22 C
Hanoi
Friday, March 29, 2024

Buy now

Những câu thả thính của văn nghệ sĩ ngày xưa và sự thật nguyên gốc


Trong thời đại của meme và fake news, tính giải trí thường được ưu tiên hơn tính xác thực. Không rõ điều này có đáng trách hay không (nếu có cũng không biết trách ai). Chỉ biết rằng đó là một thực tế.

Một “nạn nhân” điển hình nhất của việc bị “nhét chữ vào mồm” là Joker.

Hơn 50% câu nói hay nhất của Joker được lan truyền trên mạng trên thực tế lại không thể tìm thấy cả trong phiên bản truyện tranh của DC Comics lẫn phiên bản điện ảnh.

Nhưng chắc Joker sẽ không quan tâm lắm, vì với hắn ta, chẳng có thứ gì là quan trọng (”why so serious?”), tất cả chỉ là hỗn loạn và phi lý. Vậy còn các văn nghệ sĩ ngày xưa thì sao nhỉ?

Tôi tự hỏi nếu các ông ấy biết rằng ngày nay trên mạng lan truyền những câu “thả thính” được cho là của mình, nhưng lại khác với nguyên tác, thì họ có đội mồ sống dậy để lên mặt báo đính chính không?​

Ở đây tôi sẽ không bình luận là việc “chế” lời của các văn nghệ sĩ ngày xưa là tốt hay xấu, chỉ muốn chia sẻ sự thật đằng sau những câu “thả thính” được cho là của họ đang lan truyền trên mạng, để anh em có thêm một ít thông tin thú vị nhâm nhi:

1. Tô Hoài

Phiên bản trên mạng: “Đời này ta nợ em một lần lên xe hoa và một đêm tân hôn”

Nhung-cau-tha-thinh-cua-van-nghe-si-ngay-xua-va-su-that-nguyen-goc

Sự thật: Đây là lời kể của nhà báo Phương Vũ, con ruột của nhà văn Tô Hoài, về chuyện “yêu xa” của cha mẹ mình. Trong đó có đoạn: “Cho đến giờ mẹ tôi vẫn đùa rằng: Cả đời, chưa một lần lên xe hoa, chưa có một đêm tân hôn.”

2. Nam Cao

Phiên bản trên mạng: “Phàm đã là nam nhân trong thiên hạ trước khi muốn đặt môi mình lên khuôn miệng xinh đẹp của nữ nhân nào đó thì trước tiên phải có trách nhiệm đổ đầy cơm vào”

Nhung-cau-tha-thinh-cua-van-nghe-si-ngay-xua-va-su-that-nguyen-goc

Sự thật: Đây là biến thể của một đoạn trích trong tác phẩm Một chuyện Xuvơnia của nhà văn Nam Cao, có nội dung chính xác là:

“Bọn trẻ con tưởng rằng, người ta có thể sống bằng tình yêu mà chẳng cần ăn. Hỡi những cô gái quê rất có thể đáng yêu nếu không đói cơm kia! Các cô đã dạy khôn Hàn.

Bây giờ Hàn mới biết rằng, trước khi nghĩ đến việc đặt những cái hôn lên cái miệng hoa của người yêu, cũng nên nghĩ đến việc đổ cơm vào đấy đã.”

3. Xuân Diệu

Phiên bản trên mạng: “Nàng cả đời này sẽ mãi là người của ta vì ta đã chôn nàng vào tim mình rồi!”

Sự thật: Đây là biến thể của một đoạn trong bài thơ Anh đã giết em:

“Anh đã giết em, anh chôn em vào trái tim anh

Từ đây anh không được yêu em ở trong sự thật”

Nhung-cau-tha-thinh-cua-van-nghe-si-ngay-xua-va-su-that-nguyen-goc

4. Huy Cận

Phiên bản trên mạng: “Nếu như hạnh phúc cũng có thể để dành giống như chiếc bánh mẹ cho ngày bé, để những lúc buồn đói lấy ra nhâm nhi thì nhất định anh sẽ để dành lại những ngày bên em”

Nhung-cau-tha-thinh-cua-van-nghe-si-ngay-xua-va-su-that-nguyen-goc

Sự thật: Đây là một sự diễn giải lại một đoạn trong bài thơ Anh mang thầm em của Huy Cận, với nội dung chính xác là:

“Anh mang thầm em trong hồn anh

Như đứa trẻ thơ mãi để dành

Chiếc bánh mẹ cho từ sáng sớm

Anh chờ hạnh phúc những giờ xanh.“

5. Hàn Mặc Tử

Phiên bản trên mạng: “Đi khắp thế gian ta mới nhận ra chỉ có hai thứ dù đứng bất cứ đâu ta cũng có thể thấy. Ánh trăng và khuôn mặt em – người ta yêu”

Sự thật: Chưa thể tìm ra câu này trong bất cứ tác phẩm nào của nhà thơ.

Nhung-cau-tha-thinh-cua-van-nghe-si-ngay-xua-va-su-that-nguyen-goc

6. Nguyễn Bính

Phiên bản trên mạng: “Nếu nói nỗi nhớ của anh nhiều như sao trên trời thì thật vô lí! Vì sao trời còn có ngày không mọc nhưng anh thì không có đêm nào không nhớ về em”

Sự thật: Đây là một ý trong bài thơ Đêm sao sáng của Nguyễn Bính.

“Trời còn có bữa sao quên mọc

Tôi chẳng đêm nào chẳng nhớ em”

7. Nguyễn Đình Thi

Phiên bản trên mạng: “Ta nghĩ về em trong mỗi bước chân, từng nhịp thở. Nếu được lựa chọn nữa ta vẫn sẽ chọn em nhưng ta vẫn cứ đặt em trong tim thôi vì ta không muốn lấy mất của nước Pháp một người tài hoa. Chúng ta yêu nhau kiêu hãnh làm người”

Sự thật: Đây là một cách hiểu về bài thơ Nhớ của Nguyễn Đình Thi, trong đó có đoạn:

“Ngôi sao trong đêm không bao giờ tắt

Chúng ta yêu nhau chiến đấu suốt đời

Ngọn lửa trong rừng bập bùng đỏ rực

Chúng ta yêu nhau kiêu hãnh làm người.”

Nhưng cách hiểu này đã nhầm về niên đại. Bài thơ Nhớ được Nguyễn Đình Thi viết năm 1945. Trong khi đó, mãi đến năm 1951, ông mới gặp và cảm mến ký giả Madeleine Riffaud, người con gái Pháp nổi tiếng là được ông thầm thương trộm nhớ.

8. Nguyễn Huy Tưởng

Phiên bản trên mạng: “Em có biết sự giống nhau giữa em và Hà Nội là gì không… Đó là đều được anh yêu suốt 1000 năm.”

Nhung-cau-tha-thinh-cua-van-nghe-si-ngay-xua-va-su-that-nguyen-goc

Sự thật: Không thể tìm thấy câu này trong bất cứ tác phẩm nào của Nguyễn Huy Tưởng.​

Được biết, tác giả của màn cải biên những câu “thả thính”của văn nghệ sĩ trên đây là một bạn trẻ sinh năm 1997, với phần nào ý định giúp bạn bè hứng thú hơn khi đọc văn học nước nhà. Có thể thấy đó là một ý định đáng được hoan ngênh.



Chuyện yêu

Avatar
Ngọc Yến
Mình là Yến Ngọc. Mình tạo blog để lấy tin từ các nguồn khác nhau phục vụ bạn đọc. Blog của mình chuyên các tin, review về mẹ và bé. Mong là website của mình sẽ giúp ích ít nhiều cho các bạn. Chúc các bạn ngày làm việc vui vẻ !

Related Articles

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

21,913FansLike
2,506FollowersFollow
0SubscribersSubscribe
- Advertisement -

Latest Articles