23 C
Hanoi
Thursday, March 28, 2024

Buy now

Nguyên nhân trào ngược dạ dày ở trẻ em và cách xử trí tốt nhất

Nhiều ba mẹ thấy con bị trào ngược dạ dày những không biết nguyên nhân gây trào ngược dạ dày ở trẻ em là do đâu? Để hiểu hơn về bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ em, ba mẹ hãy tham khảo bài viết sau, để từ đó có biện pháp xử trí tốt nhất khi trẻ bị trào ngược dạ dày.

Trào ngược dạ dày ở trẻ em được hiểu như thế nào?

Mô tả hiện tượng trào ngược dày ở trẻ em

Trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh chủ yếu do các nguyên nhân như hệ tiêu hóa kém, sai lầm trong cách chăm sóc trẻ,… (ảnh minh họa)

Trào ngược dạ dày ở trẻ em là tình trạng thức ăn từ dạ dày, trào ngược trở lại thực quản khiến trẻ nôn, trớ thức ăn ra ngoài. Trào ngược dạ dày ở trẻ có 2 loại là trào ngược dạ dày sinh lý và trào ngược dạ dày bệnh lý.

Nếu trào ngược sinh lý thường không gây ảnh hưởng đến sinh hoạt và sức khỏe của trẻ. Thì trào ngược dạ dày bệnh lý nếu kéo dài có thể gây ra các biến chứng như trẻ bị suy dinh dưỡng, viêm thực quản và biến chứng lên đường hô hấp.

Nguyên nhân trào ngược dạ dày ở trẻ em

Trào ngược dạ dày sinh lý

Thường gặp ở trẻ dưới 6 tháng tuổi. Nguyên nhân có thể do trẻ ăn quá no hoặc cơ thể phản ứng với một loại thực phẩm nào đó.

Mẹ cho trẻ bú sai tư thế: Nhiều mẹ thường có thói quen vừa nằm vừa cho bé bú vào ban đêm. Tuy nhiên, ở tư thế này dạ dày sẽ nằm ngang nên khi sữa xuống đến dạ dày sẽ lại bị trào ngược lên miệng.

Trào ngược dạ dày bệnh lý

Thường gặp ở trẻ dưới 1 tuổi, nguyên nhân chủ yếu là do trẻ mắc phải một số dị tật bẩm sinh như thoát vị cơ hoành, sa dạ dày làm cho cơ co thắt thực quản dưới của trẻ yếu, từ đó đẩy thức ăn trào lên thực quản.

Một số trẻ bị bại não, nhiễm trùng toàn thân, hở van tâm vị bẩm sinh… cũng có khả năng bị trào ngược dạ dày thực quản.

Các biểu hiện khi trẻ bị trào ngược dạ dày

Biểu hiện trẻ bị trào ngược dạ dày

Biểu hiện trẻ bị trào ngược dạ dày thực quản. (ảnh minh họa)

  • Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ: bỏ bú, quấy khóc nhiều, nôn, ho, khò khè thường xuyên, thậm chí trẻ còn cong lưng, uốn người để làm giảm cảm giác khó chịu do trào ngược dạ dày gây ra.
  • Trẻ lớn: buồn nôn, nôn, ợ nóng, cảm nhận được vị chua ở cổ họng, nóng rát phía sau xương ức, đôi khi đau bụng hoặc đau khi nuốt. Trẻ có thể gặp triệu chứng đau bụng vào ban đêm, làm trẻ thức giấc, đau kéo dài từ vài phút đến vài giờ.

Chẩn đoán và điều trị bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ em

Chẩn đoán bệnh trào ngược dạ dày

Chẩn đoán bệnh trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ em thường được thực hiện dựa trên các biểu hiện lâm sàng như nôn, trớ hay ọc sữa sau ăn, trẻ thường xuyên quấy khóc, bỏ bú, chán ăn … như trên và thăm khám lâm sàng của bác sĩ. Nếu trẻ vẫn phát triển thể chất bình thường thì không cần chỉ định các xét nghiệm cận lâm sàng.

Trong trường hợp trẻ chậm tăng cân, suy dinh dưỡng, thiếu máu hay có các biểu hiện ở đường hô hấp, bác sĩ có thể chỉ định làm một số xét nghiệm cần thiết như siêu âm, xét nghiệm máu, đo pH thực quản, nội soi dạ dày, thực quản đối với trẻ lớn.

Điều trị khỏi trào ngược dạ dày với bác sĩ

Điều trị trào ngược dạ dày thực quản, cách xử trí tốt nhất là hãy đưa con đi khám tại chuyên khoa uy tín, để được bác sĩ thăm khám và xác định đúng nguyên nhân, từ đó có biện pháp xử trí tốt nhất cho bé. (ảnh minh họa)

Avatar
Ngọc Yến
Mình là Yến Ngọc. Mình tạo blog để lấy tin từ các nguồn khác nhau phục vụ bạn đọc. Blog của mình chuyên các tin, review về mẹ và bé. Mong là website của mình sẽ giúp ích ít nhiều cho các bạn. Chúc các bạn ngày làm việc vui vẻ !

Related Articles

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

21,913FansLike
2,506FollowersFollow
0SubscribersSubscribe
- Advertisement -

Latest Articles