Home Nuôi con Các bệnh trẻ hay gặp Mẹ biết gì về hội chứng Tourette ở trẻ?

Mẹ biết gì về hội chứng Tourette ở trẻ?

0
Mẹ biết gì về hội chứng Tourette ở trẻ?

[ad_1]

Trong 1,000 trẻ em ở độ tuổi từ 3-8, chỉ có 2 trẻ bị hội chứng Tourette. Tất cả những trẻ này sẽ có hiện tượng máy giật (cử động không chủ ý và lặp lại nhiều lần) trước khi 18 tuổi. Tuy đây là một căn bệnh không quá phổ biến nhưng các mẹ cũng nên trang bị cho mình kiến thức cần thiết để bảo vệ con yêu

tật nháy mắt ở trẻ em

Hội chứng Tourette có thể biểu hiện ở mặt hoặc các bộ phận khác trên cơ thể

1/ Dấu hiệu của hội chứng Tourette

Có hai dạng máy giật ở người bị hội chứng Tourette: đơn giản và phức tạp.

• Đạng máy giật đơn giản chỉ ảnh hưởng đến một nhóm cơ. Người bị Tourette thường thể hiện sự máy giật lần đầu ở mặt (ví dụ, chớp mắt, chun mũi, hoặc trề môi) và sau đó có thể có máy giật ở các bộ phận khác trên cơ thể (co vai co, đá, ngoẹo đầu). Máy giật phát âm đơn giản bao gồm bao gồm hừ mũi, kêu ré, và ho.

• Máy giật phức tạp ảnh hưởng đến nhiều hơn một nhóm vận động. “Đó là một loạt các động tác máy giật, ví dụ như nháy mắt rồi nhún vai hoặc ho hay kêu ré,” Tiến sĩ Jerry Bubrick, nhà tâm lý học và là giám đốc cấp cao của Viên Tâm lý Trẻ em và Trung tâm Rối loạn Tâm trạng ở New York giải thích.

Mặc dù nhiều người thường đánh đồng Tourette với việc la hét những từ thô tục một cách không kiểm soát nhưng thực tế, chưa đến 2% người bị Tourette biểu hiện dạng máy giật này. Tourette có thể bao gồm bất kỳ sự kết hợp nào giữa các dạng máy giật với mức độ từ nặng đến nhẹ và có thể thay đổi theo thời gian.

Nhiều trẻ bị Tourette có những “dấu hiệu báo trước” trước khi cơn máy giật bắt đầu. Tiến sĩ Bubrick cho biết “Nó cũng giống như cảm giác ở mũi ngay trước khi bạn hắt hơi, và cách duy nhất để thoát khỏi nó là hắt hơi. Trẻ sẽ có cảm giác tương tự ở vị trí mà sự máy giật xảy ra, và sự máy giật là cách duy nhất để loại bỏ cảm giác đó.” Mặc dù hầu hết trẻ em không thể kiểm soát sự máy giật, một số trẻ có thể che giấu chúng cho đến khi tìm được một chỗ kín đáo.

bị bắt bạt

Chuyện sẽ trở nên nghiêm trọng hơn nếu bé trở thành đối tượng trêu chọc của bạn bè

Khoảng 5 đến 24% trẻ em ở tuổi đi học có sự máy giật nhưng không bị Tourette. Đây được gọi là “sự máy giật tạm” và thường kéo dài ít nhất 4 tháng và không quá một năm. Mẹ nên quan sát tần suất của sự máy giật, cường độ, cũng như mức độ ảnh hưởng đối với cuốc sống của trẻ. Trong trường hợp trẻ chỉ nháy mắt khi mệt mỏi và tình trạng này không ảnh hưởng đến cuộc sống ở nhà hay ở trường và tự biến mất sau hai tuần thì bạn chẳng có gì phải lo lắng. Nếu hiện tượng nháy mắt diễn ra thường xuyên hơn và bắt đầu khiến trẻ khó chịu hoặc trẻ bị bạn bè trêu ghẹo thì đã đến lúc bạn phải lo lắng.

2/ Nguyên nhân

Tourette là một tình trạng thần kinh xảy ra do rối loạn chức năng trong khu vực kiểm soát sự vận động ở não được gọi là hạch nền (basal ganglia). Một số nhà nghiên cứu cho rằng đến 85% các trường hợp là do yếu tố di truyền; 15% còn lại được cho là do những yếu tố như các biến chứng thai kỳ, chấn thương đầu, và ngộ độc carbon monoxide (CO). Xác suất mắc hội chứng này ở nam giới cao hơn 3 đến 4 lần so với nữ giới.

Căng thẳng không gây ra Tourette nhưng có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng. Với nhiều trẻ, sự máy giật tăng lên về tần số và mức độ nghiêm trọng khi căng thẳng, buồn chán, hoặc mệt mỏi. Tham gia các hoạt động, dù là thể thao hay trò chơi vi tính, đều có thể giúp làm giảm mức độ nghiêm trọng.

Có một mối tương quan chặt chẽ giữa Tourette và OCD (Rối loạn ám ảnh cưỡng chế). “Những đứa trẻ bị Tourette thường bị OCD, nhưng ngược lại thì không,” Tiến sĩ Bubrick cho biết. Trẻ bị Tourette cũng thường bị tăng động giảm chú ý (ADHD).

Chứng tăng động giảm chú ý (ADHD) và những liệu pháp điều trị

Chứng tăng động giảm chú ý (ADHD) và những liệu pháp điều trị
80% những trẻ đã từng trị liệu về ADHD cần tiếp tục điều trị, theo dõi cho đến tuổi thanh thiếu niên và hơn một nửa trong số này sẽ tiếp tục hành trình cho đến tuổi trưởng thành. Mặc dù biểu hiện của trẻ đã được cải thiện nhưng chúng vẫn cần tiếp tục học cách kiểm soát sự rối loạn của mình

3/ Điều trị

Tourette là được điều trị bởi một bác sĩ hoặc bác sĩ tâm lý với sự phối hợp của trẻ và phụ huynh. Có ba giai đoạn điều trị:

– Rèn luyện nhận thức. “Đầu tiên chúng tôi yêu cầu đứa trẻ và bố mẹ tiến hành ghi chép để họ có thể hiểu hơn về sự máy giật – khi nào xảy ra, có điều gì khác xảy ra vào cùng thời điểm, kéo dài bao lâu và đứa trẻ có khống chế được hay không,” Tiến sĩ Bubrick cho biết.

Trong giai đoạn này, đứa trẻ cũng được biết sự máy giật sẽ trông như thế nào đối với người ngoài. “Những đứa trẻ có thể biết chúng có sự máy giật, nhưng chúng không hiểu những người khác thấy gì.” Vì vậy bọn trẻ ngồi trước những gương và nhìn sự máy giật diễn ra. Theo Tiến sĩ Bubrick thì đây không phải là một trải nghiệm khó chịu đối với chúng: “Mục đích chỉ là để chúng nhìn thấy những gì mình đang trải qua.”

– Rèn luyện Thư giãn

Sự máy giật ít xuất hiện hơn khi cơ thể thư giãn, vì vậy trong giai đoạn này trẻ học các phương pháp để giảm căng thẳng và áp lực.

2 bài tập trẻ thường được dạy là hít thở sâu và thư giãn cơ từng bước. “Với những trẻ lớn hơn, chúng tôi thường thu âm những bài tập và chép vào điện thoại để chúng có thể nghe và thực hiện bất cứ khi nào,” Tiến sĩ Bubrick cho biết. Mỗi bài tập kéo dài 20 đến 25 phút, và ông khuyến nghị trẻ nên thực hiện một hay hai lần mỗi ngày.

“Nếu chúng luyện tập thường xuyên và đều đặn, trẻ sẽ bắt đầu có thể tự thư giãn mà không cần bản ghi âm. “Sau đó, khi chúng nhận ra rằng cơ thể mình đang căng thẳng, chúng có thể sử dụng những phương pháp của riêng mình để trở về trạng thái bình thường.” Việc này sẽ làm giảm các triệu chứng của chúng.

Cách nhận biết chứng tăng động giảm chú ý (ADHD)

Cách nhận biết chứng tăng động giảm chú ý (ADHD)
Bạn thấy bé con cứ nghịch ngợm và chạy nhảy không ngừng ư? Liệu có phải bé đã mắc chứng tăng động giảm chú ý (ADHD) không?

– Tìm một phản ứng cạnh tranh

Sau khi bọn trẻ biết khi nào sự máy giật diễn ra và cách để thư giãn cơ thể thì chúng sẽ được học những gì phải làm thay vì máy giật. “Chúng tôi muốn chúng sử dụng chính những cơ bị ảnh hưởng để thực hiện những chuyển động ngược lại cho cảm giác muốn máy giật qua đi,” Tiến sĩ Bubrick cho biết. Ví dụ như hiện tượng nháy mắt: Khi nháy mắt, mí mắt hạ xuống; hành động ngược lại sẽ là giữ mắt mở to. “Khi các dấu hiệu báo trước xuất hiện, chúng tôi dạy bọn trẻ sử dụng kỹ thuật thở và mở mắt to nhất có thể trong một phút.”

Nói cách khác, “chúng tôi sẽ dạy cho não bộ đánh lừa sự máy giật,” Tiến sĩ Bubrick cho biết. Điều này không hề dễ dàng, và đòi hỏi rất nhiều sự kiên nhẫn và luyện tập. Nhưng phần thưởng là ít máy giật hơn và dễ hòa đồng hơn. Quá trình điều trị thường kéo dài từ 10 đến 15 tuần, mỗi tuần điều trị một buổi, và sau đó đứa trẻ đã có những công cụ có thể sử dụng để kiểm soát sự máy giật tốt hơn.

MarryBaby

[ad_2]

Bệnh ở trẻ – mẹ nên biết

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here