Home Nuôi con Các bệnh trẻ hay gặp Lồng ruột ở trẻ em là gì?

Lồng ruột ở trẻ em là gì?

0
Lồng ruột ở trẻ em là gì?
Lồng ruột ở trẻ em là một triệu chứng khá nguy hiểm, diễn biến nhanh chóng và trẻ có thể gây tử vong nếu không được xử lý kịp thời. Để tìm hiểu về bệnh lồng ruột ở trẻ em là gì? Mời bạn đọc tham khảo những thông tin hữu ích dưới đây.
Lồng ruột ở trẻ em

Lồng ruột ở trẻ em là bệnh khi một đoạn ruột chui vào lòng của một đoạn ruột kế cận. Bệnh diễn biến nhanh chóng và có thể tử vong nếu trẻ không được xử lý kịp thời.

Lồng ruột ở trẻ em là gì?

Lồng ruột ở trẻ em là một bệnh liên quan đến ruột khi một đoạn ruột chui vào lòng của một đoạn ruột kế cận. Biểu hiện của lồng ruột là các cơn đau bụng cấp, đau quặn thắt, kéo dài trong khoảng 08 giờ.

Lồng ruột ở trẻ em nếu không được đưa đến viện kịp thời sẽ gây ra biến chứng cực kỳ nguy hiểm như viêm phúc mạc, hoại tử ruột và gây tử vong.

Nguyên nhân gây lồng ruột ở trẻ em

Lồng ruột ở trẻ em là gì?

Lồng ruột ở trẻ em trên 90% là không xác định được rõ nguyên nhân. Bệnh diễn biến nhanh và có thể tử vong chỉ trong vài giờ.

Lồng ruột ở trẻ em có trên 90% là không xác định được rõ nguyên nhân. Tuy nhiên theo các bác sĩ, có một số nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh lồng ruột ở trẻ như:

– Sự mất cân đối giữa kích thước của hồi tràng so với van hồi manh tràng, khiến các đoạn ruột của trẻ có thể chiu vào nhau gây ra bệnh lồng ruột.

– Do khối u, polyp ở ruột: các khối u, polyp ở ruột làm thay đổi nhu động ruột khiến các đoạn ruột chui vào nhau.

– Viêm nhiễm ruột: trẻ bị viêm nhiễm ruột cũng dễ gây ra triệu chứng lồng ruột

– Trẻ bị nhiễm Rotavirus: Rotavirus khiến trẻ hay nôn, tiêu chảy vì vậy trẻ cũng có khả năng bị lồng ruột cao hơn người bình thường.

Chưa có kết luận chính xác nào về nguyên nhân gây ra bệnh lồng ruột. Nhưng đối với những trẻ có tiền sử về đường ruột như bị sẹo tổn thương ở ruột, dính ruột hay trẻ có tiền sử bệnh lồng ruột cũng là một trong số những nguyên nhân gây ra bệnh lồng ruột.

Lồng ruột ở trẻ em biểu hiện như thế nào?

Lồng ruột

Lồng ruột khiến trẻ đau bụng dữ dội, khóc thét, ưỡn người, xoắn vặn, có thể nôn mửa, …

  • Trẻ đau bụng dữ dội chính là biểu hiện đầu tiên của bệnh lồng ruột.
  • Trẻ có thể khóc thét đột ngột, ưỡn người, xoắn vặn, đau bụng có thể khiến trẻ ngừng chơi hoặc bỏ bú.
  • Trẻ có thể nôn mửa ra thức ăn hoặc các dịch có màu xanh, vàng khi bị lồng ruột.
  • Trẻ đại tiện ra máu sau khi đã trải qua cơn đau bụng dữ dội.

Đã có rất nhiều cha mẹ thấy biểu hiện này và cũng nhầm tưởng rằng trẻ bị đau ruột thừa nên đã đưa trẻ đến viện kịp thời.

Cách chữa trị khi trẻ bị lồng ruột

Khi trẻ bị lồng ruột các đoạn ruột sẽ gây tắc nghẽn mạch máu khiến máu không thể lưu thông để nuôi sống các cơ quan khác trong cơ thể. Vì vậy khi trẻ bị lồng ruột, bạn cần nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để xử trí kịp thời tránh gây nguy hại đến sức khỏe và tính mạng của trẻ.

Bác sĩ sẽ chẩn đoán nguyên nhân, làm các xét nghiệm và căn cứ vào vị trí lồng ruột để đưa ra biện pháp xử trí hiệu quả và an toàn nhất.

Khi xác định chính xác trẻ bị lồng ruột, các bác sĩ có thể sẽ thực hiện một số biện pháp như sau:

  • Tháo lồng (cố định manh tràng), cắt nửa đại tràng, cắt đoạn ruột kèm khối lồng.
  • Nếu u ở manh tràng hay đại tràng phải thì không cắt bỏ nửa đại tràng phải và tùy theo điều kiện sức khỏe của trẻ có thể nối ngay hay đưa hai đầu ra ngoài mổ lại nối ở sau.
  • Nếu phát hiện thấy trẻ có u ở đại tràng trái thì sẽ phải cắt nửa đại tràng trái có khối u và đưa hai đầu ra ngoài làm hậu môn nhân tạo.
  • Nếu là u ruột non trẻ sẽ được cắt bỏ đoạn ruột lồng kèm khối u.
  • Ngoài việc thực hiện chỉ định các biện pháp trên trẻ còn có thể được bù thêm dịch, đặt ống thông dạ dày cho bụng đỡ chướng, …

Các biện pháp chữa trị bệnh lồng ruột ở trẻ em là vô cùng quan trọng và đòi hỏi sự chính xác cao nếu không cẩn thận có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ. Vì vậy ba mẹ không nên tự ý xử trí khi trẻ có dấu hiệu lồng ruột mà cần đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay để bác sĩ can thiệp kịp thời.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here