24 C
Hanoi
Thursday, March 28, 2024

Buy now

Kiến thức về cách dùng thuốc cho trẻ em nên biết


Cách sử dụng thuốc cho trẻ em rất quan trọng. Nếu bạn không biết gì về kiến thức này, khi con bị bệnh bạn sẽ vô cùng lúng túng. Các bác sĩ nhi khoa là người có hiểu biết kê toa cho con, nhưng có những hiểu biết cơ bản về thuốc cũng như cách sử dụng trong trường hợp khẩn cấp sẽ giúp bạn bảo vệ tính mạng của con.

Nội dung bài viết

  • Các loại thuốc dùng cho nhi khoa
  • Thuốc kháng sinh (Antibiotics)
  • Thuốc giảm đau
  • Thuốc kháng histamin (Anti-histamines)
  • Bình xịt định liều (Inhalers)
  • Kem và thuốc bôi ngoài da
  • Vắc-xin
  • Các loại thuốc cho trẻ em nên có trong tủ thuốc ở nhà
  • Các vật dụng y tế
  • Thuốc hạ sốt
  • Nước muối sinh lý (NaCl 9%)
  • Thuốc sơ cứu khi bị bỏng
  • Thuốc giảm đầy bụng, tiêu chảy
  • Thuốc sổ mũi
  • Thuốc ho trẻ em

Một số loại thuốc dành cho nhi khoa phổ biến và cách dùng thuốc cho trẻ em đúng công dụng bố mẹ cần phải biết bao gồm những loại sau đây

Các loại thuốc dùng cho nhi khoa

 

Thuốc kháng sinh (Antibiotics)

Thuốc giúp tác động đến giai đoạn chuyển hoá thiết yếu của vi sinh vật. Thuốc kháng sinh giúp kìm hãm và tiêu diệt các vi sinh vật gây bệnh. Hệ thống miễn dịch của cơ thể trẻ được hỗ trợ chống lại vi khuẩn có hại xâm nhập vào trong cơ thể.

Thuốc giảm đau

Thuốc có tác dụng giảm đi các triệu chứng đau đầu, đau cơ xương, đau tai…

Thuốc giảm đau cho trẻ bạn hay sử dụng tại nhà là Paracetamol. Thuốc này giúp giảm đau và giảm sốt trong các trường hợp nhức đầu, sốt nóng, đau nhức cơ xương, đau họng, đau răng…

  • Thuốc Paracetamon 500mg theo chỉ định có thể sử dụng cho trẻ em từ 6 – 12 tuổi. Liều dùng 1 viên/lần
  • Trẻ trên 12 tuổi và người trưởng thành dùng 1 – 2 viên/lần, thời gian giãn cách mỗi lần uống từ 5-6 tiếng đồng hồ

Thuốc kháng histamin (Anti-histamines)

Loại thuốc này sử dụng phổ biến trong điều trị dị ứng (viêm mũi dị ứng; viêm da dị ứng; viêm kết mạc dị ứng…), phát ban, nổi mề đay, ngứa, ho, khó thở hay các trường hợp bị côn trùng cắn…

Bình xịt định liều (Inhalers)

Trẻ em mắc các bệnh hô hấp sẽ thường xuyên có bình xịt này bên cạnh. Loại thuốc này giúp bệnh nhân hen suyễn, viêm phế quản.

Kem và thuốc bôi ngoài da

Các loại kem thoa và thuốc bôi da có tác dụng làm dịu cơn đau và ngứa, nhất là trẻ gặp vấn đề về da như bệnh chàm, viêm nang lông, nấm da…

Vắc-xin

Vắc-xin giúp tăng cường kháng thể, có thể giúp đỡ mọi người bằng cách ngăn chặn các loại bệnh ngay từ đầu. Các bạn nhỏ từ bé đã được dùng vắc-xin hay tiêm phòng để phòng ngừa các bệnh như sởi, thủy đậu, rubella, ho gà và viêm gan B.

Các loại thuốc khác: Ngày nay có nhiều người sử dụng rất nhiều các loại vitamin và các loại thuốc thảo dược để giúp cho hệ thống miễn dịch khỏe mạnh. Có nhiều thuốc được điều chế từ các loại thảo mộc. Tuy nhiên, nhiều loại trong số này có thể không giúp cho bạn nhiều lắm bởi nếu quá lạm dụng các loại vitamin có thể dẫn tới việc phản tác dụng và ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của trẻ ở lứa tuổi tiểu học.

Các loại thuốc cho trẻ em nên có trong tủ thuốc ở nhà

Các vật dụng y tế

  • Bông, băng, gạc, chai cồn loại 70 độ, băng cá nhân 2 – 3 kích cỡ. Phòng khi trẻ đứt tay, té ngã trầy da, các dụng cụ này giúp sát trùng và che chắn vết thương
  • Dầu nóng / Dầu khuynh diệp: Phòng khi cảm cúm, nhức đầu, đau bụng
  • Nhiệt kế: Giúp xác định độ sốt của bé. Hiện nay, các loại nhiệt kế điện tử có thể đo ở nách, miệng và hậu môn, chính xác tới 0,1 độ C, đo nhanh, sau 1 phút
  • Túi chườm đá: Giúp trẻ nhanh hạ nhiệt nếu sốt

Thuốc hạ sốt

Thuốc hạ sốt an toàn và phổ biến nhất hiện nay là paracetamol, có nhiều dạng bào chế khác nhau. Thuốc hạ sốt thường có dạng viên nén, viên sủi, thuốc bột và thuốc đặt hậu môn. Thuốc bột dành cho trẻ nhỏ, thuốc đặt hậu môn dành cho trẻ hay nôn ói (sợ ói thuốc ngay khi vừa uống). Trẻ tiểu học có thể dùng viên sủi hoà tan.

Mẹ chỉ nên cho uống nếu con sốt cao trên 38 độ, nếu sốt nhẹ nên dùng các biện pháp hạ nhiệt như chườm lạnh, lau mình cho con. Trẻ sốt qua 39 độ nên đưa con đến cơ sở y tế.

Nước muối sinh lý (NaCl 9%)

Dùng để nhỏ mắt, nhỏ mũi, cho con hàng ngày rất an toàn, không có tác dụng phụ hay chống chỉ định gì (trong toa có ghi rõ). Nên nhỏ mắt và mũi cho bé mỗi buổi sáng hoặc sau khi tắm.

Thuốc sơ cứu khi bị bỏng

Tủ thuốc gia đình nên có sẵn vài loại thuốc mỡ chống bỏng như Vaselline, chai xịt Panthenol giúp làm dịu vết thương, kháng viêm và ngăn ngừa nhiễm trùng. Cha mẹ xử lý vết phỏng ngay trong vòng 5 – 10 phút ngay, giúp nâng cao khả năng điều trị vết thương.

Thuốc giảm đầy bụng, tiêu chảy

Với trẻ tiểu học, dạng men sinh học giúp giảm đầy bụng, khó tiêu, các triệu chứng rối loạn tiêu hoá giúp cơ thể gia tăng sức đề kháng với vi khuẩn. Bạn nên trữ loại thuốc này trong tủ gia đình, dùng ngay khi con gặp các triệu chứng khó chịu.

Thuốc sổ mũi

Dùng cho trường hợp trẻ bị sổ mũi và đã nhỏ nước muối sinh lý 2-3 ngày không có dấu hiệu giảm, hoặc có dấu hiệu sổ mũi nặng hơn. Thuốc sổ mũi cho trẻ tiểu học thường ở dạng siro. Với cơ thể trẻ từ 6 đến 12 tuổi thường dùng 1,5 – 2 thìa cà phê, 4 lần/ ngày. (1 thìa café tính tương đương với 5ml)

Thuốc ho trẻ em

Thuốc ho dạng siro có nguồn gốc từ thảo dược, vị ngọt dễ uống trữ trong tủ thuốc giúp bé yêu nhanh chóng cắt đi những cơn ho liên tục trong lúc giao mùa.

Cách dùng thuốc cho trẻ em phải thật cẩn trọng. Bạn nên tham khảo tư vấn của bác sĩ trước khi cho trẻ uống, tránh những phản ứng từ thuốc. Kiểm tra hạn dùng cẩn thận và thường xuyên sắp xếp, bổ sung lại tủ thuốc của gia đình mình.

Theo Women’s and children’s health network



Bệnh ở trẻ – mẹ nên biết

Avatar
Ngọc Yến
Mình là Yến Ngọc. Mình tạo blog để lấy tin từ các nguồn khác nhau phục vụ bạn đọc. Blog của mình chuyên các tin, review về mẹ và bé. Mong là website của mình sẽ giúp ích ít nhiều cho các bạn. Chúc các bạn ngày làm việc vui vẻ !

Related Articles

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

21,913FansLike
2,506FollowersFollow
0SubscribersSubscribe
- Advertisement -

Latest Articles