22 C
Hanoi
Friday, March 29, 2024

Buy now

Lo lắng khi trẻ đổ mồ hôi trộm


Khi trẻ đổ mồ hôi trộm, mồ hôi ra nhiều và liên tục, cơ thể mất đi một lượng nước và muối khiến bé mệt và yếu người đi. Nếu kéo dài trong nhiều ngày, cơ thể bé sẽ bị suy kiệt. Bạn hãy bình tĩnh tìm hiểu nguyên nhân và tìm cách khắc phục để bé yêu có thể vui chơi thoải mái.

Trẻ bị ra mồ hôi trộm, mẹ phải xử sao? (QC)

Trẻ bị ra mồ hôi trộm không được chữa trị thường bị suy nhược, dễ ốm đau, chậm phát triển. Mẹ đã biết cách giúp con khắc phục triệu chứng này đúng cách?

Xem thêm

Nguyên nhân và triệu chứng
Khi bé đổ mồ hôi vào ban đêm dân gian vẫn quen gọi là mồ hôi trộm. Khi mồ hôi ra quá nhiều và liên tục, cơ thể sẽ mất đi một lượng nước và muối khiến bé mệt mỏi và yếu người đi. Nếu hiện tượng đó kéo dài và liên tục ngày này sang ngày khác, cơ thể bé sẽ bị suy kiệt, chậm lớn, kén ăn. Các triệu chứng bên ngoài là bé thường hay quấy khóc, ngủ không yên giấc hay giật mình, kèm với mồ hôi ra nhiều ở trán, gáy ngay cả khi trời lạnh.Chứng đổ mồ hôi trộm này thường hay gặp ở những bé thiếu vitamin D trong giai đoạn sớm. Bé dưới một tuổi thường hay thiếu vitamin D, do đây là giai đoạn hệ xương phát triển mạnh nhất. Ngoài ra thiếu vitamin D còn có thể do bé sinh non, thiếu cân, bé mắc các bệnh nhiễm khuẩn, rối loạn tiêu hóa kéo dài, bị còi xương…

Một nguyên nhân khác cũng khiến bé bị mồ hôi trộm là do bạn chăm bé quá kỹ thường xuyên ủ bé trong lớp chăn dày khiến bé ngột ngạt, nóng bức,…. Hoặc môi trường sống của bé thường xuyên đóng kín cửa

Cách khắc phục

Lo lắng khi trẻ đổ mồ hôi trộm

Bé phải được ở trong môi trường thông thoáng để tránh mồ hôi trộm

Nếu bé ra mồ hôi trộm mà vẫn ăn uống sinh hoạt bình thường hãy chú ý đến môi trường sống xung quanh của bé. Phòng ngủ nên thông thoáng, quần áo làm từ các chất liệu mềm, dễ thấm mồ hôi. Hạn chế đưa bé ra ngoài trời nắng nếu không cần thiết. Khi bé ra nhiều mồ hôi, bạn cần tắm rửa, lau khô người cho bé để phòng tránh các bệnh về da và mồ hôi thấm ngược vào trong gây cảm lạnh.Cho bé uống đủ nước. Hạn chế các thức ăn cay nóng, thay vào đó là ăn các loại thức ăn, trái cây có tính mát, giải nhiệt như: rau má, cải ngọt, cải đắng, bí đao, bí đỏ, thanh long, cam. Có thể cho bé uống các loại nước mát, nước cam, chanh với liều lượng vừa phải.

Nên tắm nắng cho bé đều đặn để bổ sung vitamin D. Theo các nghiên cứu khoa học, ánh nắng mặt trời tốt nhất cho bé từ khoảng 6 giờ 30 đến 7 giờ 30. Vào mùa đông, việc tắm nắng cho bé có thể diễn ra muộn hơn, vào khoảng 9 – 10 giờ. Bạn chỉ nên cho bé tắm nắng khoảng 20 phút một lần. Chú ý chọn nơi ít gió để tránh trường hợp bé bị nhiễm lạnh. Ngoài ra, nếu cần có thể bổ sung vitamin D cho bé theo hướng dẫn của bác sĩ.

Và hãy đến bác sĩ để được tư vấn về nguyên nhân và cách điều trị nếu những phương pháp trên không đưa lại kết quả khả quan. Việc mất nước nhiều và liên tục qua đường mồ hôi khiến bé nhanh chóng bị mất sức, chậm lớn và thường xuyên mệt mỏi.



Bệnh ở trẻ – mẹ nên biết

Avatar
Ngọc Yến
Mình là Yến Ngọc. Mình tạo blog để lấy tin từ các nguồn khác nhau phục vụ bạn đọc. Blog của mình chuyên các tin, review về mẹ và bé. Mong là website của mình sẽ giúp ích ít nhiều cho các bạn. Chúc các bạn ngày làm việc vui vẻ !

Related Articles

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

21,913FansLike
2,506FollowersFollow
0SubscribersSubscribe
- Advertisement -

Latest Articles