24 C
Hanoi
Thursday, March 28, 2024

Buy now

Điều trị viêm đường tiết niệu ở trẻ em


Theo thống kê gần đây, khoảng 95% người bị viêm đường tiết niệu bị rối loạn tiểu tiện, triệu chứng điển hình là tiểu buốt và tiểu rắt. Tình trạng này còn nghiêm trọng hơn khi xảy ra với trẻ em đang đi học, gây ảnh hưởng trực tiếp tới sinh hoạt cũng như hoạt động thường ngày của trẻ.

Nội dung bài viết

  • Nguyên nhân gây bệnh viêm đường tiết niệu ở trẻ
  • Dấu hiệu nhận biết
  • Điều trị viêm đường tiết niệu

Theo nhận định của các các bác sĩ chuyên khoa, viêm đường tiết niệu ở trẻ em chủ yếu do vi khuẩn theo đường viêm ngược từ bộ phận sinh dục ngoài rồi lan lên trên thận, lây từ phân trong đại tràng vào bộ phận sinh dục ngoài.

Nguyên nhân gây bệnh viêm đường tiết niệu ở trẻ

Các vi khuẩn gây bệnh thường được nhắc đến: E.coli, Klebsiella, Proteus, Staphylococcus Saprophyticus.

Khuẩn E.coli không xa lạ với các phụ huynh, tiêu chảy cấp từng là dịch bệnh đáng sợ trong nhiều năm mà vi khuẩn này gây ra. E.coli tồn tại trong ruột già của trẻ. Khoảng 90% trường hợp bệnh viêm đường tiết niệu là do vi khuẩn E.coli gây ra; chỉ một tỷ lệ rất nhỏ là do virus hoặc nấm gây ra.

viêm đường tiết niệu ở trẻ

Khuẩn E.coli là nỗi lo của nhiều gia đình có con nhỏ

Cụ thể, ở trẻ gái, niệu đạo ngắn, lỗ tiểu gần với hậu môn, vi khuẩn dễ xâm nhập từ hậu môn vào niệu đạo và gây lên viêm nhiễm. Với trẻ trai, bệnh thường xảy ra khi bị hẹp, dài, nghẹt bao quy đầu gây vệ sinh khó khăn. Các vi khuẩn có thể tích tụ tại bao quy đầu, lan xuống đường niệu đạo và gây viêm nhiễm.

Dấu hiệu nhận biết

Khi bị viêm đường tiết niệu, trẻ đi tiểu nhiều lần trong ngày, lượng nước tiểu ít nhưng lại có màu vàng đục, mùi khai nồng hơn. Trẻ có thể tâm sự với bạn về những cảm giác đau đớn, thậm chí khóc khi muốn đi tiểu mà lại vô cùng khó chịu và sợ hãi.

Trong thời điểm bệnh viêm đường tiết niệu ở trẻ mới chỉ bắt đầu, chỉ cần quan sát kỹ bạn sẽ thấy những hiểu hiện khác lạ ở trẻ. Bệnh cũng có thể biểu hiện bằng những cơn sốt nhẹ, hoặc sốt cao kéo dài. Có khoảng 10-15% trẻ không sốt nhưng thân nhiệt giảm.

Trẻ thường xuyên mệt mỏi, biếng ăn hoặc bị nôn dẫn tới tình trạng sụt cân nhiều trong một vài tuần cũng là dấu hiệu cần chú ý.

Điều trị viêm đường tiết niệu

Với bất kỳ căn bệnh nào, nếu được phát hiệm sớm thì quá trình điều trị sẽ diễn ra nhanh và cơ hội lành bệnh cao hơn. Viêm đường tiết niệu cũng vậy, đây không phải bệnh khó chữa nhưng để lâu sẽ gây biến chứng đồng thời tốn kém chi phí điều trị vả ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ.

Khi phát hiện được nguyên nhân gây bệnh bác sĩ sẽ điều trị dứt điểm bệnh. Trẻ có những dấu hiệu ban đầu như trên bạn hãy đưa ngay tới các cơ sở y tế chuyên khoa để làm các xét nghiệm cần thiết và có phác đồ điều trị thích hợp.

Điều trị viêm đường tiết niệu ở trẻ

Những cảnh báo quan ngại về viêm đường tiết liệu ở trẻ

Hiện nay có nhiều loại kháng sinh giá cả hợp lý có thể điều trị viêm đường tiết niệu ở trẻ tùy thuộc vào mức độ nặng/nhẹ của bệnh.

Nếu chỉ ở mức độ thấp, trẻ có thể dùng một trong những loại kháng sinh: Amoxicillin : 50mg/kg/ngày chia 3lần, Bactrim (Sulfamethoxazole:20-30mg/kg/ngày và Trimethoprim 4-6mg/kg/ngày) chia 2 lần, Cephalosporin IG (Cephalexine) 50mg/kg/ngày chia 3lần hoặc Augmentin 50mg/kg/ngày chia 2lần, uống liên tục trong vòng 7-10 ngày là có hiệu quả.

Nếu ở mức nhiễm trùng cao phải kết hợp 2 loại kháng sinh tiêm cho trẻ trong vòng 3 – 5 ngày đầu để đạt nồng độ cao tại thận. Thời gian điều trị là 15 ngày, tối thiểu là 10 ngày. Cấy nước tiểu cứ 3 tháng một lần trong vòng 2 năm. Các loại kháng sinh có thể chọn để tiêm như Cephalosporin 3G (Cefotaxime hoặc Ceftriaxone) hoặc Amoxicillin tiêm phối hợp Aminoside (Gentamycin); Cefotaxime (Claforan): 50-100mg/kg/ngày chia 3lần…

Không nên tự ý mua thuốc về nhà để chữa trị khi chưa có ý kiến từ bác sĩ. Việc này sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm.

Để phòng bệnh, nên đưa trẻ đi khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần. Với trẻ gái nên vệ sinh lau chùi từ trước ra sau mỗi làn đi tiểu. Cho trẻ uống nước thường xuyên, nhắc nhở không nên nhịn tiểu tránh tình trạng nước tiểu ứ đọng trong bang quang… Một vài lưu ý đơn giản nhưng rất hiệu quả trên đây sẽ giúp bạn phòng tránh viêm đường tiết niệu ở trẻ.



Bệnh ở trẻ – mẹ nên biết

Avatar
Ngọc Yến
Mình là Yến Ngọc. Mình tạo blog để lấy tin từ các nguồn khác nhau phục vụ bạn đọc. Blog của mình chuyên các tin, review về mẹ và bé. Mong là website của mình sẽ giúp ích ít nhiều cho các bạn. Chúc các bạn ngày làm việc vui vẻ !

Related Articles

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

21,913FansLike
2,506FollowersFollow
0SubscribersSubscribe
- Advertisement -

Latest Articles