22 C
Hanoi
Friday, March 29, 2024

Buy now

Trẻ bị ho sổ mũi kéo dài cần làm gì?


Ho, sổ mũi, cảm lạnh… là bệnh lý “đến hẹn lại lên” vào mỗi dịp thay đổi thời tiết. Rất ít trường hợp trẻ bị bệnh mãn tính.

Nội dung bài viết

  • Nguyên nhân và cách phòng tránh
  • Trẻ bị ho sổ mũi kéo dài cần làm gì?

Ho, sổ mũi là bệnh lý thường xuyên xảy ra ở trẻ nhất là trong lúc thời tiết giao mùa. Nhiều trường hợp trẻ bị ho sổ mũi kéo dài dù bạn đã dùng nhiều biện pháp chữa trị khác nhau. Vì vậy, tìm hiểu căn nguyên  bệnh tận gốc, bạn sẽ có cách “trị bệnh” nhanh cho trẻ.

Cụm từ ho-sổ mũi thường đi kèm với nhau nguyên nhân là khi trẻ bị sổ mũi, đờm trên mũi sẽ chảy xuống họng gây cảm giác vướng đờm và gây ho để đẩy đờm ra ngoài. Trẻ bị sổ mũi phần lớn là viêm VA mũi cấp.

Nguyên nhân và cách phòng tránh

  • Trẻ bị cảm lạnh: Đây là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến việc trẻ bị ho sổ mũi kéo dài.  Phương pháp đơn giản nhất bạn nên có sẵn các vật dụng y tế cần thiết cho bệnh cảm lạnh trong tủ thuốc gia đình: nước muối sinh lý để nhỏ mũi, dụng cụ hút mũi, thuốc hạ sốt, nhiệt kế, máy tạo độ ẩm.
tre bi ho so mui keo dai

Viêm xoang và cảm lạnh là hai nguyên nhân chính khiến trẻ bị ho sổ mũi kéo dài

  • Trẻ bị viêm xoang: Đơn giản nhất để phòng tránh nguyên nhân này là hãy vệ sinh răng miệng cho trẻ mỗi ngày để ngăn ngừa các bệnh về đường hô hấp và tai mũi họng.

Trẻ bị ho sổ mũi kéo dài cần làm gì?

Nhỏ nước muối sinh lý đúng cách, tắm gừng hay cho trẻ uống nước đầy đủ là những cách chữa bệnh tại nhà mà bạn nên tham khảo sau đây:

Nhỏ nước muối sinh lý: Trẻ bị sổ mũi nhiều, cần phải hút sạch nước mũi mới nhỏ, mỗi ngày nhỏ từ 6-7 lần/ngày. Cách nhỏ nước muối đúng phương pháp cần làm theo các bước sau.

1/ Đặt trẻ nằm nghiêng đầu sang một bên. Đặt vòi phun chai nước muối biển vào sát vách lỗ mũi, xa vạch an toàn.

2/ Ấn nhẹ dứt khoát liên tục trong 2-3 giây. Bạn nên chọn lọ nước muối biển mà khi bạn ấn liên tục vào vòi xịt thì bình xịt vẫn hoạt động.

3/ Lặp lại động tác trên với đầu trẻ nghiêng về bên còn lại. Sau khi xịt mũi 5 phút, dùng dụng cụ hút mũi hút sạch dịch nhầy ở 2 lỗ mũi.

  • Tắm nước gừng cho trẻ: Gừng (1 củ) giã nát, cho vào nồi đun sôi lên rồi pha nước tắm. Cho trẻ ngâm phần lưng và phần ngực khoảng 10 phút, rất hiệu quả.
  • Thoa dầu khuynh diệp: Khi trẻ có biểu hiện ho, sổ mũi bạn hãy thoa dầu khuynh diệp vào lòng bàn chân day day lòng bàn chân chừng 1 phút mỗi bên, sau đó đeo vớ vào. Sau đó thoa ngực con và đỉnh đầu.
  • Ngủ đủ: Cho trẻ ngủ đủ 10 tiếng/ngày vì nếu thường xuyên bị thiếu ngủ, hệ miễn dịch của sẽ trở nên chậm chạp, dễ bị vi khuẩn xâm nhập.
  • Rửa tay thường xuyên: Có 80% các loại bệnh nhiễm trùng lây qua tiếp xúc. Khi bạn chăm sóc trẻ bị ho sổ mũi kéo dài cần phải rửa tay thường xuyên trể tránh vi khuẩn lây nhiễm từ trẻ sang và ngược lại. Bạn cũng nên tạo thói quen rửa tay thường xuyên bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn nhanh cho trẻ.
tre bi ho so mui keo dai 1

Rửa thay thường xuyên bằng xà phòng giúp trẻ tránh được nhiều bệnh nhiễm trùng

  • Mật ong và hoa hồng trắng: Cho trẻ uống mật ong là phương thuốc hữu hiệu trong việc giảm nhẹ các cơn ho và cổ họng đau rát. Mật ong và hoa hồng trắng hấp cách thủy lấy nước cho trẻ uống mỗi bữa ăn là bài thuốc dân dan đến ngay vẫn giữ nguyên hiệu quả. Liều lượng: Một thìa cà phê cho các bé từ 6 – 11 tuổi.
  • Ăn cháo giải cảm: Cháo hành-tía tô hay còn gọi là cháo Thị Nở, bạn có thể bắt đầu kể cho trẻ câu chuyện này khi trẻ ăn cháo. Lưu ý, nấu cháo chín, cho trứng vào và nêm vừa ăn, rồi mới cho hành và tía tô vào, đảo nhanh tay rồi tắc bếp, nấu lâu quá, tinh dầu trong hành và lá tía tô sẽ mất đi. Nếu trẻ không thích gừng cũng không cần cho vào cháo.



Bệnh ở trẻ – mẹ nên biết

Avatar
Ngọc Yến
Mình là Yến Ngọc. Mình tạo blog để lấy tin từ các nguồn khác nhau phục vụ bạn đọc. Blog của mình chuyên các tin, review về mẹ và bé. Mong là website của mình sẽ giúp ích ít nhiều cho các bạn. Chúc các bạn ngày làm việc vui vẻ !

Related Articles

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

21,913FansLike
2,506FollowersFollow
0SubscribersSubscribe
- Advertisement -

Latest Articles