23 C
Hanoi
Friday, March 29, 2024

Buy now

Phân biệt sốt xuất huyết, sốt phát ban và sốt siêu vi


Trong thời điểm sốt xuất hiện và bùng phát thành dịch khắp cả nước, cùng lúc đó sốt phát ban và siêu cũng đang tồn tại. Điều quan trọng chính là phân biệt đúng nguyên nhân và triệu chứng từng bệnh để có cách trị bệnh.

Nội dung bài viết

  • Nguyên nhân gây bệnh
  • Sốt siêu vi
  • Sốt xuất huyết
  • Sốt phát ban
  • Dấu hiệu nhận biết các bệnh
  • Sốt siêu vi
  • Sốt xuất huyết
  • Sốt phát ban
  • Cách phòng bệnh hiệu quả

Để phân biệt được sốt xuất huyết, siêu vi và sốt phát ban ngoài những kiến thức chung về ba bệnh bạn cần theo dõi kỹ quá trình sốt để có phát hiện kịp thời và đưa ra biện pháp điều giúp bảo vệ sức khỏe của trẻ tốt nhất.

Nguyên nhân gây bệnh

Ở mỗi bệnh khác nhau lại có những loại virus khác nhau. Và hầu hết các trẻ đều mắc các loại sốt này ít nhất một lần trong đời. Nếu tìm hiểu các thông tin từ các trang mạng hoặc bác sĩ chuyên khoa bạn có thể nắm rõ, tuy nhiên, khi quan sát trẻ mắc bệnh, bạn sẽ  nhận biết dễ hơn.

Sốt siêu vi

Trẻ bị sốt siêu vi do nhiễm virut khác nhau như: Rhinovirus, Coronavirus, Adenovirus… Mỗi tác nhân gây bệnh lại có những triệu chứng đặc trưng riêng. Tuy có khá nhiều virus có thể gây bệnh nhưng sốt siêu vi thường không nguy hiểm và có thể tự hết trong vòng 3 – 7 ngày.

Sốt xuất huyết

Đây là bệnh do virus Dengue gây ra. Bệnh lây lan do muỗi vằn đốt người bệnh nhiễm virus sau đó truyền bệnh cho trẻ qua vết đốt. Hai loại muỗi truyền bệnh có tên khoa học là Aedes aegypti và Aedes albopictus, trong đó chủ yếu là do Aedes aegypti. Từ khi sinh ra cho tới hết cuộc đời, mỗi trẻ có thể bị 4 lần sốt xuất huyết do có 4 chủng virus gây bệnh.

sốt xuất huyết

Các loại muỗi truyền bệnh sẽ giúp dịch bệnh bùng phát nhanh hơn

Sốt phát ban

Chủ yếu do virus Herpes 6 hoặc thể là virus Herpes 7 gây ra. Bệnh lây truyền qua đường hô hấp của người bị nhiễm bệnh hoặc nước bọt. Sốt phát ban cũng có thể bùng phát thành dịch.

Dấu hiệu nhận biết các bệnh

Sốt siêu vi

Điểm khách biệt dễ nhận biết nhất ở sốt siêu vi chính là trẻ sẽ sẽ bị sốt theo từng cơn và sốt ở nhiệt độ cao từ 38 – 39 độ C, thậm chí có lúc là 40 – 41 độ C. Kèm theo đó là các triệu chứng chảy nước mũi, hắt hơi, viêm đường hô hấp. Các hạch khu vực đầu, mặt, cổ thường sưng to, mắt đỏ, chảy nước mắt…

Sốt xuất huyết

Gồm 2 triệu chứng chính là sốt và xuất huyết. Trẻ thường bị sốt cao 39 – 40 độ C và kéo dài  liên tục từ 2 – 7 ngày, khó hạ sốt.  Kèm theo sốt, trẻ sẽ bị đau nhức hai bên thái dương và sau gáy, đau nhức hai bên hốc mắt.  Biểu hiện của sốt thường bị nhầm lẫn với sốt siêu vi còn biểu hiện xuất huyết thì lại dễ bị nhầm lần với sốt phát ban.

Sốt phát ban

Nếu trẻ bị sốt phát ban, thường bắt đầu với triệu chứng sốt cao từng cơn sau đó là chuỗi các biểu hiện ho, đau họng, chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi, mệt mỏi, có thể nôn mửa và phát ban đỏ. Các hạch khu vực đầu, mặt, cổ thường sưng to, đau có thể nhìn hoặc sờ thấy.

sốt xuất huyết

Xem xét kỹ các ban đỏ nổi lên để phân biệt sốt xuất huyết và sốt phát ban

Cách đơn giản để phân biệt hai loại sốt xuất huyết và phát ban: Dùng ngón tay cái và ngón trỏ cùng bên căng vùng da có chấm đỏ hoặc vùng da sung huyết, nếu thấy chấm đỏ đó mất đi, buông ra là màu đỏ hồi phục ngay là sốt phát ban, ngược lại thấy chấm li ti hoặc sau 2 giây màu đỏ là trẻ bị sốt xuất huyết.

Mẹ cần biết: Cách hạ sốt nhanh nhất tại nhà cho trẻ

Cách phòng bệnh hiệu quả

Hiện nay chưa có thuốc hay vaccine nào để phòng bệnh sốt siêu vi và sốt xuất huyết. Đối với sốt siêu vị bạn nên áp dụng các biện pháp đang được khuyến cáo là tăng cường hệ miễn dịch, đảm bảo dinh dưỡng tốt, cách ly, hạn chế tiếp xúc… với vùng có bệnh. Với bệnh sốt xuất huyết cách phòng bệnh tốt nhất là diệt muỗi, bọ gậy và phòng chống muỗi đốt.

Nếu sốt phát ban do sởi hay rubella… có thể phòng ngừa được bằng vaccine. Vaccine phòng sởi có thể được tiêm phòng khi trẻ được 9 tháng tuổi theo chương trình tiêm chủng mở rộng. Bệnh rubella, bệnh quai bị ở trẻ và sởi có thể phòng ngừa được bằng cách tiêm hai liều vaccine MMR (3 trong 1), liều thứ nhất khi trẻ được 12 tháng tuổi và tiêm nhắc liều thứ 2 khi trẻ được 4 – 6 tuổi.



Bệnh ở trẻ – mẹ nên biết

Avatar
Ngọc Yến
Mình là Yến Ngọc. Mình tạo blog để lấy tin từ các nguồn khác nhau phục vụ bạn đọc. Blog của mình chuyên các tin, review về mẹ và bé. Mong là website của mình sẽ giúp ích ít nhiều cho các bạn. Chúc các bạn ngày làm việc vui vẻ !

Related Articles

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

21,913FansLike
2,506FollowersFollow
0SubscribersSubscribe
- Advertisement -

Latest Articles