Home Mẹ bầu cần biết Tiêm thuốc phòng cúm trước khi mang thai và những lưu ý cần biết

Tiêm thuốc phòng cúm trước khi mang thai và những lưu ý cần biết

0
Tiêm thuốc phòng cúm trước khi mang thai và những lưu ý cần biết

Đối với các chị em phụ nữ trước khi mang thai thường thực hiện nhiều mũi tiêm phòng quan trọng để bảo vệ sức khỏe bản thân và sự phát triển của thai nhi sau này. Tiêm thuốc phòng cúm trước khi mang thai được xem là mũi tiêm quan trọng được nhiều chị em quan tâm và thực hiện. Vậy đặc điểm của mũi tiêm này là gì? Các lưu ý cần thực hiện khi tiêm phòng cúm như thế nào? Bà Bầu Online sẽ chia sẻ giúp bạn các thông tin cần thiết về vấn đề này.

Tiêm vắc xin phòng cúm đảm bảo sức khỏe cho mẹ bầu, thai nhi

Vai trò của việc tiêm thuốc phòng cúm trước khi mang thai

Bệnh cúm là bệnh do các loại virus cúm gây ra. Người mắc bệnh sẽ gặp phải tình trạng nhiệt độ cơ thể tăng nhanh chóng, sổ mũi, nhức đầu, ho, đau cơ, đau họng. Cúm nặng có thể dẫn đến nhiều biến chứng trong đó có biến chứng nguy hiểm nhất đó là viêm phổi.

Đối với phụ nữ, thời gian mang bầu vô cùng mệt mỏi, khó chịu. Việc mắc bệnh cảm cúm càng làm bà bầu cảm thấy mệt mỏi, khó khăn hơn. Quá trình trao đổi chất của cơ thể rối loạn, sinh ra các loại độc tố làm ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của thai nhi. Nhiều trường hợp mẹ bầu sốt cao ở giai đoạn đầu thai kỳ dẫn đến trẻ sinh ra bị dị tật, ảnh hưởng đến sự phát triển sau này.

Tiêm thuốc phòng cúm trước khi mang thai đóng vai trò vô cùng quan trọng. Nó giúp mẹ và bé giảm được nguy cơ mắc cúm từ đó đảm bảo sức khỏe, sự thoải mái và khả năng phát triển bình thường của thai nhi.

Nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi tiêm phòng cúm

Thời gian tác dụng của vac xin phòng cúm

Các chủng virus cúm phát triển và biến đổi ngày càng phức tạp theo thời gian. Bên cạnh đó, sau khi tiêm vac xin tác dụng bảo vệ cơ thể trước bệnh cúm cũng sẽ bị giảm sút theo thời gian. Chính vì thế tác dụng của vac xin phòng cúm chỉ duy trì trong vòng 1 năm. Sau 1 năm người ta cần phải tiêm nhắc lại để có thể phòng tránh cúm tối đa.

Mùa cúm tại Việt Nam thường bắt đầu từ tháng 10 đến tháng 5 năm sau. Để hạn chế tối đa ảnh hưởng của bệnh đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển của bé bạn nên tiêm thuốc phòng cúm trước thời gian này. Ngoài ra, nếu không có điều kiện bạn có thể tiêm vào bất cứ thời điểm nào trong năm.

Khi tiêm phòng cúm mẹ bầu có thể gặp phải 1 số tác dụng phụ khác nhau

Các tác dụng phụ khi tiêm thuốc phòng cúm

Khi tiêm phòng cúm mẹ bầu có thể gặp phải 1 số tác dụng phụ khác nhau. Dưới đây là các tác dụng phụ thường gặp nhất mẹ bầu có thể lưu ý đó là:

  • Người tiêm có thể bị đau cánh tay kéo dài trong khoảng từ 1 đến 3 ngày.
  • Sau khi tiêm cảm thấy người mệt mỏi
  • Mẹ bầu có thể bị sốt nhẹ

Tuy nhiên, các tác dụng phụ này thường rất nhẹ, thời gian ngắn và ít nguy hiểm nên bạn có thể hoàn toàn yên tâm khi sử dụng. Do đó mẹ hoàn toàn có thể an tâm khi lựa chọn tiêm.

Các loại vac xin phòng cúm bạn có thể tham khảo

Có rất nhiều mẹ thắc mắc nên tiêm loại vac xin nào tốt nhất? Trên thị trường hiện nay có hai loại vắc xin phòng cúm khác nhau được sử dụng đó là:

  • Vắc xin tiêm thuốc phòng cúm bất hoạt: Đây là loại vắc xin được làm từ các virus cảm cúm đã chết được khử hoạt tính. Phụ nữ có thai có thể tiêm loại vắc xin này ở bất cứ giai đoạn nào khi mang thai.
  • Vắc xin tiêm thuốc phòng cúm dạng xịt: Đây là vắc xin được làm từ virus cúm đã yếu đi. Người sử dụng vắc xin có thể xịt vào 2 lỗ mũi để phòng bệnh. Đây là loại vắc xin không được dùng cho phụ nữ có thai.

 Một số lưu ý khi tiêm thuốc phòng cúm cho phụ nữ có thai

Để việc tiêm phòng cúm cho phụ nữ đạt hiệu quả cao nhất người tiêm cần lưu ý các vấn đề sau:

  • Chị em phụ nữ bị rối loạn thần kinh hay đang ốm nặng không được tiêm vắc xin phòng cúm để hạn chế ảnh hưởng xấu đến sức khỏe
  • Phụ nữ có thai sức khỏe yếu, mới ốm dậy hoặc dị ứng với các thành phần của thuốc không tiêm vắc xin phòng cúm.
  • Người bị dị ứng với trứng không tiêm phòng cúm vì vắc xin chứa một lượng nhỏ protein từ trứng do nuôi cấy 
  • Kiểm tra bản thân xem có dị ứng với bất cứ thành phần nào của thuốc phòng cúm không.
  • Lựa chọn các đơn vị tiêm vắc xin phòng cúm uy tín, chất lượng để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và thai nhi.
  • Lựa chọn thời điểm tiêm trước mùa cúm để hạn chế tối đa ảnh hưởng của bệnh cúm.
Tiêm vào thời điểm tiêm trước mùa cúm để hạn chế tối đa ảnh hưởng của bệnh cúm

Trên đây là các thông tin về tiêm thuốc phòng cúm cho mẹ bầu bạn có thể tham khảo. Việc tiêm thuốc vắc xin phòng cúm không chỉ giúp mẹ bầu có được một thai kỳ khỏe mạnh mà còn đảm bảo tốt nhất cho sự phát triển của bé. Để hiểu hơn về vấn đề này bạn hãy truy cập vào website babauonline.com – website chuyên cập nhật, chia sẻ các thông tin về mang thai, chăm sóc sức khỏe mẹ, bé.

Ngoài ra các mẹ nên đọc thêm các bài viết về :

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here