Home Nuôi con Các bệnh trẻ hay gặp Nhận diện “thủ phạm” làm bé bị viêm phổi

Nhận diện “thủ phạm” làm bé bị viêm phổi

0
Nhận diện “thủ phạm” làm bé bị viêm phổi

[ad_1]

Viêm phổi là một dạng nhiễm trùng phổi, xảy ra khi các tác nhân gây bệnh vượt qua hàng rào bảo vệ của cơ thể và xâm nhập vào đường hô hấp. Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau khiến bé bị viêm phổi. Có thể do vi khuẩn cũng có nhiều trường hợp đến từ sự chủ quan của cha mẹ.

Nội dung bài viết

  • Điểm mặt “thủ phạm” gây viêm phổi
  • Phòng tránh bệnh đúng cách

Bé bị viêm phổi do nhiều nguyên nhân khác nhau và bệnh nhiều hơn vào mùa lạnh. Tuy nhiên, trẻ hoàn toàn có thể bị viêm phổi trong mùa hè do sự chủ quan của ba mẹ trong cách gìn giữ cho bé trong thói quen sinh hoạt, vui chơi, ăn uống,…

Dù viêm phổi do vi khuẩn và vi-rút, cách thức lây lan chủ yếu vẫn thông qua chất dịch phát tán từ mũi hoặc miệng khi ho hoặc hắt hơi vào người khác, qua dùng chung ly uống nước và dụng cụ đựng thức ăn, sờ vào khăn giấy hoặc khăn tay… mà người bệnh đã dùng.

Điểm mặt “thủ phạm” gây viêm phổi

Ngoài nguyên nhân chính là do vi khuẩn và vi-rút còn có nhiều “thủ phạm giấu mặt” khác làm gia tăng tỉ lệ viêm phổi ở trẻ sơ sinh mà ba mẹ không ngờ tới:

1. Trẻ bị nhiễm lạnh

Mùa đông hoặc những ngày gió nghịch mùa, nhiệt độ đột ngột xuống thấp nhiều mẹ không kiêng gió và ủ đủ ấm co con khiến bé dễ nhiễm lạnh,… Sau khi sinh khoảng 4 tháng mẹ có thể cùng bé đi dạo ngoài trời. Tuy nhiên, mẹ nên chọn nơi kín gió hoặc sử dụng xe đẩy có mái che kín. Thời gian sáng sớm và tối muộn là hai thời điểm lạnh nhất trong ngày, mẹ nên hạn chế đưa trẻ sơ sinh ra ngoài trời.

bé bị viêm phổi

Bé bị viêm phổi cần được sớm phát hiện và điều trị để tránh biến chứng nặng

Vào buổi đêm, khi mẹ cảm thấy lạnh thường ủ ấm thêm cho trẻ. Tuy nhiên trẻ lại có thể cảm thấy điều ngược lại và đạp tung chăn ra và sau đó lại dễ nhiễm lạnh. Nếu mẹ không kịp thời phát hiện đắp lại chăn cho con nhiều lần trong đêm, bé dễ dàng viêm đường hô hấp và viêm phổi.

2. Ủ ấm trẻ quá kỹ

Nhiều mẹ quan niệm rằng nghĩ rằng vào mùa đông cần phải ủ ấm cho trẻ một cách cẩn thận bằng nhiều lớp áo dày mỏng khác nhau. Tuy nhiên đây là một điều hoàn toàn sai lầm. Việc ủ ấm quá mức có thể sẽ gây thêm bệnh cho trẻ.

Thân nhiệt của trẻ sơ sinh không giống như người lớn. Trẻ sẽ cảm thấy nóng hoặc lạnh nhanh hơn. Bé thoát nhiệt qua da, nếu ủ bé kỹ quá, mồ hôi thoát ra không được bay đi mà sẽ thấm ngược trở lại vào phổi, gây các bệnh về hô hấp.

Với những trẻ trên 2 tuổi thường hay chạy nhảy, chơi đùa nên dễ nóng người, toát mồ hôi ngay cả khi thời tiết đang rất lạnh. Vì thế, mặc quá ấm, trẻ dễ bị ra mồ hôi lưng, đầu. Nếu không kịp thời lau khô thì trẻ sẽ bị cảm lạnh, viêm phổi.

Bé bị sốt tay chân lạnh: Xử sao cho đúng?

Bé bị sốt tay chân lạnh: Xử sao cho đúng?
Thay vì cơ thể nóng hổi, nhiều bé bị sốt nhưng tay chân lạnh ngắt làm mẹ lo lắng không biết xử lý sao cho đúng. Chăm sóc bé bị sốt tay chân lạnh như thế nào? Mẹ tham khảo bài viết sau nhé!

3. Thói quen sinh hoạt 

Vào mùa hè, quạt và điều hòa là “cứu cánh” cho những con nóng rát bỏng. Đó cũng là lý do nhiều mẹ bật điều hoà hoặc quạt liên tục ngày đêm, thậm chí để luồng gió chiếu thẳng vào người trẻ khiến bé bị nhiễm lạnh, dễ dẫn đến viêm phổi.

Sự chênh lệch nhiệt độ giữa phòng lạnh và ngoài trời quá lớn cũng khiến trẻ khó thích nghi, cộng thêm ngồi trong phòng điều hòa quá lâu khiến da và họng khô khiến trẻ dễ bị viêm đường hô hấp và viêm phổi.

Ngoài ra, việc ăn đồ ăn lạnh liên tục vào mùa hè như nước đá, kem, trái cây… dễ khiến trẻ bị viêm họng. Nếu điều trị không tốt có thể dẫn tới viêm đường hô hấp nặng và cuối cùng dẫn tới viêm phổi.

4. Quá trình sinh nở

Trẻ dưới 2 tuổi bị viêm phổi chủ yếu do các loại vi khuẩn như Listeria, Coli, các vi khuẩn Gram âm. Nhiễm khuẩn phổi có thể xảy ra từ trước, trong hoặc sau khi sinh do liên quan tới thời gian vỡ ối trước khi đẻ.

Ước tính thời gian từ vỡ ối tới khi sinh khoảng 6-12 giờ, tỉ lệ trẻ bị viêm phổi là 33%. Từ khoảng 12-24 giờ là trên 51% và trên 24 giờ là 90%.

Xử trí nhanh khi bị vỡ ối

Xử trí nhanh khi bị vỡ ối
Không hiếm bà bầu chưa kịp ra máu báo đã vỡ ối bất thình lình. Những lúc thế này chắc hẳn ai mà chẳng hoảng loạn. Trang bị ngay cách xử trí nhanh dưới đây!

Phòng tránh bệnh đúng cách

Có nhiều trường hợp trẻ được đưa đến bệnh viện trong tình trạng bệnh nặng, một phần do sự chủ quan của cha mẹ trong việc bỏ qua triệu chứng ban đầu. Để phòng ngừa nguy cơ gây bệnh và bùng phát thành dịch cha mẹ nên lưu ý một số vấn đề sau:

  • Cho trẻ bú sữa mẹ  ngay sau khi sinh, hoàn toàn trong 6 tháng đầu và bú kéo dài đến 2 tuổi để đảm bảo sức đề kháng tốt nhất cho trẻ.
  • Bổ sung thức ăn cho trẻ cần đủ 4 nhóm thực phẩm: Ngũ cốc, đạm động vật hoặc đậu đỗ, dầu mỡ, rau quả.
  • Không cho trẻ uống đồ lạnh nhiều vào mùa hè.
Dấu hiệu bé bị viêm phổi

Ho là triệu chứng thường thấy khi trẻ bị các bệnh về đường hô hấp

  • Sử dụng điều hòa trong phòng trẻ ở nhiệt độ 28 độ C. Không nên để trẻ ra quá nhiều mồ hôi vì nếu không kịp lau khô trẻ sẽ dễ bị cảm lạnh.
  • Theo dõi lịch tiêm phòng cho trẻ sơ sinh và đưa trẻ tiêm chủng đầy đủ đúng lịch trong năm đầu.
  • Nếu trong gia đình có người bị nhiễm khuẩn hô hấp như cúm, lao phổi cần cách ly để không lây nhiễm sang trẻ.
  • Khi trẻ  có những biểu hiện nhiễm khuẩn hô hấp cấp như cảm lạnh, viêm mũi, họng thì cần được  xử lý sớm để ngăn chặn bệnh chuyển sang viêm phổi.

Bé bị viêm phổi thường cảm thấy khó chịu, quấy khóc. Với trẻ sơ sinh điều này lại càng đáng lo do sức đề kháng kém. Vì vậy mẹ càng cần chú ý chăm sóc sức khỏe mọi thời điểm trong ngày cho trẻ.

[ad_2]

Bệnh ở trẻ – mẹ nên biết

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here