Home Nuôi con Các bệnh trẻ hay gặp Sốt xuất huyết và sốt siêu vi, mẹ đã biết phân biệt?

Sốt xuất huyết và sốt siêu vi, mẹ đã biết phân biệt?

0
Sốt xuất huyết và sốt siêu vi, mẹ đã biết phân biệt?

[ad_1]

Sốt xuất huyết và sốt siêu vi ở trẻ em tuy có triệu chứng ban đầu tương đối giống nhau như sốt, cơ thể mệt mỏi và đau nhức nhưng hai dạng sốt này hoàn toàn khác nhau. Cha mẹ cần biết cách phân biệt để có biện pháp phòng tránh cũng như xử trí khi trẻ bị bệnh

Nội dung bài viết

  • 1/ Phân biệt sốt xuất huyết và sốt siêu vi ở trẻ em
  • 2/ Chăm sóc khi trẻ bị sốt
  • 3/ Cách phòng bệnh

Bệnh sốt xuất huyết và sốt siêu vi thường hay xuất hiện vào mùa mưa, thời tiết thay đổi đột ngột, bệnh dễ lây lan và bùng phát thành dịch rất nguy hiểm. Không chỉ trẻ em, ngay cả người lớn cũng có nguy cơ mắc bệnh. Đặc biệt, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nếu không được điều trị sớm có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng hoặc tử vong.

Phân biệt sốt xuất huyết và sốt siêu vi ở trẻ em

Bệnh sốt xuất huyết và sốt siêu vi dễ lây lan và bùng phát thành dịch rất nguy hiểm nếu không phát hiện và điều trị sớm

1/ Phân biệt sốt xuất huyết và sốt siêu vi ở trẻ em

Sốt xuất huyết Sốt siêu vi

– Là bệnh truyền nhiễm cấp tính và có thể trở thành dịch do virus dengue gây ra.

– Bệnh này thường lây lan do muỗi vằn đốt người bị bệnh sau đó truyền virus sang cho người lành thông qua vết muỗi cắn.

– Bệnh rất nguy hiểm nên cần được phát hiện và điều trị kịp thời.

– Là các trường hợp sốt do cơ thể bị nhiễm các loại siêu vi trùng khác nhau gây ra.

– Phần lớn bệnh không gây nguy hiểm và tự khỏi sau vài ngày.

– Những trường hợp trẻ sốt cao không được hạ sốt kịp thời dễ dẫn đến co giật, suy hô hấp, thiếu ô-xy não

 

Dấu hiệu nhận biết bệnh

– Cơ thể bị sốt cao đột ngột từ 39-40 độ và kéo dài liên tục từ 2-7 ngày, rất khó để hạ sốt. Khi sốt có cảm giác ớn lạnh, người bị đau nhức đầu chủ yếu 2 bên thái dương và sau vùng gáy, hốc mắt. Kèm theo triệu chứng ho, ho khan và rát cổ họng.

– Trẻ mệt li bì, vật vã, chân tay lạnh, đi tiểu ít.

– Trẻ mắc bệnh có thể bị táo bón hoặc bị tiêu chảy.

– Mẹ có thể quan sát thấy cơ thể có hiện tượng xuất huyết dưới da bên trong vùng cánh tay hoặc đùi.

– Khi bị bệnh có thể bị chảy máu chân răng, chảy máu cam, nôn ói ra máu, đi cầu phân có màu đen hay còn gọi là xuất huyết trong.

Dấu hiệu nhận biết bệnh

– Sốt cao theo từng cơn từ 38-39 độ, đôi khi lên đến 40-41 độ. Kèm theo các triệu chứng như chảy mũi nước, hắt hơi, viêm long đường hô hấp, đau họng.

– Bị rối loạn đường tiêu hóa, đi ngoài phân lỏng, có thể bị nôn ói sau khi ăn.

– Có cảm giác đau nhức đầu, đặc biệt là các cơ. Trẻ nhỏ thường hay quấy khóc không ngừng, mệt mỏi.

– Có thể sờ hoặc nhìn thấy các hạch bị sưng to ở phần đầu, mặt và cổ. Kết mạc mắt đỏ, viêm, chảy nước mắt sống.

2/ Chăm sóc khi trẻ bị sốt

– Khi thấy trẻ sốt cao mẹ cần nhanh chóng hạ sốt bằng cách dùng thuốc, chườm mát cho trẻ. Lau mình cho bé bằng khăn ấm để giảm sốt, lau khô mồ hôi. Mặc quần áo mỏng, để trẻ nằm nơi thoáng mát. Lưu ý, chỉ nên cho trẻ dùng thuốc paracetamol theo chỉ định của bác sĩ, tránh không sử dụng thuốc hạ sốt aspirin, analgin… Trong trường hợp trẻ bị sốt xuất huyết, sử dụng những loại thuốc hạ sốt này có thể gây xuất huyết.

– Với những bé cò tiền sử co giật, mẹ nên tham khảo thêm ý kiến bác sĩ để cho bé dùng thêm thuốc chống co giật theo sự chỉ định của bác sĩ.

Chăm sóc khi trẻ bị sốt

Khi thấy trẻ sốt cao mẹ cần nhanh chóng hạ sốt bằng cách dùng thuốc, chườm mát cho trẻ

– Sốt có thể gây ra tình trạng mất nước, rối loạn cân bằng điện giải trong cơ thể. Vì vậy, nên bổ sung các loại thuốc có tác dụng bù lượng nước mất đi như Oresol, cháo muối loãng, nước trái cây, nước lọc.

– Chế độ dinh dưỡng cho bé trong giai đoạn này cần ưu tiên thực phẩm giàu dinh dưỡng, dễ tiêu hóa. Tốt nhất nên cho bé ăn dạng lỏng như cháo, canh, súp… Thường xuyên cho bé uống nước ép trái cây để bổ sung thêm vitamin cho cơ thể, giúp tăng cường sức đề kháng.

– Tắm rửa cho trẻ bằng nước ấm, ở nơi kín tránh gió lùa.

– Cần theo dõi liên tục, khi nhận thấy trẻ sốt quá cao kéo dài nhiều ngày, không hạ sốt được, mắt lờ đờ, ngủ nhiều, li bì, buồn nôn, mẹ nên đưa bé đi bệnh viện ngay lập tức để điều trị kịp thời.

3/ Cách phòng bệnh

Phòng bệnh hơn chữa bệnh, nhằm giúp bé phòng tránh được hai bệnh trên mẹ cần lưu ý thực hiện những biện pháp sau:

– Tăng cường sức đề kháng cho bé bằng chế độ dinh dưỡng hợp lý, uống nhiều nước mỗi ngày. Nên chú ý mặc quần áo theo mùa, phòng nguy cơ bị nhiễm lạnh hoặc đổ mồ hôi nhiều cũng gây cảm lạnh.

– Vệ sinh cá nhân và môi trường sống xung quanh sạch sẽ, loại bỏ nơi sinh sản của muỗi, bọ gậy.

– Hạn chế cho bé đến những nơi đông người khi đang có dịch bệnh.

– Tạo thói quen ngủ màn, tránh để bị muỗi đốt.

Đuổi muỗi khỏi ngôi nhà của bạn, an toàn cho mẹ bầu và trẻ nhỏ

Đuổi muỗi khỏi ngôi nhà của bạn, an toàn cho mẹ bầu và trẻ nhỏ
Tiếng vo ve của muỗi có lẽ là một trong những âm thanh đáng ghét nhất. Thêm vào đó, chúng còn là tác nhân truyền bệnh sốt xuất huyết nguy hại cho cả gia đình, đặc biệt là bé yêu của bạn. Những biện pháp đuổi muỗi dưới đây sẽ giúp bạn thoát khỏi sự phiền toái do loài côn trùng này mang đến

[ad_2]

Bệnh ở trẻ – mẹ nên biết

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here