23 C
Hanoi
Friday, March 29, 2024

Buy now

Lúc nào cần bổ sung i-ốt cho trẻ?


I-ốt là vi chất hỗ trợ hoạt động của tuyến giáp, tạo độ kích thích để tăng trưởng thể chất và trí não. Thiếu I ốt sẽ gây còi xương, bướu cổ, giảm khả năng sáng tạo của trẻ, thậm chí gây mệt mỏi kéo dài khiến trẻ kém tập trung. Do đó, các mẹ cần bổ sung muối I ốt cho trẻ mỗi ngày. Tuy nhiên, nếu cho trẻ ăn nhiều muối I-ốt quá sẽ gây dư thừa muối, khiến trẻ thường xuyên khát nước, cơ thể dễ bị khô tế bào, thận hoạt động quá mức và dùng lâu dài có thể gây cao huyết áp. Vậy dùng muối I-ốt cho trẻ thế nào là đúng và đủ?

I-ốt có ở đâu?
Tinh chất I-ốt có nhiều trong đất, men theo đó vào các loại rau củ, thịt cá…. I-ốt cũng có nhiều trong nước biển nên các loại hải sản cũng chứa không ít I-ốt. Nhưng thực tế do bão lũ xối mòn đất nên lượng I-ốt đưa vào thực phẩm ngày càng ít đi, ăn nhiều hải sản cũng dễ gây ra bệnh gút nên không thể dùng hải sản mỗi ngày, chưa kể I-ốt tan nhanh ở nhiệt độ cao khi chế biến thực phẩm. Vì thế, chúng ta cần bổ sung I-ốt hàng ngày cho trẻ bằng muối I-ốt.

Một số ít thực phẩm có lượng I-ốt cao như phô mai, trứng gà, lươn, hải sản, sữa bột tách béo, sữa bột toàn phần, tảo biển, rau dền, bắp cải … còn phần lớn thực phẩm rất nghèo I-ốt.

Những dấu hiệu cho biết bé bị thiếu I-ốt
Với trẻ dưới 5 tuổi, tình trạng chậm tăng trưởng, thấp còi, rụng tóc nhiều là một số dấu hiệu điển hình cho thấy trẻ thiếu I-ốt. Với những trẻ lớn hơn, các dấu hiệu có thể bao gồm kém minh mẫn, hay quên, kém tập trung trong học tập cũng như trong mọi việc.. Khi thấy trẻ có các dấu hiệu kể trên, bạn nên đưa trẻ đến các trung tâm dinh dưỡng gần nhất để kiểm tra tình trạng sức khoẻ vì có thể trẻ đang bị thiếu I-ốt.

bo sung i-ot cho tre 1

Bổ sung i-ốt cho trẻ phải vừa đủ và hợp lý

Cách bảo quản và chế biến muối I-ốt
– Giữ muối I-ốt nơi khô thoáng, tránh ánh nắng mặt trời trực tiếp. Vì tinh chất I-ốt rất dễ bị bay hơi nên tốt nhất cho vào lọ thuỷ tinh đậy kín nắp hoặc mở bao ra dùng xong phải buộc chặt kín miệng bao.
– Không rang muối I-ốt vì đây là chất dễ bay hơi ở nhiệt độ cao.
– Khi nêm nếm thức ăn, ướp gia vị và 1 ít muối I-ốt trước. Sau khi nấu chín, tắt lửa và nêm muối I-ốt lại một lần nữa cho vừa ăn.

Lưu ý: Không nên cho trẻ ăn quá mặn, chỉ dùng một lượng muối I-ốt vừa đủ trong các món ăn hàng ngày của trẻ.

Minh Trang



Bệnh ở trẻ – mẹ nên biết

Avatar
Ngọc Yến
Mình là Yến Ngọc. Mình tạo blog để lấy tin từ các nguồn khác nhau phục vụ bạn đọc. Blog của mình chuyên các tin, review về mẹ và bé. Mong là website của mình sẽ giúp ích ít nhiều cho các bạn. Chúc các bạn ngày làm việc vui vẻ !

Related Articles

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

21,913FansLike
2,506FollowersFollow
0SubscribersSubscribe
- Advertisement -

Latest Articles