26 C
Hanoi
Friday, March 29, 2024

Buy now

Tại sao mũi của loài chó thường ướt và lợi ích của chúng là gì?

Với những ai đã nuôi chó hẳn sẽ biết mũi của chúng đôi lúc có cảm giác khá lạnh và nhày nhụa. Nhưng cũng có lúc lại trở nên khô và ấm. Điều này khiến nhiều người đặt ra câu hỏi thắc mắc tại sao lại có hiện tượng như vậy.

Để đi tìm câu trả lời cho câu hỏi này, các nhà nghiên cứu đến từ Đại học Eötvös Loránd ở Budapest, Hungary đã quyết định nghiên cứu về mũi của các loài động vật, trong đó có loài chó. Họ nhận ra rằng, dù mũi của chó có lạnh, ướt hay ấm và khô thì đó đều là hiện tượng hết sức bình thường.

Khi chó tỉnh dậy, chúng thường liếm mũi và khiến chúng trở nên mát hơn và ẩm ướt.
Khi chó tỉnh dậy, chúng thường liếm mũi và khiến chúng trở nên mát hơn và ẩm ướt.

Nhà nghiên cứu Anna Bálint chuyên nghiên cứu về hành vi của động vật cho biết, một khi con chó ngủ, mũi của chúng thường nóng lên và khô đi nhanh chóng. Khi chó tỉnh dậy, chúng thường liếm mũi và khiến chúng trở nên mát hơn và ẩm ướt. Nhưng trong một số trường hợp mũi của loài chó có thể luôn bị khô và nguyên nhân do chúng bị sốt, nhiệt độ cơ thể cao hoặc mắc một chứng bệnh nào đó.

Mặc dù vậy các nhà nghiên cứu muốn đi sâu hơn bằng việc tìm hiểu liệu mũi của loài chó khi trở nên mát hoặc ẩm ướt có mang lại lợi ích nào hay không.

Có giả thuyết cho rằng, khi mũi của loài chó ở trạng thái mát mẻ sẽ giúp điều hòa nhiệt độ cơ thể. Tuy nhiên thực tế mũi quá nhỏ nên không có ý nghĩa quá lớn với việc điều chỉnh nhiệt độ cơ thể.

Nhóm nghiên cứu đã đo nhiệt độ của nhiều mũi động vật, bao gồm mũi ngựa, chó và nai. Họ nhận thấy đầu mũi của chó và động vật ăn thịt thường mát hơn mũi của động vật ăn cỏ.

Bước tiếp theo là tìm hiểu xem liệu mũi mát hơn có mang lại lợi thế cho các loài động vật ăn thịt trong môi trường hoang dã hay không. Các nhà khoa học đã tiến hành các thí nghiệm xem xét hành vi và não bộ để xem liệu mũi mát hơn có giúp phát hiện nhiệt độ của môi trường xung quanh tốt hơn  không.

Một chiếc mũi mát sẽ giúp ích rất nhiều cho loài chó trong việc phát hiện con mồi hoặc vật thể

Nhóm đã huấn luyện thành công 3 con chó và yêu cầu chúng chọn một vật thể ấm hơn có cùng nhiệt độ với con mồi tiềm năng ở nhiệt độ phòng. Kết quả cho thấy, loài chó có thể phát hiện bức xạ nhiệt dù khá yếu từ xa khi săn mồi.

Trong thử nghiệm thứ hai tập trung vào não bộ, các nhà khoa học đã thử đặt một chiếc hộp chứa nước ấm ở phía sau một cánh cửa cách nhiệt. Trong đó 13 con chó được huấn luyện sẽ nằm yên và được máy quét MRI theo dõi.

Cụ thể não của chó có phản ứng mạnh hơn khi mở cánh cửa cách nhiệt và để lộ ra chiếc hộp chứa nước ấm hơn so với khi đóng cửa và lúc bề mặt nước dần nguội đi.

Mũi mát hơn sẽ có độ nhạy cảm về nhiệt độ tốt hơn
Mũi mát hơn sẽ có độ nhạy cảm về nhiệt độ tốt hơn.

Kết quả thể hiện bán cầu não trái của loài chó sáng lên trong bài kiểm tra này. Như vậy chiếc mũi mát của loài chó đem tới khả năng phản ứng nhanh nhạy với thức ăn và hỗ trợ hoạt động săn mồi ở nhiều loài động vật có xương sống.

Nhóm nghiên cứu tin rằng, chó và các loài động vật có vùng mũi mát có thể sử dụng kết hợp mũi với các giác quan khác trong lúc đi săn.

Nhà nghiên cứu Bálint phỏng đoán mũi mát hơn sẽ có độ nhạy cảm về nhiệt độ tốt hơn. Trong điều kiện trời gió hoặc mưa bão sẽ ảnh hưởng khá nhiều đến khả năng phát hiện mùi của loài chó. Lúc này khả năng phát hiện nhiệt độ là giải pháp tốt nhất mà loài chó có thể vận dụng để phát hiện vật thể mong muốn.

Giờ đây nhóm nghiên cứu của Bálint đang tiếp tục tìm câu trả rõ ràng hơn cho câu hỏi tại sao mũi chó lại mát và nó phát huy hiệu quả tốt nhất ở khoảng cách như thế nào.

Nghiên cứu đã được đăng tải trên tạp chí Scientific Reports.

Avatar
Ngọc Yến
Mình là Yến Ngọc. Mình tạo blog để lấy tin từ các nguồn khác nhau phục vụ bạn đọc. Blog của mình chuyên các tin, review về mẹ và bé. Mong là website của mình sẽ giúp ích ít nhiều cho các bạn. Chúc các bạn ngày làm việc vui vẻ !

Related Articles

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

21,913FansLike
2,506FollowersFollow
0SubscribersSubscribe
- Advertisement -

Latest Articles