Home Mẹ bầu cần biết Sau khi sinh ăn lươn có được không?

Sau khi sinh ăn lươn có được không?

0
Sau khi sinh ăn lươn có được không?

Lươn là họ cá mang liền thường sinh sống ở vùng nước ngọt vùng nhiệt đới. Lươn thuộc loài da trơn, thân mềm. Con lươn có đặc điểm như:thân nhớt, mắt nhỏ, khe mang nhỏ, không xương sườn để dễ thích nghi môi trường sống bùn lầy.

Theo Viện Dinh dưỡng quốc gia đưa ra trong bảng thành phần thức ăn: Cứ trong 100g thịt lươn thì có: 0,9g chất béo, 18,7g chất đạm, 39mg Canxi, 1,6mg Sắt, 150mg Phospho, vitamin A, D các vitamin B1, B2, B6 và PP.

Theo Đông y, lươn là món ăn ngon và vị thuốc tốt, có giá trị dinh dưỡng cao, vị ngọt, tính cam ôn, không độc, tác dụng bổ gan, tỳ, thận, thích hợp với thể trạng nhiệt, rất tốt cho người gầy yếu, xanh xao… Phụ nữ sau khi sinh ăn lươn rất tốt, tránh suy nhược, khí huyết không điều hòa.

Giải mã thắc mắc: Sau khi sinh ăn lươn có được không?
Lươn có rất nhiều giá trị dinh dưỡng

Không chỉ vậy, theo nhiều nghiên cứu về dinh dưỡng, thịt lươn còn rất tốt cho não, giúp bổ thần kinh, trợ giúp trí não.. vì có chứa nhiều Lecithin và DHA. Với những người bị bệnh tiểu đường, bệnh tim mạch, hay hạ đường huyết thì lươn là món ăn lý tưởng. Bạn có biết: Lượng vitamin A trong thịt lươn còn giúp cho việc tăng cường thị lực, đẹp da … nữa nhé.

2. Phụ nữ sau khi sinh ăn lươn được không?

Lươn bổ dưỡng như vậy nhưng liệu nó có phải thực phẩm an toàn và bổ dưỡng cho các bà mẹ bỉm sữa sau khi sinh?

Có lưu ý cho mẹ là: Lươn là loài sống dưới bùn sâu bởi vậy lươn rất dễ bị nhiễm sán. Nếu không nấu chín kỹ thì thực sự rất nguy hiểm.

Thịt lươn có tính hàn, bởi vậy phụ nữ sau khi sinh ăn lươn thì không nên ăn quá nhiều để tránh tình trạng bị đầy bụng, khó tiêu.

Đặc biệt,  các mẹ cần lưu ý tuyệt đối là không nên ăn lươn chung với các loại như: thịt chó, rau chân vịt và rau kinh giới. Bởi lẽ sự kết hợp này có thể tạo thành các chất độc hại gây tác dụng phụ cho sức khỏe.

Giải mã thắc mắc: Sau khi sinh ăn lươn có được không?
Phụ nữ sau khi sinh có thể ăn lươn

Để nhận biết sau khi sinh ăn lươn được không, cách tốt nhất là để ý đến phản ứng của trẻ với nguồn sữa sau khi mẹ ăn thử lươn. Nếu em bé bị dị ứng như: đi ngoài, nóng người… thì nên dừng ngay và tham khảo ý kiến của các bác sĩ nhé!

3. Mách mẹ cách chế lươn thành các bài thuốc chữa bệnh

Một số bài thuốc từ lươn được dân gian sử dụng chưa bệnh như sau:

  • Bài thuốc chữa thần kinh suy nhược từ lươn: Sử dụng thịt lươn 250g, thái nhỏ, đem hấp cách thủy với hoài sơn, bách hợp, mỗi loại 30g và nước vừa đủ. Ăn món này trong ngày và dùng nhiều lần cho đến khi tinh thần phấn chấn, cảm thấy tâm thịnh, không còn tình trạng mệt mỏi, uể oải.
  • Chữa bạch đới, khí hư: Dùng 1 con lươn to tách lấy phần giữa dài khoảng 30cm, đem lươn đốt ra tro; hồ tiêu, tán nhỏ, rây bột mịn. Đem hai thứ trộn đều, mỗi lần uống 8g với rượu, ngày 3 lần (Nam dược thần hiệu).
  • Chữa thiếu máu, gầy còm, mệt mỏi: Thịt lươn 10g thái nhỏ, nấu với nước gừng 10 – 20ml và ít gạo thành cháo. Ăn trong ngày và ăn liền trong 3 ngày.
  • Chữa mồ hôi ra nhiều ở tay, chân: Lươn 1 con đem luộc qua, gỡ lấy phần thịt, ý dĩ nhân 20g, để sống, phơi khô hoặc sao vàng, giã nhỏ thành bột, gạo nếp 30g vo kỹ, để ráo nước, giã thành bột. Trộn chung 3 thứ, thêm ít muối, nấu với nước luộc lươn cho nhừ chuyển thành cháo ăn trong ngày. Dùng liên tục từ 5 – 7 ngày.
  • Chữa viêm gan mạn tính: Lươn 2 – 3 con làm thịt, bỏ ruột, tầm gửi cây dâu (tang ký sinh) 60g; rễ lau 30g, nước vừa đủ. Tất cả đem nấu chín, ăn cả cái lẫn nước
  • Cháo lươn hổ huyết, dưỡng da cho phụ nữ sau sinh: Thịt lươn 250g làm sạch, nấu cháo hoặc hấp cách thủy, ăn ngày 1 lần và 1 tuần 2 lần. Dành cho những người sau khi sinh ăn lươn nhằm phục hồi thể trạng, tăng cường trí nhớ và làm đẹp da.
Giải mã thắc mắc: Sau khi sinh ăn lươn có được không?
Cháo lươn rất ngon, bổ cho mẹ sau sinh

Ở Trung Quốc thịt lươn được dùng dưới dạng “lươn hấp cơm”, đây là một món ăn – một vị thuốc phổ biến ở vùng nông thôn để giúp chữa chứng vàng bủng ở da mặt, những người đã qua cơn bệnh nặng hay còn gọi là bệnh hoàng thống. Tham khảo cách nấu như sau: Lấy lươn mổ bụng bỏ ruột, rút chỉ máu dọc theo xương sống, rửa sạch. Cắt miếng, ướp gia vị và nước gừng tươi, trộn đều cho thấm, có thể thêm ít rượu. Khi cơm sắp cạn, đặt thịt lươn lên trên để hấp cho chín. Món này ăn khi còn nóng. Kết quả điều trị rất tốt, sắc mặt sẽ hết vàng. Người Trung Quốc truyền tai nhau bài thuốc này trong sách Đông y.

Người Nhật Bản lại coi thịt lươn như một loại thực phẩm giúp thông huyết mạch, lợi gân cốt, nên gọi là “sâm động vật”. Món cơm luôn của Nhật rất nổi tiếng và là món ăn được ưa chuộng tại Việt Nam.

LƯU Ý: Những người bị bệnh sốt rét, kiết lỵ, đầy bụng, khó tiêu, không nên ăn lươn. Bởi vậy, dù giá trị dinh dưỡng rất cao nhưng không phải ai cũng có thể ăn lươn như 1 bài thuốc chữa bệnh đâu nhé!

Bài viết trên chúng tôi đã giới thiệu với các mẹ sau khi sinh một thực phẩm bổ dưỡng để bồi bổ cơ thể. Sau khi sinh ăn lươn tốt như vậy, mẹ còn chần chừ gì nữa mà không bổ sung món ăn này vào bữa cơm hàng ngày của mình?

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here