Home Nuôi con Các bệnh trẻ hay gặp Những bệnh lý liên quan khi trẻ bị đi ngoài ra máu

Những bệnh lý liên quan khi trẻ bị đi ngoài ra máu

0
Những bệnh lý liên quan khi trẻ bị đi ngoài ra máu

[ad_1]

Táo bón, viêm đường ruột hay những dấu hiệu của bệnh lồng ruột, kiết lỵ đều có thể là những nguyên nhân khiến trẻ có thể đi ngoài ra máu. Ở độ tuổi tiểu học, bạn sẽ dễ dàng phát hiện bệnh hơn vì trẻ có thể chia sẻ cảm giác khó chịu.

Nội dung bài viết

  • Cách xác định phân bé có máu
  • Những bệnh lý liên quan
  • Trẻ ra máu như thế nào là nguy hiểm?

Nếu lần đầu tiên thấy trẻ bị đi ngoài ra máu, bạn hẳn sẽ lo lắng và có đôi chút hốt hoảng. Có thể là do chế độ ăn uống của trẻ đang có vấn đề nhưng cũng không loại trừ trường hợp trẻ đang mắc một số bệnh lý liên quan. Đó cũng chính là nguyên nhân khiến phụ huynh nhầm lẫn và chữa trị sai cách cho trẻ.

Cách xác định phân bé có máu

Bĩnh tĩnh là yếu tố cần thiết khi trẻ nói với bạn: “Con bị đại tiện khó, và trong phân có máu”. Đừng vội chỉ nghe qua loa, điều đầu tiên bạn cần làm đó chính là xác định máu trong phân màu gì.

Trẻ vốn sẽ bị hoảng sợ và không thể phân biệt được phân có chứa máu hay không mà chỉ biết là có màu giống máu. Bạn bình tĩnh hỏi trẻ đồng thời quan sát phân sẽ nhận ra được vấn đề cần giải quyết. Trong y học, máu trong phân bao gồm các loại sau: Phân có máu tươi, phân có màu đỏ hoặc phân có màu đen hoặc nâu đen.

tre bi di ngoai ra mau

Những cơn đau bụng dữ dội kèm theo đi ngoài ra máu khiến trẻ sợ nhà vệ sinh

Lý do cần phải xác định rõ màu máu trong phân trẻ vì: Thứ nhất, có thể trước đó trẻ đã ăn uống thực phẩm có màu tương ứng với màu trong phân uống bổ sung sắt cũng khiến phân có màu đỏ. Thứ hai, việc uống thuống kháng sinh, bổ sung sắt cũng sẽ khiến phân đổi màu.

Những bệnh lý liên quan

Việc quan sát máu chảy ở đầu phân hay cuối, số lượng máu nhiều hay ít rất quan trọng để xác định nguyên nhân. Thông tin càng chính xác, bác sĩ sẽ giúp bạn nhanh chóng tìm cách khắc phục. Dưới đây là một số bệnh lý liên quan có thể gây ra hiện tượng trẻ bị đi ngoài ra máu:

  • Bệnh lồng ruột: Những trẻ bị bệnh này thường có triệu chứng đi đại tiện ra nhiều máu và đàm, kèm theo đó là nôn ói, đau bụng dữ dội. Khuyến cáo bạn nên đưa trẻ đến bệnh viện ngay từ khi bị đau bụng, nếu trẻ bị đi ngoài ra máu có thể có biến chứng nguy hiểm.
  • Bệnh táo bón: Đây là bệnh gặp ở mọi lứa tuổi. Táo bón luôn làm trẻ cảm thấy sợ đi tiêu, phân khô, cứng, chặt làm rách hậu môn gây xuất huyết. Nguyên nhân do thực phẩm hằng ngày của trẻ ít chất xơ, vitamin.
tre bi di ngoai ra mau 1

Táo bón, trĩ, thương hàn… đều là những bệnh khiến trẻ đi ngoài ra máu

  • Bệnh trĩ: Ở độ tuổi tiểu học, trĩ thường ít xuất hiện nhưng đi ngoài ra máu không thể loại trừ trường hợp này. Khi bị trĩ, trẻ đi đại tiện cũng đau như khi táo bón, tiêu rất đau đớn, hậu môn sẽ bị trầy xước gây chảy máu.
  • Sốt thương hàn: Với những trẻ bị sốt thương hàn thường sẽ đi tiêu ra máu có màu đen và hơi xám hoặc đỏ tươi.
  • Bệnh kiết: Cũng thuộc về bệnh đường tiêu hóa, kiết còn khiến trẻ đi tiêu khó khăn hơn. Trẻ phải rặn nhiều phân mới và có lẫn đàm và máu
  • Viêm ruột do amip, lỵ: Nguyên nhân bị bệnh do trẻ hiếu động, thường nghịch ngợm nên dễ nhiễm khuẩn. Khi bị bệnh, trẻ đi ngoài cũng bị chảy máu.

Trẻ ra máu như thế nào là nguy hiểm?

Khi bắt đầu có triệu chứng đi ngoài ra máu, bạn cần xác định mức độ chảy máu của trẻ. Trẻ có thể bị sốc do mất máu nhiều.

  • Mức độ nhẹ: Máu chỉ dính ở phân, mọi sinh hoạt thường nhật của trẻ diễn ra bình thường.
  • Mức độ nặng: Trẻ đi ngoài nhiều, liên tục, phân chỉ toàn là máu và không cầm được máu, da tái nhợt…Lúc này cần đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được cầm máu sau đó mới chuyển tới bệnh viện chuyên khoa.

Ngoài ra, để điều trị bệnh nhanh hơn, bạn cần nắm rõ thêm một số triệu chứng của khi trẻ bị đi ngoài ra máu như: Sốt có thể chuẩn đoán ban đầu do trẻ bị nhiễm khuẩn, đau bụng, nôn trớ có thể liên quan đến chứng lồng ruột, xoắn ruột, thủng ruột…

[ad_2]

Bệnh ở trẻ – mẹ nên biết

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here