25 C
Hanoi
Thursday, March 28, 2024

Buy now

Những bệnh lý gây rối loạn tiêu hóa ở trẻ em thường gặp


Trẻ bị rối loạn tiêu hóa dẫn tới “chán nản” ăn uống, dinh dưỡng không được hấp thụ, suy dinh dưỡng. Một vòng tròn về sức khỏe được thiết lập, nếu tìm ra nguyên nhân để có biện pháp điều trị dứt điểm kịp thời sẽ là “nỗi bất an” của nhiều phụ huynh.

Nội dung bài viết

  • Bệnh lý gây rối loạn tiêu hóa thường gặp
  • Táo bón
  • Tiêu chảy
  • Những lưu ý khác về nguyên nhân gây bệnh

Khi trẻ có các triệu chứng như: Đầy hơi, chướng bụng, táo bón, tiêu chảy… bạn cần nghĩ ngay tới hiện tượng rối loạn tiêu hóa ở trẻ em. Đây cũng là biểu hiện của sự mất cân bằng hệ vi sinh.

Rối loạn tiêu hóa không chỉ cụ thể một loại bệnh lý nào. Đây là một thuật ngữ mà y học hiện đại dùng để chỉ về sự bất thường của chức năng dạ dày. Nguyên nhân rối loạn tiêu hóa rất đa dạng như: bệnh lý của cơ thể, thay đổi chế độ ăn, dùng thuốc kháng sinh nhiều…

Bệnh lý gây rối loạn tiêu hóa thường gặp

Trẻ thường xuyên bị tiêu chảy, đi ngoài nhiều lần trong ngày, nôn trớ… sẽ bị thiếu hụt chất dinh dưỡng, dễ bị suy dinh dưỡng. Vì vậy, bạn cần sớm tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh để cùng bác sĩ đưa điều trị và chăm sóc trẻ đúng cách.

Dưới đây là một số bệnh lý thông thường liên quan đến rối loạn tiêu hóa ở trẻ.

  • Táo bón

Triệu chứng táo bón thường gặp ở nhiều bệnh khác nhau hoặc đơn thuần là do chế độ ăn uống ít chất xơ khiến trẻ khó đi tiêu. Táo bón được hiểu đơn giản là trẻ có số lần đi tiêu ít hơn bình thường  với phân to, cứng, cảm thấy đau rát hậu môn và đôi khi kèm theo máu. Đây là một trong những biểu hiện đặc trưng của rối loạn tiêu hóa ở trẻ em.

Nguyên nhân gây hiện tượng này có thể kể đến: Ăn quá nhiều thức ăn nhiều mỡ, chất đạm và ít chất khoán hoặc thức ăn cứng hoặc không đủ lượng vitamin B1 cần thiết, có khi do lỗ hậu môn bị rạn.

>> Trẻ bị đi ngoài ra máu “nguy hiểm” ra sao?

Để tránh táo bón bạn bên: Cho trẻ ăn nhiều rau quả sẽ giúp cho cơ bụng và thành ruột co bóp tốt hơn. Các loại nước ép hoặc nước luộc củ cải cũng có tác dụng chống táo bón.

Một số biến chứng nguy hiểm từ bệnh này: viêm ruột, thủng ruột… Do đó, cần được khám và tìm nguyên nhân gây táo bón để có điều trị thích hợp.

  • Tiêu chảy

Khi nhắc đến rối loạn tiêu hóa không thể bỏ qua bệnh lý liên quan: Tiêu chảy. Khi trẻ đi tiêu ra phân lỏng như nước trên 3 lần một ngày thì được coi là tiêu chảy. Nếu trẻ bị tiêu chảy kéo dài sẽ dẫn đến mất nước, mất điện giải trầm trọng có thể dẫn tới tử vong nếu không được bù nước, bù điện giải kịp thời.

Nguyên nhân trẻ dễ bị tiêu chảy là do “con đường ăn uống” không tốt, ảnh hưởng đến hệ vi sinh, đường ruột. Vệ sinh an toàn thực phẩm không được đảm bảo, trẻ thường xuyên ăn vặt ở gánh hàng rong… cũng dễ bị trúng thực hơn.

Khi trẻ bị bệnh cần cho trẻ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, ăn những thức ăn loãng, dễ tiêu giúp tăng cường sức khỏe, cơ thể nhanh chóng phục hồi.  Đồng thời phải bù điện giải cho trẻ, tốt nhất bằng nước oresol và phải tuân thủ hướng dẫn pha oresol, cho trẻ uống đúng cách, uống từng ít một, uống liên tục và rải rác trong ngày.

Nếu bệnh có biểu hiện diễn biến phức tạp, tốt nhất hãy đưa trẻ đến một cơ sở y tế uy tín để điều trị.

Những lưu ý khác về nguyên nhân gây bệnh

Ngoài các bệnh lý liên quan gây rối loạn tiêu hóa, còn phải kể đến các nguyên nhân do mất cân bằng hệ vi sinh, uống quá nhiều thuốc kháng sinh.

  • Hệ vi sinh mất cân bằng: Hệ vi sinh đóng một vai trò quan trọng đối với đường tiêu hóa, đặc biệt là ở đại tràng. Gần 500 loại vi khuẩn có ích khác nhau, ngoài việc tham gia vào khâu cuối cùng của quá trình tiêu hóa, còn đảm nhiệm chức năng bảo vệ đại tràng.

Hệ vi sinh sinh lý bị mất cân bằng sẽ dẫn tới rối loạn tiêu hóa. Hệ lụy là  thức ăn không được tiêu hóa hoàn toàn trẻ đi ngoài phân sống loạn khuẩn đường tiêu hóa tạo cơ hội cho một số loại vi khuẩn gây bệnh nguy hiểm phát triển.

  • Uống thuốc kháng sinh liên tục: Đối với những trẻ bị bệnh lý bắt buộc phải dùng kháng sinh sẽ có hiện tượng rối loại tiêu hoá thường xuyên. Vì vậy, khi điều trị bệnh cho trẻ, bạn cần để ý đến đơn thuốc, hạn chế cho trẻ uống thuốc, nếu có thể thay thế bằng phương thuốc dân gian hãy thử áp dụng.

Thuốc kháng sinh không chỉ tiêu diệt vi khuẩn có hại mà còn diệt luôn cả vi khuẩn có lợi. Đó cũng là lúc vi khuẩn có hại xâm nhập và phát triển mạnh hơn, gây mất cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột, dẫn đến rối loạn tiêu hoá.

Rối loạn tiêu hóa ở trẻ em để điều trị dứt điểm bên cạnh các biện pháp như: giữ vệ sinh trong ăn uống, tẩy giun đúng lịch, điều chỉnh chế độ ăn phù hợp bạn và trẻ cần tuân thủ phác đồ điều trị từ bác sĩ.



Bệnh ở trẻ – mẹ nên biết

Avatar
Ngọc Yến
Mình là Yến Ngọc. Mình tạo blog để lấy tin từ các nguồn khác nhau phục vụ bạn đọc. Blog của mình chuyên các tin, review về mẹ và bé. Mong là website của mình sẽ giúp ích ít nhiều cho các bạn. Chúc các bạn ngày làm việc vui vẻ !

Related Articles

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

21,913FansLike
2,506FollowersFollow
0SubscribersSubscribe
- Advertisement -

Latest Articles