22 C
Hanoi
Friday, March 29, 2024

Buy now

Những lưu ý khi dạy ngôn ngữ cho trẻ tự kỷ


Với trẻ tự kỷ, những mong muốn dù là đơn giản nhất thì cách thể hiện cũng là điều hết sức khó khăn. Từ việc tiếp nhận ngôn ngũ tới diễn đạt là một quá trình cần có sự đồng hành kiên nhẫn của phụ huynh.

Nội dung bài viết

  • Ngôn ngữ tiếp nhận
  • Ngôn ngữ diễn đạt
  • Những lưu ý khi dạy ngôn ngữ cho trẻ
  • Tạo ra môi trường học tập yên tĩnh
  • Tìm hiểu những điều trẻ thích thú
  • Dạy trẻ tự kỷ cần sự kiên nhẫn

Việc dạy ngôn ngữ cho trẻ tự kỷ gồm 2 phần chính là ngôn ngữ tiếp nhận và ngôn ngữ diễn đạt. Ngay từ khi phát hiện ra trẻ mắc bệnh tự kỷ, bạn cần chuẩn bị tâm lý vững vàng để “nhích từng bước thật chậm” cùng trẻ.

Ngôn ngữ tiếp nhận

Đó chính là cách dạy trẻ tiếp nhận lời nói và học nói. Trẻ muốn học, cần học và sẽ học khi bản thân muốn diễn tả điều mà bản thân thích thú nhưng không biết diễn đạt như thế nào. Nắm bắt được những thời điểm như vậy, bạn sẽ dạy trẻ rất hiệu quả.

Điều đầu tiên bạn cần phải làm là nhìn thẳng vào mặt trẻ, nói thật chậm để trẻ cảm nhận được khẩu hình. Lặp lại nhiều lần cho đến khi trẻ mỉm cười hoặc gật đầu tỏ dấu hiệu đã hiểu.

Trẻ tự kỷ vốn có cách tư duy hình ảnh chậm, khó hiểu được cử chỉ, nét mặt của bất kỳ ai, kể cả cha mẹ. Việc tiếp nhận ngôn ngữ sẽ dễ dàng hơn nếu kèm theo hành vi. Khi xác định muốn dạy trẻ một từ ngữ nào mới bạn nên chạm vào vật mà mình muốn nói tới, thay vì đưa tay chỉ về hướng của vật. Hoặc bạn cũng có thể để trẻ nắm tay bạn dẫn tới vật mong muốn.

Ngôn ngữ diễn đạt

  • Bảng giao tiếp hình ảnh: Với trẻ bị tự kỷ, luôn có những dụng cụ dạy học chuyên biệt. Ngôn ngữ diễn đạt thường sẽ sử dụng bảng giao tiếp bằng hình ảnh. Bảng là những hình ảnh của những vật dụng thường ngày mà trẻ gặp, hay sử dụng, muốn có. Khi trẻ chỉ tay vào món mà chúng muốn là trẻ bắt đầu có ý niệm rằng hình là biểu tượng cho đồ vật. Ví dụ với hình ảnh con mèo, bạn cầm tay trẻ và cùng nói: “Con mèo”. Khi trẻ đã thông thạo rồi bạn có thể bắt đầu cho trẻ lựa chọn với hai hoặc nhiều hình.
  • Học nói theo video: Áp dụng hiệu quả với những trẻ ở giai đoạn đầu của việc học ngôn ngữ, khi trẻ chỉ có thể nói được từ đơn, chưa ghép cây. Xem lặp lại các video kích thích cho việc học nói cũng như tư duy hình ảnh đó vì lần nào cách nhấn âm trong câu nghe cũng giống y nhau, thích hợp cho trẻ mới bắt đầu hiểu tiếng nói.

Khi trẻ đã có thể đặt câu hỏi, việc xem video cần hạn chế và phải có sự giám sát của cha mẹ vì có thể khiến trẻ có tật nhái lại. Dạy trẻ ngôn ngữ không phải chỉ gồm biết nói, mà còn là biết tương tác với người khác, kèm theo các cử chỉ, điệu bộ…

Những lưu ý khi dạy ngôn ngữ cho trẻ

  • Tạo ra môi trường học tập yên tĩnh

Ngay cả khi dạy một trẻ bình thường học cũng cần một không gian yên tĩnh. Với trẻ bị tự kỷ càng cần sự tập trung cao độ từ cả hai phía để đạt được mục tiêu. Những tiếng ồn như: Tiếng xe qua lại, tiếngTV, âm nhạc… đều ảnh hưởng đến quá trình dạy trẻ.

  • Tìm hiểu những điều trẻ thích thú

Học tập sẽ hiệu quả nếu trẻ thích thú. Bắt đầy từ những yếu tố mà trẻ thích nhất sẽ tạo môi trường học vui vẻ và thêm cảm hứng học nói.  Hãy dành thời gian quan sát sở thích của trẻ. Đó có thể là một món ăn nào đó, đồ chơi hay bảng chữ cái…

  • Dạy trẻ tự kỷ cần sự kiên nhẫn

Khi dạy học cho trẻ bạn cần xác định đó là quá trình dài, vì vậy không nên nản chỉ mà đáp lại những cử chỉ mang ý nghĩa giao tiếp không rõ ràng của trẻ. Kiên nhẫn dỗ dành khi trẻ la, khóc. Nếu thỏa hiệp với trẻ vô tình bạn đã tập thói quen xấu, rằng cứ làm dữ lên là muốn gì cũng được.

Không phải trẻ nào sinh ra cũng may mắn được bình thường. Nếu con bạn là trẻ tự kỷ, nếu bạn kiên trì, trẻ cũng sẽ có thể đến trường, có thể phát huy những tố chất đặc biệt vì đã có nhiều tấm gương trước đó.

Gia Gia



Bệnh ở trẻ – mẹ nên biết

Avatar
Ngọc Yến
Mình là Yến Ngọc. Mình tạo blog để lấy tin từ các nguồn khác nhau phục vụ bạn đọc. Blog của mình chuyên các tin, review về mẹ và bé. Mong là website của mình sẽ giúp ích ít nhiều cho các bạn. Chúc các bạn ngày làm việc vui vẻ !

Related Articles

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

21,913FansLike
2,506FollowersFollow
0SubscribersSubscribe
- Advertisement -

Latest Articles