22 C
Hanoi
Thursday, March 28, 2024

Buy now

Những thói quen xấu ảnh hưởng sức khỏe răng miệng


Có những thói quen tưởng như vô hại khi trẻ ăn uống, sinh hoạt nhưng lặp lại trong thời gian dài sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe răng miệng của trẻ. Vì vậy, nạn cần hướng dẫn trẻ thay đổi những thói quen không tốt này.

Nội dung bài viết

  • 1. Không có thói quen đánh răng sau khi ăn và trước khi đi ngủ
  •  2. Ăn uống đồ nóng lạnh liền nhau
  • 3. Ăn uống trước khi đi ngủ
  • 4. Thói quen ăn vặt quá nhiều
  • 5. Thiếu rau xanh trong các bữa ăn
  • 6. Thiếu các chất Fluor
  • 7. Nuốt kem đánh răng
  • 8. Tật cắn móng tay
  • 9. Tật cắn môi

“Hàm răng, mái tóc là góc con người”, một hàm răng đẹp và nụ cười duyên sẽ khiến trẻ tự tin hơn. Chính vì vậy, hãy giúp trẻ nhận thấy những thói quen xấu đang ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng.

1. Không có thói quen đánh răng sau khi ăn và trước khi đi ngủ

Từ khi hàm răng sữa của trẻ hoàn thiện, bạn có thể dạy trẻ đánh răng đúng cách và thói quen đánh rắng hai lần mỗi ngày. Chuyện vệ sinh răng miệng đều đặn có nhiều trẻ đã làm đúng số lượng nhưng chải răng sạch và đúng thì lại rất ít trẻ làm được.

thói quen đánh răng

Thói quen đánh răng cần được hình thành từ khi trẻ có đủ hàm răng sữa

Để khắc phục tình trạng này, bạn hãy cùng trẻ đánh răng mỗi ngày, tạo những câu chuyện hài hước trước và sau khi đánh để trẻ thêm hứng thú. Và bạn cũng cần phải làm sạch răng đúng cách thì trẻ mới tuân theo nhé.

 2. Ăn uống đồ nóng lạnh liền nhau

Thời tiết thay đổi đột ngột khiến cơ thể cảm thấy khó chịu. Hàm răng nếu sự thay đổi nóng – lạnh ngay tức khắc cũng sẽ bị ảnh hưởng. Vì vậy, thói quen cho trẻ ăn đồ lạnh rồi ngay sau đó ăn ngay đồ nóng hoặc ngược lại của trẻ cần được thay đổi ngay.

3. Ăn uống trước khi đi ngủ

Đánh răng là hoạt động sau cùng mà trẻ cần thực hiện trước khi đi ngủ. Việc ăn uống bất cứ thứ đồ ngọt nào như sữa, chocolate, nước trái cây, pho mát… cũng cần tuyệt đối tránh. Điều này sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn tấn công men răng, gây sâu răng nhanh hơn.

4. Thói quen ăn vặt quá nhiều

Cũng liên quan đến “những con sâu” trong miệng, việc thường xuyên ăn vặt tới mức chán cơm bữa chính cũng khiến cho trẻ có nguy cơ sâu răng rất cao. Để khắc phục tình trạng này, ngoài việc giải thích những tác hại, bạn cũng nên quy định khung giờ trẻ nên ăn vặt trong ngày.

5. Thiếu rau xanh trong các bữa ăn

Các loại thức ăn nhanh đang len lỏi sở thích và làm thay đổi thói quen ăn uống của trẻ. Chế độ ăn uống thiếu rau xanh và trái cây ngoài việc thiếu các vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể còn khiến hàm răng mất đi các chất xơ, không làm sạch răng nướu trong quá trình trẻ ăn, nhai…

Ngoài ra, các loại thực phẩm xanh này còn có tác dụng rất tốt trong việc phòng chống bệnh sâu răng và bệnh nha chu. Bắt đầu bằng cách tạo thói quen ăn tráng miệng bằng trái cây tươi sau mỗi bữa ăn.

6. Thiếu các chất Fluor

Trong các loại kem đánh răng luôn sử dụng thành phần nguyên liệu là chất Fluor. Vì chất này có vai trò quan trọng trong việc phòng chống bệnh sâu răng và giúp cho men răng cứng chắc, làm tăng sự tái khoáng hóa của men răng và làm giảm sự mất khoáng, nhờ sự thành lập chất fluoro – apatite có khả năng làm cho men răng cứng chắc và đề kháng với bệnh sâu răng.

7. Nuốt kem đánh răng

Để tăng sự kích thích cho trẻ khi đánh răng, các loại kem đánh răng dành riêng cho trẻ em luôn sáng tạo thêm nhiều hương vị giống như kẹo ngọt đầy hấp dẫn. Cũng chính vì điều này mà không ít trẻ nuốt kem đánh răng, gây ảnh hưởng hệ tiêu hoa đồng thời mắc thêm bệnh về răng mang tên Fluorosis.

8. Tật cắn móng tay

Thói quen này thường gặp ở trẻ độ tuổi mẫu giáo và tiểu học. Hâu quả khiến răng cửa cắn không khít, bị mòn dần, men răng bị mẻ. Răng sẽ bị mất thẫm mỹ. Đến khi răng vĩnh viễn đã thay hết, trẻ sẽ gắn bó với nụ cười “kém duyên” tới khi đủ tuổi nhổ và bọc răng.

9. Tật cắn môi

Vẫn là lứa tuổi tiền dậy thì thường có thói quen này. Điều này sẽ một phần răng cửa trên nhô ra,cắn không khít, trẻ phát âm không chuẩn. Kết hợp với nhà trường và bạn thân của trẻ, bạn sẽ giúp trẻ dần bỏ được tật này.

Để đảm bảo trẻ có hàm răng đều, đẹp và sức khỏe răng miệng tốt, điều cần thiết nữa là bạn cần đưa trẻ đi khám răng định kỳ 6 tháng/lần để kiểm soát và phòng ngừa được bệnh sâu răng và bệnh nha chu một cách có hiệu quả nhất.



Bệnh ở trẻ – mẹ nên biết

Avatar
Ngọc Yến
Mình là Yến Ngọc. Mình tạo blog để lấy tin từ các nguồn khác nhau phục vụ bạn đọc. Blog của mình chuyên các tin, review về mẹ và bé. Mong là website của mình sẽ giúp ích ít nhiều cho các bạn. Chúc các bạn ngày làm việc vui vẻ !

Related Articles

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

21,913FansLike
2,506FollowersFollow
0SubscribersSubscribe
- Advertisement -

Latest Articles