23 C
Hanoi
Friday, March 29, 2024

Buy now

Mách mẹ cách nhận biết khi trẻ bị nhiễm giun


Do phải chia sẻ những dưỡng chất cơ thể hấp thu được với những “vị khách không mời”, những trẻ bị nhiễm giun có nguy cơ thiếu chất hoặc suy dinh dưỡng khá cao. Ngoài ra, trong một số trường hợp, giun có thể chui vào ống mật, mạch máu, qua gan, qua phổi… của trẻ và để lại những ảnh hưởng nghiêm trọng nếu không được phát hiện kịp thời

Không chỉ hút chất dinh dưỡng, đa số những loại giun “cư trú” trong đường ruột của trẻ thường hút luôn cả máu để tồn tại và sinh sản. Thiếu máu và thiếu dinh dưỡng, những trẻ bị nhiễm giun có thể gặp bất lợi trong quá trình phát triển của mình. Bé có nguy cơ chậm lên cân, không tăng trưởng về chiều cao, thậm chí giảm chỉ số IQ. Tìm hiểu những dấu hiệu nhận biết trẻ nhiễm giun sau đây để có thể nhanh chóng phát hiện và điều trị cho con mẹ nhé!

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị nhiễm giun

Không phải mẹ nào cũng biết được những ảnh hưởng nghiêm trọng khi trẻ bị nhiễm giun

1/ Dấu hiệu nhận biết

Những biểu hiện về hệ tiêu hóa: Khi xâm nhập vào hệ tiêu hóa của trẻ, giun thường tiết ra chất độc khiến bé cảm thấy chán ăn, buồn nôn, thậm chí có thể gặp các vấn đề về tiêu hóa như tiêu chảy, táo bón, phân có nhớt hoặc có máu. Nghiêm trọng hơn, bé có thể bị tắc ruột do lượng giun quá nhiều.

Biểu hiện bên ngoài: Do bị thiếu máu, bé có dấu hiệu xanh xao mệt mỏi, thường xuyên có biểu hiện lo lắng, bồn chồn kém tập trung. Đặc biệt, những trường hợp nhiễm giun kim, bé sẽ thường xuyên bị ngứa hậu môn vào ban đêm, do giun thường đẻ trứng vào lúc này.

2/ Phòng ngừa nhiễm giun cho trẻ

– Giữ vệ sinh sạch sẽ, thường xuyên nhắc bé rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn trước và sau khi ăn.

– Không nên ăn ở những hàng quán lề đường hoặc những quán ăn không vệ sinh.

– Cho trẻ ăn chín, uống sôi. Đặc biệt, trong quá trình chế biến món ăn, mẹ nên cẩn thận, không để lẫn những thực phẩm sống, chín với nhau. Các loại trái cây, rau củ quả nên được ngâm với nước muối trong ít nhất 10 phút trước khi ăn.

– Cắt ngắn móng tay cho trẻ, và hạn chế trường hợp bé cho tay vào miệng sau khi chơi bẩn.

– Nên cho trẻ uống thuốc tẩy giun định kỳ mỗi 6 tháng/ lần.

Mẹ có biết về thuốc tẩy giun cho con?

Mẹ có biết về thuốc tẩy giun cho con?
Nhiễm giun sẽ khiến trẻ mắc các bệnh về tiêu hóa đồng thời sẽ có nguy cơ bị thiếu chất hoặc suy dinh dưỡng do các chất do cơ thể hấp thu sẽ bị chia sẻ cho những “vị khách trọ” phiền toái này. Tẩy giun cho trẻ 6 tháng một lần là điều các bác sĩ khuyến cáo. Thế nhưng các mẹ đã biết gì về các loại…

3/ Những lưu ý khi tẩy giun cho bé

– Những trẻ có bệnh mãn tính, bệnh liên quan tim, thận, gan… cần phải có sự cho phép của bác sĩ trước khi uống thuốc tẩy giun.

– Nên cho bé ăn no trước khi uống thuốc.

– Trong một vài trường hợp, thuốc tẩy giun có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn như nổi mề đay, mẩn đỏ. Thông thường, những triệu chứng này sẽ hết sau vài ngày, nhưng nếu tình trạng này kéo dài kèm theo biểu hiện mệt mỏi, mẹ nên nhanh chóng đưa bé đến bệnh viện.

>>> Xem thêm thảo luận có chủ đề liên quan:

  • Tìm hiểu bệnh nhiễm giun kim
  • Cách tẩy giun cho bé không cần thuốc

MarryBaby



Bệnh ở trẻ – mẹ nên biết

Avatar
Ngọc Yến
Mình là Yến Ngọc. Mình tạo blog để lấy tin từ các nguồn khác nhau phục vụ bạn đọc. Blog của mình chuyên các tin, review về mẹ và bé. Mong là website của mình sẽ giúp ích ít nhiều cho các bạn. Chúc các bạn ngày làm việc vui vẻ !

Related Articles

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

21,913FansLike
2,506FollowersFollow
0SubscribersSubscribe
- Advertisement -

Latest Articles