23 C
Hanoi
Thursday, March 28, 2024

Buy now

Tất tần tật những điều cần biết về bệnh ho gà ở trẻ em


Bệnh ho gà ở trẻ em rất dễ lây lan và gây ra hậu quả nghiêm trọng tới sức khỏe và tính mạng, đặc biệt là với các bé sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 1 tuổi. Để bảo vệ con, mẹ cần hiểu các triệu chứng, nguyên nhân và cách phòng căn bệnh này.

Nội dung bài viết

  • Nguyên nhân gây bệnh ho gà ở trẻ em 
  • Triệu chứng bệnh ho gà ở trẻ em
  • Biến chứng của bệnh ho gà
  • Cách điều trị bệnh ho gà ở trẻ em 
  • Phòng bệnh ho gà ở trẻ em bằng vắc xin
  • Chăm sóc trẻ bị ho gà tại nhà

Bệnh ho gà ở trẻ em có nguy hiểm không? Bệnh có phòng ngừa được không? Tất cả những thắc mắc của mẹ về bệnh ho gà sẽ được MarryBaby giải đáp ngay sau đây. Mẹ cùng tham khảo nhé!

Ho gà là một bệnh nhiễm trùng hệ hô hấp do vi khuẩn Bordetella pertussis gây ra. Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng hay gặp và nguy hiểm nhất vẫn là trẻ dưới 6 tháng tuổi. Vì vậy, việc quan sát để phát hiện sớm có phải bé mắc bệnh ho gà ở trẻ em hay không là điều vô cùng quan trọng. 

Nguyên nhân gây bệnh ho gà ở trẻ em 

Ho gà chủ yếu lây qua đường hô hấp qua các giọt nước bọt trong không khí khi người bệnh hắt hơi, ho hoặc lúc nói chuyện. Ngoài ra, việc tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết ở họng, niêm mạc mũi khi người bệnh nôn hay khạc nhổ cũng khiến trẻ dễ bị lây bệnh ho gà. Vì vậy, ở không gian công cộng, đông đúc như trường học, ký túc xá… nguy cơ trẻ bị nhiễm bệnh ho gà là rất cao.

Theo Cục Y tế Dự phòng Việt Nam, bệnh xuất hiện ở mọi lứa tuổi, không phân biệt giới tính. Tuy nhiên, theo con số thống kê, có hơn 90% số ca mắc là trẻ em dưới 1 tuổi chưa tiêm phòng hoặc chưa tiêm đủ 3 mũi cơ bản. 

Triệu chứng bệnh ho gà ở trẻ em

Triệu chứng bệnh ho gà ở trẻ em

Sổ mũi, một triệu chứng bệnh ho gà ở trẻ em

Các triệu chứng đầu tiên của bệnh ho gà tương tự như các triệu chứng của bệnh cảm lạnh thông thường gồm:

  • Sổ mũi
  • Hắt xì
  • Ho nhẹ
  • Sốt nhẹ

Bệnh sẽ tiến triển qua 4 giai đoạn cụ thể sau:

  • Thời kỳ ủ bệnh

Thời kỳ ủ bệnh trung bình từ 9-10 ngày, nhưng cũng có thể kéo dài đến 20 ngày và lúc này bệnh chưa có biểu hiện rõ ràng.

  • Giai đoạn viêm long đường hô hấp

Giai đoạn này sẽ kéo dài khoảng 1-2 tuần với các triệu chứng giống như bệnh viêm đường hô hấp, bao gồm sốt nhẹ, chảy nước mũi, hắt hơi, ho húng hắng. Thời gian cuối của giai đoạn này, ho sẽ tiến triển lên thành từng cơn.

  • Giai đoạn khởi phát

Kéo dài từ 1-6 tuần, một số trường hợp có thể kéo dài lên đến 10 tuần. Giai đoạn này, cơn ho xuất hiện nhiều hơn về đêm và kèm theo một vài biểu hiện khác.

– Cơn ho: Trẻ ho rũ rượi, mỗi cơn từ 15-20 tiếng ho liên tiếp. Khi cơn ho xuất hiện nhiều sẽ khiến trẻ mệt mỏi, thậm chí ngừng thở do thiếu oxy, mặt tím tái hoặc đỏ, tĩnh mạch cổ nổi và chảy nước mắt, nước mũi.

– Thở rít vào: Ở cuối mỗi cơn ho hoặc xen kẽ sau mỗi tiếng ho, lúc thở vào mẹ sẽ nghe có tiếng rít giống như tiếng gà rít.

– Khạc đờm: Kết thúc cơn ho, trẻ sẽ khạc đờm trắng, màu trong, dính như lòng trắng trứng. Tất nhiên trong đờm sẽ có vi khuẩn ho gà và đây là một nguồn lây bệnh cho người khác.

  • Giai đoạn hồi phục

Giai đoạn này thường kéo dài 2-3 tuần, theo đó cơn ho của trẻ cũng ít dần và bớt sốt. 

Đối với trẻ vị thành niên và người lớn có thể có các triệu chứng nhẹ hơn. Ở nhóm đối tượng này, có thể xuất hiện cơn ho kéo dài nhưng không ho theo từng cơn hoặc ho không thành tiếng.

Biến chứng của bệnh ho gà

Nếu chẳng may bị mắc bệnh ho gà, nguy cơ xảy ra biến chứng ở trẻ nhỏ dưới 1 tuổi là rất cao. Điển hình là gây viêm phế quản, viêm phế quản phổi hoặc khi ho nhiều có thể gây thoát vị ruột, sa trực tràng… Trường hợp nặng, có thể gây vỡ phế nang, tràn khí trung thất hoặc tràn khí màng phổi gây suy hô hấp đột ngột, dẫn đến tử vong. Ngoài ra, viêm não cũng là một biến chứng nặng của bệnh ho gà ở trẻ em.

Cách điều trị bệnh ho gà ở trẻ em 

Nếu nghi ngờ trẻ bị ho gà với những biểu hiện như trên, mẹ nên cho bé đến ngay bệnh viện gần nhất để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Bước đầu, bác sĩ sẽ xem xét đến tiền sử bệnh, khám sức khỏe tổng thể và lấy mẫu chất nhầy mũi họng để kiểm tra. Đồng thời, việc xét nghiệm máu và chụp X-quang cũng có thể được thực hiện. 

Bệnh ho gà sẽ được các bác sĩ điều trị bằng kháng sinh. Theo các chuyên gia, thuốc kháng sinh có hiệu quả trong việc rút ngắn thời gian nhiễm trùng trước khi xuất hiện các cơn ho. Nhưng ngay cả khi muộn hơn, dùng kháng sinh vẫn rất quan trọng vì sẽ ngăn chặn được sự lây lan bệnh ho gà qua người khác. 

Đồng thời, việc ho nhiều có thể khiến trẻ bị nôn ói. Song song với quá trình điều trị, mẹ nên cân nhắc về chế độ dinh dưỡng cho trẻ. Bổ sung đầy đủ dưỡng chất để cơ thể trẻ không bị đuối sức và kiên cường chống lại bệnh.

Phòng bệnh ho gà ở trẻ em bằng vắc xin

tiêm ngừa vắc xin

Không chỉ trẻ em mà tất cả chúng ta đều có thể chủ động phòng bệnh bằng cách tiêm vắc xin. Ở nước ta, vắc xin ho gà có trong rất nhiều loại vắc xin kết hợp như vắc xin 6 trong 1 Hexaxim hoặc Infanrix Hexa, vắc xin 5 trong 1 Pentaxim hoặc ComBE Five, vắc xin 4 trong 1 Tetraxim, hay vắc xin 3 trong 1 Adacel.

Vắc xin 6 trong 1 Hexaxim/Infanrix Hexa và Vắc xin 5 trong 1 Pentaxim được sử dụng trong chương trình tiêm chủng dịch vụ với thành phần ho gà vô bào: Phác đồ tiêm được sử dụng cho trẻ từ 2 tháng tuổi:

  • Mũi 1: tiêm khi trẻ 2 tháng
  • Mũi 2: tiêm khi trẻ 3 tháng
  • Mũi 3: tiêm khi trẻ 4 tháng
  • Mũi 4: 1 năm sau khi tiêm mũi 3.

Vắc xin 4 trong 1 Tetraxim sử dụng phác đồ 5 mũi, mũi đầu tiên cho trẻ từ 2 tháng tuổi.

  • Mũi 1, 2, 3: Khi trẻ được 2, 3, 4 tháng tuổi
  • Mũi 4: 1 năm sau mũi 3
  • Mũi 5: 4 năm sau mũi 4 (trẻ từ 4-6 tuổi)

Vắc xin 3 trong 1 Adacel được chỉ định sử dụng cho trẻ 4 tuổi trở lên và người lớn đến 64 tuổi. Phác đồ tiêm bao gồm 1 mũi. Sau đó tiêm nhắc mỗi 10 năm một lần.

Lưu ý đặc biệt:

Phụ nữ trước khi mang thai nên tiêm vắc xin chứa thành phần ho gà để có kháng thể sớm cho bé ngay từ trong bụng mẹ.

Chăm sóc trẻ bị ho gà tại nhà

Bố mẹ cần lưu ý cho trẻ tái khám ngay khi có các dấu hiệu như cơn ho xuất hiện nhiều, thời gian ho kéo dài… Đồng thời, để ngăn ngừa sự lây lan của bệnh trong cộng đồng, bố mẹ nên chủ động:

  • Cách ly trẻ tại nhà, tránh đến những nơi đông người.
  • Che miệng và mũi của trẻ bằng khăn giấy mỗi khi ho hoặc hắt hơi.
  • Sau khi trẻ sử dụng khăn giấy, cần lập tức bỏ vào thùng rác.
  • Thường xuyên rửa tay sạch sẽ cho trẻ bằng xà phòng.
  • Các thành viên trong gia đình nên cách ly và tiêm vắc xin ho gà để phòng ngừa việc nhiễm bệnh cho người khác.

Bệnh ho gà ở trẻ em tuyệt đối không được chủ quan. Vì vậy, việc nắm bắt được những thông tin liên quan đến bệnh sẽ giúp bố mẹ chủ động hơn trong việc phòng và chữa bệnh cho con. Đừng quên ghé MarryBaby mỗi ngày để nhận được nhiều kiến thức bổ ích cho con, cho mẹ và cho cả gia đình bạn nhé!

Thúy Tâm 

Nguồn: https://www.webmd.com/children/whooping-cough-symptoms-treatment#1https://kidshealth.org/en/parents/whooping-cough.html



Bệnh ở trẻ – mẹ nên biết

Avatar
Ngọc Yến
Mình là Yến Ngọc. Mình tạo blog để lấy tin từ các nguồn khác nhau phục vụ bạn đọc. Blog của mình chuyên các tin, review về mẹ và bé. Mong là website của mình sẽ giúp ích ít nhiều cho các bạn. Chúc các bạn ngày làm việc vui vẻ !

Related Articles

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

21,913FansLike
2,506FollowersFollow
0SubscribersSubscribe
- Advertisement -

Latest Articles