Home Nuôi con Phương pháp dạy bé Rằm tháng Giêng ăn Tết Nguyên Tiêu: Người Trung Hoa cổ xưa khuyên nên “kiêng 3 việc, làm 3 việc” để tránh rước họa vào thân, giữ tài lộc cả năm

Rằm tháng Giêng ăn Tết Nguyên Tiêu: Người Trung Hoa cổ xưa khuyên nên “kiêng 3 việc, làm 3 việc” để tránh rước họa vào thân, giữ tài lộc cả năm

0
Rằm tháng Giêng ăn Tết Nguyên Tiêu: Người Trung Hoa cổ xưa khuyên nên “kiêng 3 việc, làm 3 việc” để tránh rước họa vào thân, giữ tài lộc cả năm

[ad_1]

Tết Nguyên Tiêu của người Hoa là ngày Rằm tháng Giêng âm lịch. Đến hẹn lại lên, mọi người lại tiếp tục phong tục truyền thống xa xưa, vẫn cúng bái và kiêng kị một vài thứ để cả năm được may mắn sung túc.

  • Loạt ảnh ngày Tết Nguyên Tiêu Rằm tháng Giêng 2020 ở tâm dịch Vũ Hán: Ấm áp đến từ sự khích lệ của toàn dân Trung Quốc 
  • Tết Nguyên Tiêu: Lễ tình nhân của người Trung Quốc và những điển tích kỳ lạ về các cô gái hiền đức ít người biết đến 

Tết Nguyên Tiêu, hay còn gọi là Tết Thượng Nguyên, Lễ hội đèn lồng diễn ra vào ngày Rằm tháng Giêng (ngày 15 âm lịch) là lễ hội truyền thống quan trọng ở Trung Quốc. Trên thực tế, với sự phát triển của lịch sử, nhiều phong tục tập quán về Tết Nguyên Tiêu vẫn còn được lưu truyền đến ngày nay.

Tại Trung Quốc, sau ngày 11 tháng Giêng âm lịch, người dân sẽ bắt đầu đi mua lồng đèn để chuẩn bị tổ chức Lễ hội Đèn lồng truyền thống vào đêm trăng tròn đầu tiên trong năm. Ở miền Nam Trung Quốc, mọi người trong gia đình thường ăn sủi dìn (bánh trôi tàu) trong ngày này với mong muốn sẽ có được nhiều may mắn trong năm mới, gia đạo đoàn viên hạnh phúc, đối với người kinh doanh thì làm ăn phát đạt, tấn lộc tấn tài.

Rằm tháng Giêng là Tết Nguyên Tiêu: Ngoài việc ăn sủi dìn, hãy nhớ "kiêng 3 việc, làm 3 việc" để nhận được nhiều may mắn, bùng nổ cả năm - Ảnh 1.

  • Tết Nguyên Tiêu: Lễ tình nhân của người Trung Quốc và những điển tích kỳ lạ về các cô gái hiền đức ít người biết đếnĐọc ngay


Tục ngữ Trung Quốc có câu: “Hòa khí sinh tài, gia hòa vạn sự hưng”, ý muốn nói gia đình hòa thuận, đoàn tụ thì sẽ đem đến một vận khí may mắn cho những thành viên trong nhà. Vì vậy, đối với người Trung Quốc, Tết Nguyên Tiêu vô cùng quan trọng, dù ai làm gì hay ở bất cứ đâu thì cũng phải nhất định về ăn cơm cùng gia đình trong ngày này.

Ngoài việc ăn sủi dìn trong Tết Nguyên Tiêu, thì truyền thống cổ xưa của người Trung Quốc còn có phong tục nào nữa? Dưới đây là 3 điều nên làm và 3 điều cấm kỵ mà bất cứ người nào cũng phải biết được, để cầu may một năm mới an khang thịnh vượng, gia đạo ấm êm sung túc.

Ba điều cần làm trong Tết Nguyên Tiêu

Cúng ông Táo

Không như phong tục truyền thống của người Việt Nam, người Trung Quốc sẽ đưa ông Táo về trời ngày 24 tháng Chạp, và đón ông về lại dương gian vào ngày Rằm tháng Giêng. Theo phong tục cổ xưa, vào sáng ngày Rằm tháng Giêng, mỗi nhà phải chuẩn bị để có tiếng pháo nổ cả ngày. Ngoài ra, những người trong gia đình cần phải dậy sớm, đặt lễ vật đã chuẩn bị sẵn, thắp hương đèn cầy, chuẩn bị mọi thứ để đón ông Táo về.

Rằm tháng Giêng là Tết Nguyên Tiêu: Ngoài việc ăn sủi dìn, hãy nhớ "kiêng 3 việc, làm 3 việc" để nhận được nhiều may mắn, bùng nổ cả năm - Ảnh 2.

Thắp hương cầu may

Theo như tục lệ, vào mùng 1 và 15 âm lịch, mọi người thường thắp hương cúng Phật, và đối với người Trung Quốc thì ngày Rằm tháng Giêng là ngày vô cùng quan trọng. Vào ngày này, đa số mọi người thường đến Chùa, Đền để thắp hương để tỏ lòng thành kính ơn trên. Tuy nhiên, vì tình hình dịch bệnh nên các Chùa ở Trung Quốc cũng tạm dừng hoạt động hái lộc, hầu hết người dân đều dựng lò tế trời trước nhà, đặt lư hương bên trong rồi thắp hương cầu may.

Đốt lửa

Ở những vùng nông thôn, sau khi ăn cơm tối quây quần cùng gia đình, người lớn hoặc trẻ em trong nhà sẽ đốt lửa. Theo người xưa, mục đích chính của việc này là để xua đuổi tà ma, cầu phúc lành, và tất nhiên nó còn một ý nghĩa khác chính là đón thần linh mang đến nhiều phước lành. Lửa càng mạnh thì phước càng nhiều.

Rằm tháng Giêng là Tết Nguyên Tiêu: Ngoài việc ăn sủi dìn, hãy nhớ "kiêng 3 việc, làm 3 việc" để nhận được nhiều may mắn, bùng nổ cả năm - Ảnh 3.

Vào đêm Tết Nguyên Tiêu, bất kể người lớn hay trẻ em thì đều một tay bật lửa, tay kia đốt rơm khô, đốt lên những đám lửa trên các sườn núi hoặc ở khu đất hoang. Những người không có ruộng hoặc đất hoang thì có thể đốt pháo hoa thay thế, chỉ cần như thế thì sẽ mang về cho gia đạo nhiều sự may mắn.

Ba điều kiêng kỵ trong Tết Nguyên Tiêu

Cắt tóc

Có một câu nói trong dân gian “Tháng Giêng không cắt tóc, tháng Giêng mà cắt tóc thì chết chú mày”. Trên thực tế, đương nhiên chuyện cắt tóc thì không liên quan gì đến người chú nào cả. Việc sống chết của một người không phải do chuyện cắt tóc mà ra. Sở dĩ, người xưa có câu này là vì họ cho rằng người Trung Quốc quan trọng chữ hiếu.

Rằm tháng Giêng là Tết Nguyên Tiêu: Ngoài việc ăn sủi dìn, hãy nhớ "kiêng 3 việc, làm 3 việc" để nhận được nhiều may mắn, bùng nổ cả năm - Ảnh 4.

Vào ngày Tết Nguyên Tiêu, để tỏ lòng kính trọng bố mẹ, thì tóc tai da thịt vẫn phải còn nguyên, không thể bị tổn hại bất cứ điều gì. Hơn nữa, người Trung Quốc cho rằng râu tóc là tượng trưng cho tài lộc, vào những ngày đầu năm mới không nên đụng chạm để tránh ảnh hưởng đến vận may cả năm.

Sát sinh

Theo truyền thống Trung Quốc, ngày 15 tháng Giêng âm lịch là một ngày tốt lành, tương truyền cho rằng đây là ngày sinh của Ngọc Hoàng Đại Đế, vì vậy không để bất cứ tiếng động nào làm quấy nhiễu trong ngày này.

Nhiều gia đình có trẻ sơ sinh, cần phải chăm sóc chu đáo, tránh để trẻ khóc quấy trong ngày này. Bởi lẽ tiếng khóc của đứa trẻ có thể sẽ đem lại điềm rủi cho gia đình. Trên thực tế, tiếng khóc thì còn phải ngăn chặn thì huống chi là sát sinh, giết động vật.

Rằm tháng Giêng là Tết Nguyên Tiêu: Ngoài việc ăn sủi dìn, hãy nhớ "kiêng 3 việc, làm 3 việc" để nhận được nhiều may mắn, bùng nổ cả năm - Ảnh 5.

Người cổ xưa ra lệnh, đặc biệt vào ngày này, không được sát sinh bất cứ động vật nào, vì đây là hành động mang theo điềm xui rủi, điềm xấu về máu huyết, sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và tài vận của gia đình.

Ngoài ra, vào ngày này mọi người không nên đến những nói có âm khí nặng nề, xui xẻo như nghĩa trang hoang vu, những nơi vắng vẻ có cảm giác ghê rợn,… Hầu hết những nơi này đều không đủ dương khí, nhất là đối với những người có sức khỏe kém thì càng không nên đi.

Vay tiền

Rằm tháng Giêng là Tết Nguyên Tiêu: Ngoài việc ăn sủi dìn, hãy nhớ "kiêng 3 việc, làm 3 việc" để nhận được nhiều may mắn, bùng nổ cả năm - Ảnh 6.

Trong cuộc sống này, vay tiền vốn là một vấn đề nhạy cảm, huống chi vào ngày Rằm tháng Giêng (Tết Nguyên Tiêu), việc này càng phải cấm kỵ tuyệt đối. Người xưa khuyên rằng, không nên mang nhiều tiền bạc bên người, vì chẳng may bị mất thì sẽ đồng nghĩa với việc túi tài cũng bị ảnh hưởng, một năm xui rủi không thể nắm bắt được cơ hội tốt.

Vào ngày này, không nên cho người khác vay tiền. Người xưa tin rằng, nếu cho người khác vay tiền là cho vay vận may. Ngày Rằm tháng Giêng là ngày đoàn tụ gia đình, nếu đến vay tiền vào thời điểm này mà có người cho mượn thì sang năm mới sẽ mất lộc, mất vận khí tốt.

Tạm kết

Những điều kiêng kị trên cũng chỉ là phong tục tập quán của người xưa. Trên thực tế, điều quan trọng nhất trong Tết Nguyên Tiêu này là gia đình sum họp quây quần bên nhau, hòa khí gia đình sẽ tạo ra một vận khí tốt giúp tinh thần của những thành viên trong nhà thoải mái, và sau tất cả mọi người đều cầu phước bình an cho nhau, chúc nhau có một năm mới vạn sự như ý.

(Nguồn: 163)


[ad_2]

Ăn kiêng giảm cân

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here