22 C
Hanoi
Friday, March 29, 2024

Buy now

Nhiễm khuẩn đường ruột ở trẻ và những điều mẹ cần biết


Nhiễm khuẩn đường ruột ở trẻ nếu không được phát hiện kịp thời cũng như chăm sóc và điều trị đúng cách có thể dẫn đến những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe bé cưng, thậm chí là gây tử vong.

Nội dung bài viết

  • 1. Nguyên nhân gây nhiễm khuẩn đường ruột ở trẻ
  • 2. Triệu chứng nhiễm khuẩn đường ruột ở trẻ em
  • 3. Khi nào nên đưa trẻ đến bệnh viện?
  • 4. Trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột nên ăn gì?

Nhiễm khuẩn đường ruột ở trẻ khá phổ biến. Thông thường, loại bệnh này là do những thiên thần nhỏ thường xuyên tiếp xúc với các đồ vật hay ổ chứa các vi khuẩn gây bệnh như thú cưng, gia cầm và gia súc.

Tuy không phải bệnh quá nguy hiểm, nhưng nhiễm khuẩn đường ruột ở trẻ em mà không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây ra ảnh hưởng xấu cho sức khỏe. Mẹ nên chủ động tìm hiểu về nguyên nhân gây bệnh, cách điều trị cũng như phòng ngừa để có thể chăm sóc và bảo vệ sức khỏe con yêu tốt nhất.

Nhiễm khuẩn đường ruột

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có hệ tiêu hóa kém nên rất dễ bị nhiễm khuẩn đường ruột

1. Nguyên nhân gây nhiễm khuẩn đường ruột ở trẻ

Hệ tiêu hoá những năm đầu đời của các thiên thần nhỏ còn quá non yếu nên đã trở thành môi trường lý tưởng cho sự xâm nhập của các vi-rút gây tổn thương và nhiễm khuẩn. Hai thủ phạm chính gây nên căn bệnh này ở con yêu là những vi khuẩn dạng campylobacter và vi khuẩn Escherichia coli (E. coli).

Con đường lây nhiễm chính là do các bé tiếp xúc với những đồ vật không vệ sinh, chứa vi khuẩn như thú cưng, gia cầm hay gia súc. Với kháng thể chưa được phát triển toàn diện, thiên thần nhỏ của bạn sẽ có khả năng bị nhiễm khuẩn đường ruột tương đối cao.

2. Triệu chứng nhiễm khuẩn đường ruột ở trẻ em

Mẹ cần lưu ý cũng như theo dõi những dấu hiệu nhiễm khuẩn đường ruột sau đây để có thể kịp thời đưa trẻ đến bệnh viện chữa trị.

– Con yêu quấy khóc, đau bụng dữ dội đi kèm theo triệu chứng sốt (nhẹ hay nặng), buồn nôn hoặc nôn nhiều.

– Bé bị đi phân lỏng có thể lẫn với chất nhầy hay bạch cầu nhiều lần trong ngày dẫn đến tình trạng cơ thể thiếu nước, xanh xao, hốc hác và kèm theo triệu chứng sốt.

– Tuỳ theo thể trạng từng bé, thời gian ủ bệnh có thể kéo dài từ 2 đến 5 ngày hay cũng có thể từ 1 đến 10 ngày.

Trẻ sơ sinh đi ngoài nhiều: Nhìn "sản phẩm đầu ra" chẩn bệnh

Trẻ sơ sinh đi ngoài nhiều: Nhìn “sản phẩm đầu ra” chẩn bệnh
Sự đa dạng về màu sắc, đặc thù “sản phẩm” và tần suất trẻ đi ngoài nhiều lần có thể làm cho mẹ căng thẳng và bị ám ảnh mỗi lần thay tã cho bé. Đừng quá lo lắng vì đôi khi bé bị đi cũng đơn giản chỉ là cơ thể muốn đào thải “chất khó ưa” mà thôi!

3. Khi nào nên đưa trẻ đến bệnh viện?

Trong trường hợp quan sát, các mẹ thấy trẻ sốt nhẹ và các dấu hiệu nhận diện nhiễm khuẩn đường ruột như trên không quá nghiêm trọng, bạn có thể cho bé uống oresol, nước trái cây pha loãng để cấp nước đồng thời kết hợp các thực phẩm dễ tiêu, nhiều nước. Điều này sẽ giúp các thiên thần nhỏ của mẹ nhanh chóng phục hồi và đẩy lùi sự xâm nhập của vị những vị khách không mời trong đường ruột. Tuy nhiên, nếu bạn vẫn chưa thấy bé thuyên giảm mà còn kèm theo sốt cao, nôn mửa nhiều, đi phân lỏng lẫn chất nhầy hay bạch cầu nhiều lần trong ngày, chân tay thiếu sức và bị lạnh, các mẹ cần nhanh chóng đưa con yêu đến bệnh viện để kịp thời chữa trị.

4. Trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột nên ăn gì?

để ý chế độ ăn uống của con

Với trường hợp nhiễm khuẩn đường ruột ở trẻ, trong quá trinh điều trị, các mẹ cần lưu ý đến chế độ ăn uống hợp lý để nhanh chóng giúp con yêu đẩy lùi bệnh và phòng chống tái phát.

– Vì lúc này đường hệ tiêu hoá của bé tương đối yếu nên các mẹ cần chia nhỏ bữa ăn trong ngày cho bé.

– Các món ăn cần được chế biến kỹ lưỡng, ưu tiên những loại giàu dinh dưỡng dưới dạng lỏng hay mềm để giúp trẻ dễ tiêu hoá và hấp thụ như: sữa, cháo, súp, nước trái cây…

– Vào thời điểm này, bạn cũng cần chú ý đến khẩu vị của bé như thường xuyên thay đổi món ăn theo sở thích của bé.

– Giá đỗ hay các hạt nảy mầm sẽ được khuyến khích vì giúp con yêu bổ sung thêm men tiêu hoá, tăng thêm năng lượng cho cơ thể.

– Nếu bé còn bú mẹ, bạn có thể tăng thêm thời gian bú cũng như bữa bú cho trẻ.

– Bổ sung nước cho bé bằng các loại nước trái cây pha loãng, nươc cháo muối hay oresol.

– Những thực phẩm cần ưu tiên: Gạo, giá đỗ, khoai tây, thịt gà hay bò, trứng sữa… Bên cạnh đó, các mẹ cũng đừng quên bổ sung các loại quả tươi dinh dưỡng vào bữa ăn của con yêu như: cam, chuối, đu đủ, xoài, bưởi…Đồng thời, những thiên thần nhỏ cũng cần tránh những loại thực phẩm có chứa chất xơ dồi dào như bắp hạt, rau cần, măng, rau bí…và các loại nước uống có ga hay đồ ăn lạnh.

Nguồn: Gastrointestinal Infection: Symptoms, Causes, and Treatment
https://www.healthline.com/health/gastrointestinal-infection
https://www.medicalnewstoday.com/articles/gastrointestinal-infection



Bệnh ở trẻ – mẹ nên biết

Avatar
Ngọc Yến
Mình là Yến Ngọc. Mình tạo blog để lấy tin từ các nguồn khác nhau phục vụ bạn đọc. Blog của mình chuyên các tin, review về mẹ và bé. Mong là website của mình sẽ giúp ích ít nhiều cho các bạn. Chúc các bạn ngày làm việc vui vẻ !

Related Articles

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

21,913FansLike
2,506FollowersFollow
0SubscribersSubscribe
- Advertisement -

Latest Articles