24 C
Hanoi
Thursday, March 28, 2024

Buy now

Miếng dán tránh thai: Không phải ai dùng cũng tốt!


Không phải biện pháp ngừa thai phổ biến, nhưng miếng dán tránh thai cũng được nhiều chị em sử dụng vì sự tiện lợi và hiệu quả. Tuy nhiên, bạn đã từng nghe nói về tác dụng phụ của miếng dán tránh thai?

Nội dung bài viết

  • Miếng dán tránh thai là gì?
  • Cách sử dụng miếng dán tránh thai
  • Tác dụng phụ của miếng dán tránh thai
  • Trường hợp nào không nên dùng miếng dán tránh thai

Càng ngày càng có nhiều chị em phụ nữ sử dụng miếng dán tránh thai vì sự tiện lợi cũng như hiệu quả phương pháp này mang lại. Tuy nhiên, các chuyên gia cảnh báo chị em phụ nữ nên cân nhắc khi sử dụng biện pháp tránh thai này, bởi những tác dụng phụ có thể xảy ra.

Miếng dán tránh thai

Miếng dán tránh thai được dán trực tiếp vào vùng da trên cơ thể

Miếng dán tránh thai là gì?

Là một miếng dán nhỏ, hình vuông khoảng 4-5cm, miếng dán tránh thai được dán trực tiếp vào vùng da bắp tay, lưng, bụng hoặc mông.

Miếng dán chứa đồng thời 2 loại hormone nữ là ethinyl estradiol và norelgestromin, có tác dụng ngăn ngừa sự rụng trứng, đồng thời làm thay đổi chất nhầy cổ tử cung cũng như niêm mạc tử cung làm hành trình di chuyển của tinh trùng khó khăn hơn. Với những nàng trứng đã được thụ tinh, miếng dán tránh thai sẽ tác động, làm giảm khả năng trứng có thể hoàn thành quá trình cấy thai vào tử cung.

Cách sử dụng miếng dán tránh thai

Cách sử dụng miếng dán tránh thai cũng khá đơn giản. Mỗi tuần bạn sẽ dán 1 miếng dán lên da, liên tục trong 3 tuần. Tuần thứ 4 không dán miếng mới cho tới khi chu kỳ kinh nguyệt xảy ra. Sau khi hết “đèn đỏ” 1 ngày, bạn tiếp tục lặp lại quy trình.

Ngay cả khi bạn đi bơi, tắm rửa, miếng dán cũng không bong ra. Chỉ trong trường hợp sử dụng không đúng cách, miếng dán mới bị rơi ra. Hiệu quả tránh thai vẫn còn nếu miếng dán được sử dụng lại trên da trong vòng 24 giờ. Với những trường hợp quá 24 giờ, bạn nên sử dụng một biện pháp tránh thai khác trong vòng 7 ngày tiếp theo.

Chấm điểm hiệu quả các biện pháp tránh thai

Chấm điểm hiệu quả các biện pháp tránh thai
Tỷ lệ thất bại khi áp dụng biện pháp tránh thai thực tế là khá nhiều. Không phải vì không hiệu quả, chính người sử dụng không biết cách dùng nhất quán và chính xác. Bạn nên thay đổi một số hành vi sau nếu không muốn ảnh hưởng đến độ hiệu quả của các phương pháp kiểm soát chuyện sinh nở.

Lưu ý khi sử dụng

  • Trong vòng 7 ngày đầu tiên sử dụng miếng dán, bạn nên sử dụng thêm 1 biện pháp phòng ngừa khác.
  • Không hút thuốc khi đang sử dụng miếng dán.
  • Không dùng băng keo, cắt hoặc sửa lại miếng dán theo bất cứ hình thức nào.
  • Không dán lên ngực, vùng da kích ứng hoặc bị trầy xước.

Tác dụng phụ của miếng dán tránh thai

Giống như thuốc tránh thai, khi sử dụng miếng dán tránh thai, bạn cũng có thể gặp một vài tác dụng phụ như: kích ứng da, đau đầu, ra máu âm đạo bất thường, tăng cân, buồn nôn… Hơn nữa, sử dụng miếng dán tránh thai cũng có thể làm tăng huyết áp. Bạn nên thường xuyên kiểm tra và báo ngay cho bác sĩ nếu huyết áp có dấu hiệu tăng đột ngột.

Một trong những tác dụng phụ nguy hiểm của miếng dán tránh thai là nguy cơ hình thành cục máu đông và các vấn đề liên quan đến tim mạch. Ít nhất 2 nghiên cứu đã chỉ ra mối liên hệ giữa việc sử dụng miếng dán tránh thai và các vấn đề này. Nghiên cứu mới đây nhất của FDA cũng cho thấy nguy cơ hình thành cục máu đông ở phụ nữ sử dụng miếng dán tránh thai cao hơn 50% so với những phụ nữ dùng các biện pháp ngừa thai khác.

Những trường hợp dị ứng nghiêm trọng với miếng dán rất hiếm khi xảy ra. Tuy nhiên, nếu thấy các triệu chứng dị ứng như phát ban, ngứa, sưng, chóng mặt, khó thở… bạn nên đến bệnh viện để kiểm tra ngay.

4 tác dụng phụ của thuốc tránh thai khẩn cấp chị em cần biết

4 tác dụng phụ của thuốc tránh thai khẩn cấp chị em cần biết
Dùng thuốc tránh thai khẩn cấp không còn là việc quá xa lạ với chị em phụ nữ. Tuy nhiên, rất ít người biết được những tác dụng phụ của thuốc tránh thai khẩn cấp, nhất là 4 điều sau đây!

Trường hợp nào không nên dùng miếng dán tránh thai

Tỷ lệ hiệu quả của miếng dán tránh thai có thể lên đến 99,9% trong trường hợp sử dụng đúng theo hướng dẫn. Tuy nhiên, không phải tất cả phụ nữ đều sử dụng được miếng dán tránh thai. Nếu thuộc nhóm sau đây, bạn nên cân nhắc sử dụng một biện pháp ngừa thai khác.

  • Huyết áp cao không kiểm soát được
  • Bệnh tim
  • Phụ nữ bị bệnh tiểu đường thai kỳ có các vấn đề về mắt hoặc thận
  • Ra máu âm đạo bất thường
  • Gan có vấn đề
  • Có tiền sử nhức đầu hoặc đau nửa đầu
  • Có tiền sử đột quỵ, đau tim, ung thư vú hoặc cục máu đông
  • Những mẹ sau sinh đang cho con bú cũng không nên sử dụng miếng dán tránh thai, bởi có thể ảnh hưởng đến lượng sữa mẹ. Hơn nữa, một lượng hormone trong miếng dán có thể ngấm vào sữa mẹ và có thể dẫn đến một vài tác dụng không mong muốn.

Để tránh những tác dụng phụ không mong muốn khi sử dụng, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng miếng dán tránh thai hoặc bất kỳ biện pháp ngừa thai nào sử dụng hormone.



Những điều cần biết khi mang thai

Avatar
Ngọc Yến
Mình là Yến Ngọc. Mình tạo blog để lấy tin từ các nguồn khác nhau phục vụ bạn đọc. Blog của mình chuyên các tin, review về mẹ và bé. Mong là website của mình sẽ giúp ích ít nhiều cho các bạn. Chúc các bạn ngày làm việc vui vẻ !

Related Articles

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

21,913FansLike
2,506FollowersFollow
0SubscribersSubscribe
- Advertisement -

Latest Articles