Home Nuôi con Các bệnh trẻ hay gặp Trẻ bị ho sổ mũi có nên tắm mỗi ngày?

Trẻ bị ho sổ mũi có nên tắm mỗi ngày?

0
Trẻ bị ho sổ mũi có nên tắm mỗi ngày?

[ad_1]

Dù là trẻ sơ sinh hay trẻ nhũ nhi, khi trẻ bị ho sổ mũi có nên tắm mỗi ngày để giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ, ngăn ngừa mầm bệnh khác xâm nhập vào cơ thể. Không tắm, ủ kín và tự cho uống thuốc kháng sinh theo “đơn thuốc” của mẹ là những sai lầm phổ biến khi chăm sóc trẻ tại nhà.

Nội dung bài viết

  • Trẻ bị ho sổ mũi luôn cần được tắm
  • Nguyên tắc tắm cần nhớ
  • Cách tắm đúng

Mỗi khi trẻ bị cảm cúm, ho, sổ mũi, quan niệm của các mẹ thường là kiêng gió, kiêng nước vì sợ trẻ trở bệnh nặng hơn. Đó là lý do chính mẹ sợ tắm cho trẻ. Nhưng trẻ bị ho sổ mũi có nên tắm và tắm hằng ngày lại là lời khuyên từ các bác sĩ.

Trẻ bị ho sổ mũi luôn cần được tắm

Ho, sổ mũi là các bệnh về đường hô hấp thường xuyên xảy ra với trẻ sơ sinh. Xung quanh vấn đề này là câu chuyện của quan niệm dân gian và lời khuyên khoa học hiện đại. Những kinh nghiệm truyền miệng nhắc nhở mẹ không nên tắm cho con vì sẽ bị nhiễm lạnh. Mẹ nào “mạnh tay” cũng chỉ dám lau qua người cho trẻ sau 1-2 ngày bị sốt.

Mẹ hiện đại sẽ tin tưởng lời khuyên của các chuyên gia sức khỏe. Đó là dù trẻ bị ho sổ mũi do viêm họng, cảm cúm hay cảm lạnh thì mẹ nên tắm cho con mỗi ngày.

Tắm cho trẻ bị ho

Tắm đúng cách cho trẻ bị ho, sổ mũi hay cảm lạnh là cần thiết

Sau khi sinh, nhiều vấn đề của bé yêu khiến mẹ quay cuồng. Khi con bệnh, những xung đột quanh chuyện chăm con thế nào cho đúng khiến mẹ đau đầu. Tắm hay không cho trẻ đang bị ho sổ mũi? Dù theo cách nào mẹ cũng cần nhớ: Không tắm thì vệ sinh cá nhân của trẻ kém, lại càng dễ nhiễm bệnh nặng hơn.

Tại sao tắm lại làm trẻ nhiễm lạnh? Vì mẹ tắm nước quá lạnh và không biết cách tắm sao cho đúng. Phải chọn chỗ tắm kín gió, nước vừa đủ ấm, tắm từng phần chứ không cởi hết quần áo trẻ ra tắm một lần. Tắm xong phần nào nên lau khô cho trẻ ngay phần ấy, quấn khăn vào càng tốt. Xong hết thì thay quần áo cho sạch sẽ… Đó là một số nguyên tắc cơ bản mẹ cần biết.

Khi bệnh, cơ thể trẻ khó chịu, nếu bị sốt sẽ ra mồ hôi, nếu được vệ sinh sạch sẽ, trẻ sẽ cảm thấy thoải mái hơn, mồ hôi tiết ra nhiều hơn và được làm sạch hơn, từ đó nhanh khỏi bệnh hơn. Việc kiêng tắm rửa nhiều ngày còn có thể khiến bé mắc các bệnh nhiễm trùng.

Mẹ đã biết cách tắm cho trẻ sơ sinh?

Mẹ đã biết cách tắm cho trẻ sơ sinh?
Tắm cho trẻ sơ sinh chưa rụng rốn hoặc đã rụng rốn là một phần quan trọng trong cuộc sống của người mới lần đầu làm mẹ. Cùng tham khảo những hướng dẫn chi tiết dưới đây để mẹ có thể trực tiếp tắm cho bé yêu của mình trong những ngày đầu tiên nhé

Nguyên tắc tắm cần nhớ

Trẻ bị ho, sổ mũi, cảm lạnh hay các bệnh viêm đường hô hấp đều có thể áp dụng một số nguyên tắc dưới đây để đảm bảo sức khỏe cho trẻ:

1.Nước tắm cho trẻ cần đủ ấm, không quá nóng cũng không quá lạnh

2.Nơi trẻ tắm cần phải kín gió

3.Có thể tăng nhiệt độ phòng tắm bằng cách xả nước nóng ra sàn trước khi tắm làm tăng nhiệt độ không khí cả đồng thời tăng độ ẩm làm hạn chế hiện tượng bốc hơi nước

4.Tắm nhanh cho trẻ, tránh cho bé ngâm nước quá lâu

5.Nên tắm từng phần chứ không cởi hết quần áo trẻ ra tắm một lần.

6.Khi tắm xong phần nào cần lau khô ngay phần ấy và quấn khăn cho trẻ. Đến khi tắm xong hết thì mẹ thay quần áo sạch sẽ cho bé.

Cách tắm đúng

1.Thời gian thích hợp: Khoảng 10h-10h30 sáng hoặc 14-15h chiều, đảm bảo nhiệt độ ngoài trời không quá nóng hay quá lạnh. Không tắm cho bé sau 16h chiều hoặc tối. Vì đây là thời điểm mà nhiệt độ bắt đầu hạ thấp trẻ có thể bị viêm phế quản. Thời gian tắm cho trẻ không quá 7 phút.

2.Nhiệt độ nước thích hợp: Có thể kiểm tra nhiệt độ nước bằng cùi tay hoặc con vịt nhựa. Nhiệt độ thích hợp nhất cho trẻ là là khoảng 33 độ C đến 35 độ C.

3.Trước khi tắm, chuẩn bị sẵn quần áo, khăn tắm, để tắm xong sẽ lau khô cơ thể bé ngay. Tránh tình trạng sau khi tắm mới lục tìm quần áo thì có thể khiến trẻ nhiễm lạnh.

4.Trình tự tắm: Rửa mặt, mũi cho trẻ trước sau đó tắm các bộ phận khác

5.Khi tắm, mẹ chú ý không để nước hắt vào mắt trẻ. Sau khi tắm phải vệ sinh tai bằng bông chuyên dụng.

6.Sau khi tắm và mặc quần áo xong, mẹ nên cho trẻ ngồi trong phòng kín khoảng 10 – 15 phút rồi mới nên cho bé ra ngoài để tránh việc bị cảm đột ngột.

Trẻ bị ho sổ mũi có nên tắm và vệ sinh cá nhân sạch sẽ. Đó là điều mà bà mẹ hiện đại cần nhớ. Cùng với đó, mẹ nên áp dụng chế độ ăn uống hợp lý, bổ sung nhiều nước, hạn chế một số món ăn từ hải sản và những đồ ăn làm tăng thân nhiệt như chứa nhiều lipid, protein hay cay, lạnh, mặn, ngọt…

[ad_2]

Bệnh ở trẻ – mẹ nên biết

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here