22 C
Hanoi
Friday, March 29, 2024

Buy now

Nhiễm nấm âm đạo có thể điều trị tận gốc được không?

Nhiễm nấm âm đạo có điều trị tận gốc được không?

Thưa bác sĩ, tôi năm nay 26 tuổi, có một em bé. Hiện tại tôi đang sử dụng phương pháp ngừa thai bằng cách uống thuốc tránh thai 72h sau khi quan hệ. Trước đây tôi đi khám phụ khoa có bị nấm nhẹ, từng có đi đốt điện một lần. Do bác sỹ nói cổ tử cung bị viêm có thể dẫn đến ung thư. Khỏi một thời gian. Tuy nhiên nếu có quan hệ thì tôi lại bị lại. Thường có mùi khó chịu và huyết trắng thỉnh thoảng ngứa. Tôi đã vệ sinh rất sạch sẽ, có sử dụng cả dạ hương, lúc nào cũng có thuốc bôi và viên dạng đặt. Giờ tôi muốn chữa khỏi tận gốc thì phải làm sao?

Trả lời

Phụ nữ trong lứa tuổi sanh đẻ thường có huyết trắng. Không phải huyết trắng nào cũng là bệnh lý. Huyết trắng bình thường có tính chất trong, dai, không mùi, không gây ngứa thường ra nhiều hơn lúc giữa chu kỳ và gần ra kinh. Bạn nói bạn có đốt điện một lần, chắc lần đó bạn bị lộ tuyến cổ tử cung. Lộ tuyến cổ tử cung không phải là bệnh lý. Nó chỉ gây phiền là ra huyết trắng nhiều (huyết trắng trong, dai như mình nói ở trên). Khi nào huyết trắng bị hôi, ngứa, thay đổi màu, có mùi thì lúc đó bạn đang bị viêm âm đạo và cần điều trị.

Nấm Âm Đạo: Triệu Chứng, Cách Điều Trị Hiệu Quả Cho Nữ Giới

Lưu ý đây là điều trị viêm âm đạo chứ không phải điều trị lộ tuyến cổ tử cung. Việc đốt lộ tuyến cổ tử cung sẽ làm giảm ra huyết trắng một thời gian. Sau đó sẽ ra huyết trắng lại. Việc đốt điện cổ tử cung không phải là phương pháp ngăn ngừa hay điều trị ung thư cổ tử cung. Bạn nên được tầm soát ung thư cổ tử cung theo lịch. Khi có bất thường trên kết quả tầm soát sẽ được điều trị hay theo dõi đúng với sang thương.

Trong âm đạo thường có nhiều vi khuẩn, vi nấm. Khi nào gặp điều kiện thuận lợi thì sẽ gây bệnh. Vậy bạn muốn điều trị dứt điểm không bao giờ bị nữa là điều không thể. Việc giữ vệ sinh đúng cách sẽ làm hạn chế bị tái nhiễm. Nếu đang bị viêm âm đạo, bạn nên đi khám để bác sĩ xác định đúng tác nhân gây bệnh và dùng thuốc đúng tác nhân đó đủ liều lượng. Không nên tự mua thuốc đặt và nước rửa vệ sinh. Vì có thể làm bệnh nặng hơn khi bạn dùng thuốc không đúng tác nhân gây bệnh.

Những lúc bình thường (không bị viêm nhiễm) bạn không cần rửa nước rửa phụ khoa. Chỉ cần rửa nước sạch và rửa bên ngoài, không rửa bên trong âm đạo là đủ. Không nên ngâm.

Môi trường âm đạo thường có tính acid nhẹ. Để kiềm hãm các vi sinh vật gây bệnh và thuận lợi cho các vi khuẩn có lợi. Nếu pH âm đạo tăng (môi trường kiềm hơn) sẽ kiềm hãm vi nấm phát triển nhưng lại thuận lợi cho vi trùng gây bệnh. Ngược lại khi pH âm đạo giảm (môi trường acid hơn) sẽ kiềm hãm vi khuẩn nhưng lại thuận lợi cho nấm. Các nước rửa phụ khoa thường có độ pH khác nhau. Do đó việc lạm dụng nó sẽ dẫn đến thay đổi pH âm đạo. Lúc đó bạn sẽ dể bị nhiễm nấm hoặc vi khuẩn.

Khi bị viêm nhiễm nếu bạn dùng sai nước rửa: ví dụ bạn đang nhiễm nấm và rửa các loại nước rửa có pH thấp hơn pH âm đạo tức là đưa môi trường âm đạo acid hơn lúc đó bệnh của bạn càng nặng hơn.

Tài liệu tham khảo

Câu hỏi được tổng hợp từ Fanpage Sản phụ khoa của Y Học Cộng Đồng

Avatar
Ngọc Yến
Mình là Yến Ngọc. Mình tạo blog để lấy tin từ các nguồn khác nhau phục vụ bạn đọc. Blog của mình chuyên các tin, review về mẹ và bé. Mong là website của mình sẽ giúp ích ít nhiều cho các bạn. Chúc các bạn ngày làm việc vui vẻ !

Related Articles

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

21,913FansLike
2,506FollowersFollow
0SubscribersSubscribe
- Advertisement -

Latest Articles