24 C
Hanoi
Thursday, March 28, 2024

Buy now

Phương pháp bảo tồn hẹp bao quy đầu ở trẻ em


Đa số trẻ nam mới sinh đều bị hẹp bao quy đầu, tới trên 3 tuổi hiện tượng này giảm, từ 3-10 tuổi nếu trẻ vẫn mắc bệnh cần đưa đến các bác sĩ chuyên khoa để khám. Dù ở lứa tuổi nào thì cũng nên bắt đầu điều trị bằng bảo tồn không phẫu thuật, không thành công mới áp dụng phẫu thuật.

Nội dung bài viết

  • Dấu hiệu nhận biết
  • Tác hại hẹp bao quy đầu ở trẻ em
  •  Phương pháp bảo tồn ít gây đau đớn

Hẹp bao quy đầu ở trẻ em là hiện tượng bao quy đầu dương vật không thể kéo xuống được làm cho bao quy đầu không tách khỏi quy đầu. Hẹp bao quy đầu bao gồm hẹp sinh lý và hẹp bệnh lý.

Hẹp sinh lý là bao quy đầu dính với quy đầu một cách tự nhiên để bảo vệ quy đầu và lỗ tiểu lúc trẻ mới sinh ra.

Trường hợp hẹp bệnh lý thường mắc phải ở độ tuổi mầm non và tiểu học. Đây là hiện tượng hẹp khi có sự hiện diện của sẹo xơ. Sẹo xơ được hình thành là do viêm nhiễm tái phát nhiều lần ở những bao quy đầu bình thường hoặc bao quy đầu dài.

Dấu hiệu nhận biết

Nếu bị hẹp bao quy đầu, nỗi ám ảnh lớn nhất đối với trẻ là đi tiểu tiện. Trẻ thường có biểu hiện tiểu khó, phải rặn làm phồng bao quy đầu, tia tiểu bắn xa.

hep bao quy dau o tre em

Hẹp bao quy đầu khiến trẻ cảm thấy khó khăn trong khi đi tiểu tiện

Lý do là phần do chít hẹp làm lỗ tiểu của trẻ nhỏ cản trở bài xuất nước tiểu nên bao quy đầu của trẻ thường xuyên tấy đỏ và ngứa ngáy. Thậm chí tiểu ra nước tiểu rất đục và hôi, khiến trẻ có thói quen hay vọc bộ phận sinh dục của mình.

Tác hại hẹp bao quy đầu ở trẻ em

  • Khó vệ sinh cơ quan sinh dục: Những trẻ bị hẹp bao quy đầu thường bị nhiễm trùng đường nước tiểu do thông thường phía trong lớp da quy đầu có những tuyến tiết ra chất nhờn, khi không được vệ sinh sẽ tích tụ sẽ tạo ra một lớp bẩn bám trên cơ quan sinh dục gây viêm nhiễm.
  • Gây viêm nhiễm nhiệu đạo: Vì không được vệ sinh sạch sẽ  nên tạo môi trường cho vi khuẩn phát triển bên trong và dễ xâm lấn sang niệu đạo và gây viêm nhiễm do bị cặn bẩn tích tụ lâu ngày. Sau đó sẽ là các ảnh hưởng như viêm bàng quang, viêm thận và viêm tiền liệt tuyết.
  • Gây suy thận: Những hệ lụy kéo dài từ việc viêm nhiễm nhiệu đạo là ảnh hưởng đến khả năng bài tiết nước tiểu, kết hợp với các vi khuẩn kích thích lâu ngày sẽ gây ra nhiễm trùng thận và ảnh hưởng đến chức năng thận.
  • Ung thư dương vật: Trường hợp xấu nhất xảy ra nếu không được điều trị kịp thời hẹp bao quy đầu ở trẻ em là các chất cặn bã bẩn tích tụ trong bao quy đầu là một trong những tác nhân gây ra ung thư dương vật ở nam giới.

 Phương pháp bảo tồn ít gây đau đớn

Y học hiện đại đưa ra 4 biện pháp điều trị hẹp bao quy đầu là:

  • Kéo căng da quy đầu bằng tay mỗi ngày
  • Kéo da quy đầu bằng tay kết hợp bôi thuốc mỡ chứa steroid
  • Tiểu phẫu nong bao quy đầu bằng dụng cụ
  • Phẫu thuật

Các chuyên gia trong lĩnh vựa này luôn khuyến cáo ưu tiên phương pháp bảo tồn ít gây đau đớn đó là: Kéo căng da quy đầu bằng tay mỗi ngày và Kéo da quy đầu bằng tay kết hợp bôi thuốc mỡ chứa steroid. Cụ thể như sau:

  • Kéo căng da quy đầu mỗi ngày

Bạn hướng dẫn bài tập cho trẻ và nhắc trẻ thực hiện 2 lần/ngày. Hiệu quả sau 2 tháng là bao quy đầu bị hẹp có thể được nong rộng hơn.

Thực hành bài tập: Sử dụng dầu Vaseline bôi tay, hay Body lotion làm chất bôi trơn. Nhẹ nhàng kéo da quy đầu về phía trước vài lần, rồi nhẹ nhàng kéo ngược lại về phía sau cho tới khi trẻ kêu đau. Giữ nguyên tư thế này trong vài phút.

Phương pháp bảo tồn ít đau đớn đòi hỏi sự kiên trì của trẻ

Phương pháp này đòi hỏi sự kiên trì của trẻ. Việc này, cha và con cùng thực hiện sẽ tốt hơn. Cần nhắc bé tuân thủ kỹ thuật, tránh gây biến chứng tạo sẹo sau này. Nếu sau một tháng không thấy kết quả, hãy chuyển sang phương pháp sau.

  • Kéo căng da quy đầu kết hợp bôi thuốc mỡ chứa steroid

Sử dụng thuốc mỡ Betamethasone 0,05% . Thuốc mỡ này chứa steroid giúp đẩy nhanh quá trình căng da. Thuốc có tác dụng hợp với bài tập kéo căng da. Bôi thuốc lên phần trong và ngoài của bao quy đầu. Tiếp theo, thực hiện bài tập kéo căng da quy đầu bằng tay mỗi ngày. Thực hiện liệu pháp này 2-3 lần mỗi ngày. Ngưng điều trị nếu không có kết quả sau 3 tháng.

Hẹp bao quy đầu ở trẻ em tuổi tiền dậy thì tuy không phổ biến nhưng bạn cũng cần chú ý quan tâm để tránh những tác hại đáng tiếc.



Bệnh ở trẻ – mẹ nên biết

Avatar
Ngọc Yến
Mình là Yến Ngọc. Mình tạo blog để lấy tin từ các nguồn khác nhau phục vụ bạn đọc. Blog của mình chuyên các tin, review về mẹ và bé. Mong là website của mình sẽ giúp ích ít nhiều cho các bạn. Chúc các bạn ngày làm việc vui vẻ !

Related Articles

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

21,913FansLike
2,506FollowersFollow
0SubscribersSubscribe
- Advertisement -

Latest Articles