23 C
Hanoi
Friday, March 29, 2024

Buy now

Hội chứng thiếu tập trung ở trẻ. Bài 2: Giải pháp điều trị


Sau khi đã có đầy đủ những thông tin nhận biết liệu con bạn có mắc hội chứng rối loạn tăng động giảm chú ý hay không, việc tiếp theo là bạn cần đưa trẻ đi chẩn đoán và đánh giá từ các chuyên gia. Nhưng không chỉ có vậy, bạn còn phải tham gia vào các buổi chẩn đoán và điều trị cho trẻ một cách sát sao.

Các hướng điều trị

Các hướng chữa trị thường bao gồm không chỉ là dùng thuốc. Đây là một thực tế rất thường bị bỏ qua khi ADD được tranh luận phổ biến trên báo chí. Môi trường giáo dục thuận lợi cho việc học cũng quan trọng như điều trị y tế. Điều này thường có liên quan nhiều đến cấu trúc và chương trình giáo dục đặc biệt một cách thường xuyên và một lớp học nhỏ hơn. Phụ huynh phải được đưa vào chương trình điều trị bằng cách cơ cấu cuộc sống ở nhà một cách khác biệt và giáo dục bản thân họ và gia đình về ADD. Đôi khi hình thức lấy ý kiến cũng có lợi. Đối với nhiều trẻ, chỉ cần can thiệp cơ cấu và thái độ hành vi là đủ, không cần điều trị bằng thuốc. Cũng không được điều trị cho trẻ chỉ bằng thuốc mà không có những can thiệp khác.

Kê thuốc

Khi có dấu hiệu cần điều trị bằng thuốc, methylphenidate, hoặc “Ritalin®” thường được thử đầu tiên. Mặc dù có tác dụng như chất kích thích với hầu hết chúng ta, Ritalin® lại có tác dụng ngược lại đối với những trẻ bị ADD, làm dịu tinh thần và giúp trẻ tập trung tốt hơn đối với phần lớn trẻ. Thống kê cho thấy 80% trẻ bị ADD được điều trị bằng Ritalin®, và 85% số trẻ này đều có tác dụng tích cực ngắn hạn. Một nghiên cứu gần đây cho thấy ước tính khoảng 3 triệu trẻ em bị chứng thiếu tập trung (ADD) đều được kê toa Ritalin®, gấp đôi con số năm 1990. Một liều thông dụng của Ritalin® là từ 5 đến 40 miligram mỗi ngày, chia làm 2 hoặc 3 cữ. Ritalin® có tác dụng nhanh, nhưng chỉ duy trì hiệu quả trong khoảng 4 tiếng, vì thế nên nhiều trẻ uống một liều vào buổi ăn sáng cho hiệu quả tốt lúc 10g sáng, nhưng cần thêm một liều thứ hai vào buổi trưa. Tác dụng phụ lớn nhất của Ritalin® là ức chế sự thèm ăn, do vậy cần phải giám sát chặt chẽ sự phát triển của trẻ khi cho dùng thuốc.

Hội chứng thiếu tập trung ở trẻ. Bài 2: Giải pháp điều trị

Cần giám sát chặt chẽ sự phát triển của trẻ khi điều trị bằng thuốc.

Cuối cùng…

Thống kê cho thấy con số chẩn đoán ADD đã tăng lên. Số lượng được kê toa methylphenidate, một loại thuốc điều trị từ năm 1937, đã tăng gấp ba trong vòng bảy năm qua. Tuy vậy điều này vẫn chưa rõ là do có sự gia tăng bệnh nhân ADD thật sự hay nhận thức đã cao hơn khiến dẫn tới việc chẩn đoán cũng tăng theo. Những gì mà bậc cha mẹ có thể làm để bảo vệ trẻ khỏi việc bị chẩn đoán quá đà là bảo đảm các chỉ dẫn chính xác phải được thực thi. Việc chẩn đoán chỉ nên được thực hiện khi thỏa điều kiện như mô tả trong DSM 3 (diagnostic and statistical manual of mental disorders – sách chẩn đoán và thống kê các rối loạn tâm thần). Phụ huynh cũng cần thận trọng hơn khi trẻ dưới 5 tuổi được chẩn đoán là bị ADD. Ngộ độc chì và các rối loạn ngôn ngữ nên luôn luôn được xem xét trước và nhất thiết phải có đánh giá sự phát triển toàn diện. Trị liệu bằng thuốc với nhóm tuổi này thường không có tác dụng lâu và dễ bị nhiều tác dụng phụ.

Về ngắn hạn, ngoài việc quản lý thái độ hành vị và giáo dục, việc sử dụng thuốc phù hợp còn có thể cải thiện hành vi cho khoảng 90% trẻ. Trải nghiệm nhà trường tốt hơn và sự thành công trong việc học mang lại sự tự tin và lòng tự trọng cao hơn. Khi xét khía cạnh này, tình trạng này được cho là “có thể chữa trị được”. Tuy vậy y học chưa chứng minh được hiệu quả mang tính lâu dài của thuốc. ADD là tình trạng lặp đi lặp lại, làm thay đổi tình cảnh và sự phát triển của trẻ, thế nên việc điều trị cần phải được đánh giá lại. Chính vì vậy mà việc định kỳ ngừng thuốc khi điều trị đối với hầu hết trẻ để đánh giá những nhu cầu thay đổi của trẻ là điều cần thiết.

Chúng ta có đang làm hại con mình không?

Đây không phải là câu hỏi dễ trả lời. Việc chẩn đoán và điệu trị trẻ một cách chính xác có thể giúp ích rất nhiều. Nhưng chẩn đoán nhầm có thể dẫn đến rủi ro khiến trẻ nhận phải sự điều trị không phù hợp và gây sai sót trong phân loại nhóm bệnh. Bậc cha mẹ, với vai trò là người bảo hộ cho trẻ, nên bảo đảm quá trình chẩn đoán tuân thủ các tiêu chuẩn đã được chấp nhận. Phụ huynh cũng nên tham gia tích cực trong các nỗ lực quản lý thái độ hành vi và giáo dục, yêu cầu định kỳ đánh giá lại phương pháp điều trị và đừng bao giờ e ngại đặt câu hỏi và đưa ra ý kiến của mình. Hiệp hội Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) và Viện Hàn lâm tân thần học trẻ em và trẻ vị thành niên Hoa Kỳ (AACAP) không đưa ra hướng dẫn nào trong việc chẩn đoán trẻ dưới 6 tuổi. Dù vậy, tạp chí của hiệp hội y học Hoa Kỳ (JAMA) đã có báo cáo vào tháng 2/2000, cho thấy lượng thuốc gây tác động đến tâm thần đã được kê toa cho trẻ từ 2 đến 4 tuổi tăng gấp 3 lần tính từ năm 1991 đến 1995. Bậc phụ huynh phải không đồng ý cho bác sĩ chẩn đoán ADHD hoặc ADD và kê toa các loại thuốc điều chỉnh tâm thần cho trẻ chập chững đi. Trên hết, mặc dù các bác sĩ có thể là những chuyên gia về ADD, nhưng không ai rành rẽ một đứa trẻ hơn cha mẹ bé.

Linh Lan



Bệnh ở trẻ – mẹ nên biết

Avatar
Ngọc Yến
Mình là Yến Ngọc. Mình tạo blog để lấy tin từ các nguồn khác nhau phục vụ bạn đọc. Blog của mình chuyên các tin, review về mẹ và bé. Mong là website của mình sẽ giúp ích ít nhiều cho các bạn. Chúc các bạn ngày làm việc vui vẻ !

Related Articles

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

21,913FansLike
2,506FollowersFollow
0SubscribersSubscribe
- Advertisement -

Latest Articles