Home Nuôi con Các bệnh trẻ hay gặp Một số bệnh thường gặp ở bé vào mùa hè mẹ nên cảnh giác

Một số bệnh thường gặp ở bé vào mùa hè mẹ nên cảnh giác

0
Một số bệnh thường gặp ở bé vào mùa hè mẹ nên cảnh giác

[ad_1]

Mùa hè, trời chợt nắng, chợt mưa, chợt nóng, chợt lạnh, là thời tiết khắc nghiệt đối với trẻ nhỏ. Tuy nhiên, nếu biết cách phòng bệnh, bé sẽ không bị nhiễm các bệnh lây lan vào mùa hè. Các mẹ hãy cùng MarryBaby tìm hiểu một số bệnh thường gặp ở bé vào mùa hè nhé.

Nội dung bài viết

  • 1. Tiêu chảy cấp – căn bệnh mùa hè nguy hiểm
  • 2. Viêm đường hô hấp
  • 3. Say nắng – căn bệnh mùa hè phổ biến
  • 4. Sốt xuất huyết 
  • 5. Các bệnh về tai 
  • 6. Cháy nắng – bệnh da liễu mùa hè
  • 7. Ngộ độc thực phẩm

Bệnh mùa hè thường xảy ra vào khoảng từ cuối tháng 4 khi thời tiết bắt đầu nắng nóng. Mẹ nên chú ý để phòng tránh cho trẻ khỏi nguy cơ mắc các loại dịch bệnh mùa hè nguy hiểm nhé.Bệnh mùa hè

Mùa hè là thời gian trẻ nhỏ được vui chơi thoải mái nhất trong năm. Vì lúc này thời tiết nắng ấm, con có thể hoạt động thoải mái. Hơn nữa đây cũng là lúc bé được nghỉ hè nên có nhiều thời gian để vui chơi hơn.

Song mùa hè cũng chính là lúc nhiều loại dịch bệnh phát triển, nếu không cẩn thận con rất dễ bị nhiễm virus, vi khuẩn ảnh hưởng đến sức khỏe. Vì vậy mẹ cần nắm rõ các loại bệnh mùa hè để đề phòng hoặc giúp con điều trị bệnh nhé.

1. Tiêu chảy cấp – căn bệnh mùa hè nguy hiểm

Căn bệnh phổ biến và mùa hè và có khả năng lây nhiễm cao trong cộng đồng. Mẹ nên chú ý nếu thấy bé có hiện tượng bị tiêu chảy để điều trị kịp thời. Bệnh tiêu chảy gây mất nước nhanh chóng nên có thể gây tử vong cho trẻ nhỏ, nhất là trẻ sơ sinh.

Khi trẻ bị tiêu chảy, mẹ cần nhanh chóng bù nước cho con bằng cách cho bé uống thật nhiều nước pha muối và đường với tỷ lệ nửa thìa cà phê muối với 6 thìa cà phê đường và 1 lít nước. Hoặc mẹ có thể cho con uống dung dịch bù nước oresol.

Mẹ cần lưu ý, khi dùng bất cứ loại thuốc nào để điều trị bệnh tiêu chảy cho trẻ đều phải hỏi ý kiến của bác sĩ. Ngoài ra, nếu trẻ có dấu hiệu trở nặng hơn, mẹ nên đưa con đến ngay bệnh viện để được điều trị kịp thời.

Phòng bệnh: Để phòng bệnh tiêu chảy cho bé, mẹ cần chú trọng đến việc chế biến, bảo quản thức ăn và sử dụng nguồn nước sạch. Đặc biệt luôn rửa tay cho con bằng xà bông sát khuẩn trước và sau khi ăn, sau khi con chơi đồ chơi hoặc đi từ ngoài về.

2. Viêm đường hô hấp

Đây cũng là một trong số các bệnh mùa hè thường gặp ở trẻ nhỏ. Biểu hiện của bệnh là bé đau ngực, khó thở, khóc quấy vì đau, bị nôn khi ăn và sốt.

♦ Phòng bệnh: Mẹ nên vệ sinh tai, mũi, họng cho bé thường xuyên và đúng cách. Tăng cường khả năng miễn dịch cho bé bằng cách cho bé uống nhiều nước trái cây. Ngoài ra, mẹ không nên để quạt hướng thẳng vào bé cho dù trời nóng đến đâu hoặc không cho con nằm phòng máy lạnh cả ngày.Bệnh mùa hè

3. Say nắng – căn bệnh mùa hè phổ biến

Say nắng nóng là trạng thái nhiệt độ cơ thể đột nhiên tăng cao, trong khi cơ thể không có khả năng điều tiết để hạ nhiệt. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là “nạn nhân” phổ biến nhất. Nguyên nhân thường là do uống ít nước, chọn quần áo không thích hợp với môi trường xung quanh, cơ thể bị phơi dưới ánh nắng nóng quá lâu, vượt quá mức chịu đựng, dẫn đến nhiều rối loạn ở các cơ quan, nhất là hệ thần kinh.

Khi cơ thể bị nóng quá mức, trung tâm điều hòa nhiệt độ ở thân não ứng biến bằng cách tiết mồ hôi để hạ bớt sức nóng của cơ thể. Tuy nhiên đối với trẻ em, trung tâm này chưa phát triển hoàn chỉnh nên sự giải nhiệt không tốt, khiến trẻ rất dễ bị say nắng.

Các triệu chứng của bệnh mùa nóng do say nắng bao gồm nhiệt độ cơ thể rất cao, da đỏ, nóng, khô, mạch nhanh, đau đầu từng cơn, buồn nôn, chóng mặt, lú lẫn và hôn mê.

♦ Phòng bệnh: Mẹ không cho bé chơi hay đi ngoài trời lâu nhất là giờ nắng nóng cao điểm từ 11 giờ – 3 giờ chiều.

4. Sốt xuất huyết 

Sốt xuất huyết là loại dịch bệnh mùa hè phổ biến do muỗi gây ra. Sốt xuất huyết rất nguy hiểm có thể gây tử vong khi trẻ bị biến chứng như suy hô hấp, suy tạng, mất ý thức, co giật. Sốt xuất huyết thể nhẹ cũng khiến trẻ mất nước, suy kiệt, biếng ăn, chậm lớn, đau nhức cơ thể.

♦ Phòng bệnh: Mẹ nên giữ nhà cửa sạch sẽ, thoáng mát, phát quang vườn tược hoặc bụi cây quanh nhà. Đồng thời trong môi trường sống không nên để tình trạng ao tù, nước đọng, bình vại bỏ hoang tạo môi trường cho muỗi đẻ trứng và sinh sôi. Nên phun thuốc diệt muỗi định kỳ đồng thời thoa kem chống muỗi, mặc quần áo dài tay cho trẻ khi bé chơi bên ngoài. Luôn mắc màn để chống muỗi khi bé ngủ. Nâng cao sức đề kháng cho bé bằng cách cho bé ăn ngủ đúng giờ, ăn uống đầy đủ dưỡng chất, vận động hàng ngày.Bệnh mùa hè

5. Các bệnh về tai 

Bơi là hoạt động được rất nhiều trẻ yêu thích trong ngày hè nóng nực. Tuy nhiên, do điều kiện vệ sinh cũng như không có cách bảo vệ tai đúng, bé cưng rất dễ mắc bệnh viêm tai. Đặc biệt, những trẻ có cơ địa dị ứng, tiền sử viêm mũi, viêm xoang, viêm tai thì nguy cơ tái phát bệnh rất nhanh. Các triệu chứng thường gặp như cảm giác ngứa ngáy, đau, chảy mủ vàng hay xanh và mất thính lực.

Vi khuẩn và các tạp chất trong nước có thể gây bệnh và cả gây thương tổn cho tai (bịt kín lỗ tai) hoặc chính bản thân bé hoặc mẹ sẽ gây thương tổn cho tai khi cố gắng lấy các dị vật trong tai ra ngoài.

♦ Phòng bệnh: Mẹ hãy rửa sạch tai thường xuyên cho trẻ, tránh tiếp xúc với các nguồn nước bẩn và đừng chọc bất cứ thứ gì vào trong tai của trẻ nhé!

6. Cháy nắng – bệnh da liễu mùa hè

Cháy nắng là hiện tượng da đỏ rộp lên và gây đau sau khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời quá nhiều. Theo Viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP), một vết cháy nắng sẽ chỉ xuất hiện sau 6-12 tiếng kể từ khi tiếp xúc với ánh nắng. Khi da trẻ có dấu hiệu bị cháy nắng, mẹ có thể tắm cho bé trong nước mát hoặc chườm mát để làm giảm nhiệt độ của da cũng như giúp giảm đau. Tuy nhiên, không nên dùng đá lạnh để chườm vì sẽ làm tăng thêm cảm giác nóng rát.

♦ Phòng bệnh: Giữ bé trong bóng râm để tránh tình trạng cháy nắng ở trẻ nhỏ, nhất là trong khoảng thời gian từ 11-16 giờ. Cho bé mặc quần áo chống nắng và đội mũ, sử dụng các loại kem chống nắng có chỉ số SPF thấp nhất là 15. Tốt nhất nên thoa lại kem chống nắng cứ 30 phút 1 lần khi bé chơi ngoài trời nắng.

Nếu các vết cháy nắng quá nghiêm trọng hoặc thêm các triệu chúng như sưng mặt, chóng mặt, sốt hay ớn lạnh, mạch đập quá nhanh, thở gấp, lú lẫn, nhức đầu hay các triệu chứng của nhiễm trùng da, mẹ nên lập tức đưa trẻ đến bệnh viện để được bác sĩ khám và chữa trị kịp thời.

Bệnh mùa hè

7. Ngộ độc thực phẩm

Còn gì tuyệt vời khi cả gia đình cùng giao lưu với bạn bè, tham gia các hoạt động giải trí và vui vẻ thưởng thức những bữa tiệc ngoài trời vào mùa hè năng động. Tuy nhiên, mẹ cần phải nhớ rằng ngộ độc thực phẩm chính là “sát thủ” phổ biến nhất trong mùa nóng oi bức như thế này.

Nhiều ẩm và nhiệt độ cao, những ngày nắng nóng được xem như khoảng thời gian lý tưởng cho vi khuẩn sinh sôi nảy nở. Nếu không có biện pháp phòng tránh khoa học hợp lý, nguy cơ trẻ bị ngộ độc thức ăn sẽ tăng cao báo động. Tác nhân gây bệnh thường là các vi khuẩn như salmonella, shigella, campylobacter, E.coli và listeria. Chúng có thể gây nên các triệu chứng như sốt, ớn lạnh, đau bụng, tiêu chảy, đi phân ra máu, nhức đầu, ói mửa và nhức đầu trong vòng vài tiếng sau khi bị ngộ độc thực phẩm. Trong một vài trường hợp, ngộ độc thực phẩm nếu không được chữa trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong.

♦ Phòng bệnh: Mẹ nên thực hiện cho gia đình ăn chín uống sôi. Luôn cho con rửa tay bằng xà phòng sát khuẩn thường xuyên. Hạn chế cho con ăn đồ bảo quản trong tủ lạnh, uống nước ngọt, nước đá, ăn quả dại. Tuyệt đối không cho con ăn thức ăn đã để qua ngày, cẩn trọng khi cho các bé có tiền sử dị ứng ăn các loại hạt, hải sản, nhộng ong. Khi chọn thực phẩm, mẹ nên chọn đồ tươi, sống có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng nhé.

Phòng bệnh mùa hè cho trẻ là cách tốt nhất để con luôn khỏe mạnh. Tuy nhiên, nếu bé không may bị mắc bệnh thì mẹ nên tìm cách điều trị tại nhà trước vài ngày, sau đó nếu các triệu chứng không giảm thì mẹ nên đưa con đến bệnh viện để được điều trị đúng cách nhé.

[ad_2]

Bệnh ở trẻ – mẹ nên biết

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here