứa, càng gãi thì da càng bị kích ứng và sưng tấy. Trời nóng, trẻ tiết nhiều mồ hôi, da luôn ẩm ướt, dễ viêm nhiễm.

Dấu hiệu nhận biết

Khi trẻ bị dị ứng thời tiết, da nổi phát ban với nhiều mẩn đỏ và ngứa khi tiếp xúc với nhiệt độ nóng hoặc lạnh đột ngột. Đặc biệt, các vùng da hở như bàn tay, chân, mặt… sẽ là nơi đầu tiên các nốt đỏ tìm đến.

Cụm từ dị ứng nổi mề đay thường được tìm kiếm nhiều nhất trong những thời điểm dễ xảy ra dị ứng. Và trường hợp nguy hiểm khi bị dị ứng thời tiết ở trẻ là nổi mề đay cấp tính. Trẻ thường có dấu hiệu khó thở, dị ứng trên khắp cơ thể, sốt cao…cần được đưa đi cấp cứu.

Đi kèm với các dấu hiệu trên là những cơn hắt hơi sổ mũi, chảy nước mắt. Một số người còn bị đau đầu…

Các dạng dị ứng thời tiết

Giống nhau về cấu tạo da tuy nhiên da trẻ thường mềm và mỏng hơn. Do đó, chức năng bảo vệ của lớp sừng khá hạn chế, các chất tiếp xúc với da từ môi trường từ đó hoàn toàn dễ dàng xâm nhập hơn. Thời tiết mỗi mùa một khác, các dạng dị ứng vì vậy cũng có các nguyên nhân khác nhau. Có 3 dạng di ứng thường gặp:

  • Dị ứng thời tiết nóng: Vào mùa hè, thời tiết oi bức thường xuyên, cơ thể tiết ra nhiều mồ hôi, bề mặt da luôn ở trong tình trạng ẩm ướt là một trong các nguyên nhân gây viêm nhiễm, sẩn ngứa. Đồng thời, các nhiệt độc tấn công vào cơ thể gây nóng trong và phát tán qua da, từ đó làm nặng hơn tình trạng mẩn ngứa khắp cơ thể.
di ung thoi tiet o tre

Ở mỗi dạng thời tiết khác nhau trẻ sẽ bị mẩn ngứa dị ứng khác nhau

  • Dị ứng thời tiết lạnh: Đây là dạng dị ứng do các phản ứng dị ứng của cơ thể xảy ra khi nhiệt độ môi trường xuống thấp. Thêm vào đó thời tiết hanh khô, độ ẩm xuống thấp, khiến da trẻ dễ bị mất nước, dẫn tới dễ bị kích ứng, nhất là những người có da khô hoặc nhạy cảm.
  • Dị ứng khi ra gió lạnh, mưa: Dạng dị ứng này liên quan đến cơ địa dị ưng và yếu tố di truyền nhiều hơn. Mề đay thường nổi lên khi trẻ không may gặp gió độc hay mưa bất ngờ.

Ngoài ra, có thể kể đến một số nguyên nhân gây dị ứng khác như dị ứng do bụi nhà, các loại thức ăn, dị ứng phấn hoa…

Phòng và chữa bệnh

Dị ứng thời tiết xảy vào thời điểm giao mùa, hoặc khi thời tiết thay đổi đột ngột. Trừ những trường hợp dị ứng thời tiết ở trẻ nặng cần phải đưa tới bệnh viện, trẻ dị ứng thông thường, bạn có thể áp dụng một số mẹo nhỏ sau đây:

  • Bột khoai tây: Sử dụng bột khoai tây thoa lên vùng da trẻ bị ứng khoảng 20 phút mỗi ngày ngay khi bạn phát hiện trẻ bị dị ứng. Làm đều đặn mỗi ngày 2 lần cho đến khi những biểu hiện của bệnh dị ứng giảm dần.
  • Chanh và mật ong: Pha chanh mật ong, cho trẻ uống vào buổi sáng sớm khi thức dậy, uống đều đặn trong một vài tháng sẽ giúp cải thiện hệ thống miễn dịch của trẻ.
di ung thoi tiet o tre 1

Chanh và mật ong không chỉ trị ho mà còn giúp loại bỏ viêm mũi dị ứng

  • Uống nước nhiều hơn và  thường xuyên hơn. Tăng cường thêm nước ép trái cây là một biện pháp giúp hệ miễn dịch mạnh khỏe. Để tăng thêm sự hấp dẫn và kích thích vị giác bạn có thể chế biến kết hợp nhiều hỗn hợp trái cây .

Trường hợp, đã thử nhiều cách, nhưng triệu chứng dị ứng thời tiết ở trẻ không có dấu hiệu thuyên giảm, bạn nên nhanh chóng đưa trẻ đến gặp bác sĩ chuyên khoa da liễu để được kịp thời điều trị.

[ad_2]

Bệnh ở trẻ – mẹ nên biết

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here