Home Nuôi con Các bệnh trẻ hay gặp Hiểu đúng về bệnh đau mắt trắng ở trẻ

Hiểu đúng về bệnh đau mắt trắng ở trẻ

0
Hiểu đúng về bệnh đau mắt trắng ở trẻ

[ad_1]

Trẻ bị đau mắt trắng là dấu hiệu bệnh rất nguy hiểm. Điều đáng lo là bệnh này không có triệu chứng rõ rệt cũng không gây đau nhức như đau mắt đỏ hay đau mắt hột. Hầu hết các trường hợp phát hiện bệnh là do tình cờ đi khám một bệnh lý khác.

Nội dung bài viết

  • Hiểu đúng về bệnh đau mắt trắng
  • Bệnh lý liên quan
  • Chăm sóc cho trẻ đúng cách

Ở độ tuổi tiểu học, các bệnh lý về mắt tương đối nhiều và việc trẻ bị đau mắt trắng cũng không ngoại lệ. Vì vậy, bạn cần thường xuyên theo dõi và nếu thấy đồng tử mắt có ánh màu trắng thì cần nghĩ ngay đến việc trẻ bị bệnh.

Hiểu đúng về bệnh đau mắt trắng

Các bác sĩ chuyên gia giải thích đây là tình trạng trẻ bị đau mắt trắng thành từng đám và khu trú do mạch máu ở vùng tròng trắng mắt bị xuất huyết, đôi khi xuất huyết nhiều đội tròng trắng lên.

Triệu chứng thường thấy ở trẻ là  một đốm đỏ ở vùng tròng trắng mắt, không đau nhức, không có ghèn dính mắt.

Bệnh lý liên quan

Vì bệnh không có những biểu hiện rõ ràng ràng lại phụ thuộc vào các bệnh gây đồng tử trắng nên rất khó để phát hiện sớm bệnh đau mắt trắng. Bản thân trẻ cũng cũng không hề cảm nhận và diễn tả được tình trạng bệnh của mình. Vì vậy, bạn cần theo dõi đôi mắt của trẻ, nếu thấy đồng tử màu trằng cần nghĩ ngay đến các bệnh lý liên quan như:

  • Đục thủy tinh thể: Là bệnh lý nguy hiểm thường gặp ở trẻ nhỏ cũng như trẻ tuổi tiền dậy thì. Bệnh thường do vi khuẩn Rubeola gây ra. Chỉ có cách duy nhất để điều trị bệnh hiện nay là là phẫu thuật thay thủy tinh thể nhân tạo. Sau này, trẻ có thể nhìn thấy bình thường.
dau mat trang

Đục thủy tinh thể, ung thư võng mạc… là những bệnh lý khiến trẻ bị đau mắt trắng

  • Ung thư võng mạc: Những trẻ ở tầm tuổi từ 4-6 tuổi sẽ dễ gặp phải bệnh này. Ngoài biểu hiện hiện đồng tử trắng, trẻ mắc bệnh này còn có thể bị lé, đau mắt đỏ, tăng nhãn áp. Bệnh lý này không thể chần chừ chuẩn đoán qua loa mà cần đưa đến các bác sĩ chuyên môn cao để điều trị. Tùy theo giai đoạn bệnh và kích thước của u, bác sĩ sẽ quyết định điều trị bằng tia, làm lạnh đông, hóa trị hay múc bỏ mắt.
  • Giãn mạch võng mạc: Hay còn gọi là bệnh Coat. Học sinh nam dưới 10 tuổi thường hay bị bệnh này. Bệnh gây đồng tử màu trắng và mắt lé. Bệnh có thể tiến triển thành bong võng mạc, đục thủy tinh thể hoặc viêm màng bồ đào. Việc điều trị (áp lạnh đông hay dùng laser) không giúp cải thiện thị lực mà chỉ có thể không cho bệnh tiến triển nặng thêm.
  • Nhiễm ký sinh trùng của loài chó (Toxocara): Khi quyết định nuôi thú cưng như chó trong nhà, bạn cần phải tiêm phòng cũng như đưa chúng đi khám bác sĩ định kỳ để tránh những ký sinh trùng gây hại đến con trẻ. Cụ thể là đôi mắt. Ngoài chứng đồng tử trắng, trẻ còn có những u hạt ở phần sau mắt hoặc bị viêm pha lê thể.

Khi có dấu hiệu của một trong những bệnh trên cùng triệu chứng đồng tử trắng cần đưa trẻ đến ngay cơ sở có chuyên khoa mắt để được khám mắt một cách hệ thống và chuyên nghiệp hơn.

Chăm sóc cho trẻ đúng cách

Cùng như các bệnh lý liên quan khác về mắt, khi trẻ bị đau mắt trắng cần giữ gìn vệ sinh cá nhân thật tốt. Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, đặc biệt sau khi nhỏ mắt hoặc đưa tay lên mắt.

Nếu có người thân trong gia đình bị bệnh, cần cách ly trẻ, tránh cho dùng chung dùng chung đồ dùng các nhân như khăn mặt, mỹ phẩm, thuốc nhỏ mắt…

dau mat trang 1

Cho trẻ đi khám mắt định kỳ để phát hiện bệnh sớm

Hiện nay không có thuốc nhỏ mắt nào giúp ngăn ngừa được bệnh. Có một số loại thuốc nhỏ mắt được quảng cáo có tính năng rửa mắt tuy nhiên vẫn cần có chỉ định cụ thể từ bác sĩ. Tốt nhất vẫn nên dùng cách thủ công: Chuẩn bị bông gòn sạch, nhúng vào bát nước đun sôi để ấm, pha với một chút muối (hoặc dùng nước muối sinh lý 0,9%), sau đó lau mắt cho trẻ bị nhẹ nhàng, tránh lau sâu vào trong mắt sẽ gây tổn thương mắt.

Trẻ bị đau mắt trắng cần được phát hiện sớm và điều trị tại các cơ sở y tế chuyên khoa để tránh các hậu quả đáng tiếc.

[ad_2]

Bệnh ở trẻ – mẹ nên biết

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here