23 C
Hanoi
Friday, March 29, 2024

Buy now

Hiểu đúng về trẻ bị ho có đờm lâu ngày


Trong các bệnh về đường hô hấp, ho có đờm lâu ngày là một trong những bệnh khiến trẻ cảm thấy khó chịu nhất.

Nội dung bài viết

  • Phân loại ho
  • Các bệnh dẫn đến trẻ bị ho có đờm lâu ngày
  • Một vài lưu ý

Trẻ bị ho có đờm lâu ngày thường do chứng viêm nhiễm đường hô hấp như cảm cúm, viêm họng…Một số trường hợp nặng hơn có thể làm trẻ khó thở, sốt cao cần đưa tới các cơ sở y tế để kiểm tra. Để nhận biết rõ ràng các dấu hiệu của bệnh, bạn cần phân biệt rõ các loại ho cũng như nguyên nhân và các bệnh lý dẫn tới ho có đờm.

Phân loại ho

Khi bị ho có đờm lâu ngày, sử dụng các bài thuốc dân gian trị bệnh hay tin dùng Tây y là tùy thuộc vào vào tình trạng bệnh của trẻ cũng như tiền sử về bệnh ho trước đó. Nếu trẻ có dị ứng với loại thuốc nào cần tránh dùng.

 Thông thường, có ba dạng ho chính là ho khan, ho có đờm và lo lâu ngày.

  • Trẻ bị ho khan: Thường gặp khi trẻ bị viêm họng, ngạt mũi, chảy nước mũi. Khi trẻ ho sẽ kèm theo bị nôn, trớ.
  • Trẻ bị ho có đờm:  Có thể là đờm loãng hoặc đặc. Đây có thể là một trong các triệu chứng của bệnh viêm xoang hay viêm phế quản. Biểu hiện của trẻ thường là ho có cảm giác nặng ngực, mệt và khó thở.
  • Trẻ bị ho lâu ngày: Theo các bác sĩ chuyên khoa đây là dấu hiệu của bệnh nhiễm trùng đường hô hấp do vi khuẩn bordetella gây ra. Dấu hiệu nhận biết bệnh là trẻ ho nhiều, chảy nước mũi, hắt hơi và sốt nhẹ.

Các bệnh dẫn đến trẻ bị ho có đờm lâu ngày

  • Bệnh hen, suyễn: Nếu đây là căn nguyên gây bệnh ở trẻ, có thể trẻ có phổi khá nhạy cảm. Hen, suyễn thường là bệnh mãn tính khi đường hô hấp trao đổi không khí với lá phổi bị thu hẹp, có khi bị sưng làm đường thông khí bị tắc nghẹt, tạo nên các chất nhầy và co thắt, khiến trẻ thở khó khăn hơn.

Biểu hiện của bệnh do hen, suyễn: Cơn ho của dai dẳng kèm theo những tiếng rít khẽ và khò khè, có thể đã kéo dài hơn 10 ngày, ho nặng vào ban đêm.

tre bi ho co dom lau ngay

Những cơn ho có đờm do bệnh lý thường khó điều trị hơn yếu tố môi trường

  • Bị cảm lạnh: Trẻ thường ho có đờm, sặc nước bọt, hơi thở không bị khô, khò khè, thở nhanh bất kể ngày hay đêm. Ngoài ra, có thể kèm theo triệu chứng hắt hơi, sổ mũi, chảy nước mắt, và có khi sốt nhẹ.

Nguyên nhân gây bệnh thường do tác động của vi khuẩn lây nhiễm qua đường mũi, viêm xoang, cổ họng và đường hô hấp chính của phổi. Cơn ho thường kéo dài trong đợt cảm lạnh, dẫn đến việc trẻ bị ho có đờm lâu ngày.

  • Viêm tắc thanh quản: Trẻ thường bị ho nhiều vào ban đêm, tiếng ho to, nặng tiếng. Trẻ có thể bị sốt nhẹ khoảng 38,6 độ C. Trường hợp nghiêm trọng hơn mặt trẻ tím lại, hơi thở gay gắt và có tiếng the thé khi hít vào, hơi giống với tiếng rít khi trẻ khóc thét lên.

Một vài lưu ý

  •  Không nên  cho trẻ uống thuốc ngắt cơn ho khi trẻ ho có đờm vì ho không ra đờm ra thì nguy cơ nhiễm trùng càng cao hơn.
  • Nếu trẻ ho vào ban đêm, cần kê gối để đầu và vai cao lên sẽ ngăn không cho nhớt hay nước mũi chảy xuống cổ họng.
tre bi ho co dom lau ngay 1

Khi đi ngủ, nhắc trẻ kê cao gối sẽ giúp dễ thở và bớt ho

  • Trong trường hợp trẻ bị ho tím tái ở môi, ở đầu ngón tay, ngón chân và khó thở (thở nhanh, dồn dập trên 60 lần/phút), có tiếng khò khè và co kéo cơ hô hấp ở cổ xuống sườn là những trường hợp nặng, phải đưa vào bệnh viện gần nhất cấp cứu ngay.
  • Trẻ ho có đờm do viêm phế quản, viêm tiểu phế quản, viêm phổi… cần tuân thủ hướng dẫn dùng thuốc của bác sĩ.

Trẻ bị ho có đờm lâu ngày là bệnh lý có thể thường xuyên xảy ra, nhất là những thời điểm giao mùa. Vì vậy hiểu rõ các nguyên nhân sẽ giúp bạn tìm ra cách phòng tránh bệnh dễ dàng hơn.



Bệnh ở trẻ – mẹ nên biết

Avatar
Ngọc Yến
Mình là Yến Ngọc. Mình tạo blog để lấy tin từ các nguồn khác nhau phục vụ bạn đọc. Blog của mình chuyên các tin, review về mẹ và bé. Mong là website của mình sẽ giúp ích ít nhiều cho các bạn. Chúc các bạn ngày làm việc vui vẻ !

Related Articles

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

21,913FansLike
2,506FollowersFollow
0SubscribersSubscribe
- Advertisement -

Latest Articles