Home Mẹ bầu cần biết Sau khi sinh 1, 2 tháng ăn được rau muống không?

Sau khi sinh 1, 2 tháng ăn được rau muống không?

0
Sau khi sinh 1, 2 tháng ăn được rau muống không?

Em mới sinh em bé được 1 tháng, em sinh thường thì liệu sau khi sinh ăn rau muống được không, nó có ảnh hưởng gì đến vết khâu tầng sinh môn không ạ? Em thấy nó cũng liền chỉ rồi ạ. Trong tháng em toàn phải ăn rau ngót nên chán lắm rồi! Sau khi sinh có thể ăn những loại rau gì khác ạ?

(Minh Tú – Hà Nội)

Trả lời:

Thường thì sinh thường sẽ phải khâu tầng sinh môn, chỉ cần là vết thương thì đều để lại sẹo. Việc sau khi sinh ăn rau muống khi vết thương chưa lành có thể để lại sẹo lồi. Cho nên trước giờ mọi vết thương sâu nào cũng đều được khuyên không ăn rau muống. Bạn mới sinh xong 1 tháng thì không nên ăn rau muống vì hầu như vết thương vẫn có thể bị phát triển gây sẹo do rau muống.

Thay vào đó, sau 1 tháng bạn nên sử dụng nghệ hoặc thuốc trị sẹo, tránh những món ăn gây sẹo lồi.

Sau khi sinh 1, 2 tháng ăn được rau muống không?
Sau khi sinh ăn rau muống được không?

Sau khi sinh 2 tháng ăn rau muống được không?

Câu hỏi:

Sau khi sinh được ăn rau muống không thưa bác sĩ? Em sinh mổ xong được 2 tháng rồi, vết mổ cũng đã khô, đang sử dụng thuốc trị sẹo rồi thì có được ăn rau muống không ạ?

(Mai Linh – Nam Định)

Trả lời:

Trong thời gian bạn điều trị sẹo thì bạn vẫn chưa nên ăn rau muống bởi khi đó thành phần ở rau muống vẫn có thể kích thích làm đầy phần vết thương xung quanh tạo sẹo lồi to hơn. Tốt nhất là sau khi sinh ăn rau muống phải đợi khi vết sẹo mờ đi, lành hẳn. Một số người nghĩ vết mổ khô rồi có thể ăn bất cứ thứ gì nhưng với vết mổ to và sâu như đẻ mổ thì cần một thời gian dài để hồi phục hoàn toàn.

Để biết rõ hơn bao lâu sau khi sinh ăn rau muống được các mẹ cùng theo dõi phần tiếp theo nhé!

Sau khi sinh ăn rau muống: Khi nào là an toàn cho sinh thường và sinh mổ?

Trên đây là những câu hỏi của các mẹ về việc sau khi sinh 1, 2 tháng ăn rau muống được không. Vậy cụ thể mất khoảng bao lâu thì phụ nữ sau khi sinh ăn rau muống là an toàn nhất?

Không có một mức thời gian cụ thể nào về việc sẹo sau khi sinh mổ hay sau khi khâu tầng sinh môn hết nhanh hay chậm. Nó phụ thuộc vào cơ địa mỗi người cũng như cách chăm sóc và chế độ ăn uống kiêng khem để sẹo không nghiêm trọng hơn. Một trong những món ăn khiến mọi vết sẹo nặng hơn đó là rau muống. Vì thế, các mẹ sau sinh đều phải kiêng khem món rau này.

Đối với các mẹ sinh thường thì sau sinh ít nhất 3 tháng mới nên ăn rau muống. Với các mẹ sinh mổ thì tùy vào vết khâu dài ngắn, sâu nông khác nhau mà hồi phục vết thương nhanh hay chậm. Sẽ mất khoảng thời gian dài tầm 6 – 7 tháng. Cũng chính vì thế, các bác sĩ mới khuyên việc có thai tiếp theo sau khi sinh mổ nên để ít nhất 2 năm để vết thương lành lặn hẳn.

Sau khi sinh 1, 2 tháng ăn được rau muống không?
Sau khi sinh, vết thương lành hẳn mới được ăn rau muống

Tuy nhiên, đối với một số người có cơ địa sẹo lồi từ trước thì không ăn rau muống sẹo vẫn lồi và thậm chí chỉ một xước xát nhỏ ngã xe cũng gây sẹo lồi.

Sau khi sinh ăn rau muống khi vết thương chưa lành sẽ làm mẹ có vết sẹo xấu xí, mất thẩm mỹ. Vì thế hãy cân nhắc kỹ lưỡng trước khi ăn uống bất cứ loại thực phẩm nào khi vừa mới sinh và đang cho con bú. Chúc các mẹ nhanh hồi phục sức khỏe và sắc đẹp sau sinh, đặc biệt có nguồn sữa dồi dào để nuôi con phát triển khỏe mạnh.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here