23 C
Hanoi
Friday, March 29, 2024

Buy now

Trẻ bị nổi mụn nước trong miệng: 5 mẹo hay cho mẹ


Trong những ngày nắng nóng, bé dễ bị nổi mụn nước trong miệng gây đau và làm con trở nên lười ăn. Tình trạng này cũng có thể xảy ra khi hệ miễn dịch bị tấn công hoặc bé ăn uống thiếu chất. Khi gặp phải những mụn nước đáng ghét này, mẹ nhớ những cách xử lý nhanh và hiệu quả dưới đây nhé. 

Nội dung bài viết

  • Vì sao bé bị mọc mụn nước trong miệng?
  • Mẹo hay cho bé bị nổi mụn nước trong miệng

Trong đa số trường hợp, trẻ bị nổi mụn nước trong miệng ở những vùng như nướu, mặt trong môi, mặt trong má sẽ kèm theo đau và khó chịu. Sau một thời gian, những mụn nước này vỡ ra gây ra các vết loét nhỏ và vẫn tiếp tục gây khó chịu cho bé cho đến khi vết loét lành lặn hoàn toàn. Tuy nhiên, có những mụn nước lại xuất hiện một cách âm thầm, vỡ rồi mọc lại nhiều lần mà không gây ra bất cứ cảm giác nào. Bên cạnh việc quan sát và theo dõi những mụn nước này, mẹ đồng thời cũng có thể giúp con giảm khó chịu bằng những nguyên liệu tự nhiên và dễ tìm.

Vì sao bé bị mọc mụn nước trong miệng?

Tuy thường được gọi một cách nôm na là “nhiệt miệng” nhưng không phải trường hợp nổi mụn nước nào cũng giống nhau.

Khi bị mọc mụn nước trong miệng kết hợp vời những vấn đề như sức đề kháng kém, ăn uống không đủ dinh dưỡng và nhiễm khuẩn, rất dễ xảy ra tình trạng vết loét lan rộng và ăn sâu vào niêm mạc miệng sau khi mụn nước vỡ ra. Vì bị đau, bé hay quấy khóc, bỏ ăn dẫn đến sụt cân, ốm yêu. Nếu tình hình tệ hơn thì có thể gây sốt và nổi hạch.

Một số nguyên nhân chính gây nổi mụn nước trong miệng bao gồm:

  • Cơ thể bị nóng, phát ra nhiệt hoặc do cơ thể có tính hàn.
  • Vệ sinh răng miệng không sạch dẫn đến nhiễm khuẩn.
  • Nhiễm virus Herpes hoặc Zona.
  • Có thể là biểu hiện của bệnh tay chân miệng. Tuy nhiên, mụn sẽ mọc ở nhiều vị trí hơn, không chỉ ở vòm miệng.
  • Biểu hiện của bệnh sởi, thủy đậu…
  • Bé cắn phải mặt trong của môi.
  • Thiếu chất dinh dưỡng như vitamin A, C, B2, B6, kẽm…

    Nổi mụn nước trong miệng

    Nổi mụn nước trong miệng khiến bé bị đau và quấy khóc nhiều

Mẹo hay cho bé bị nổi mụn nước trong miệng

Rất nhiều loại thực phẩm và thảo mộc có thể giúp giảm tình trạng đau và khó chịu khi bị nổi mụn nước và loét trong miệng nhưng không sốt và vết loét không nặng. Mẹ có thể cho con dùng một trong những cách sau:

1. Mật ong

Mẹ có thể dùng mật ong để điều trị những mụn nước trong miệng. Bé có thể tự ngậm mật ong hoặc mẹ lấy tăm bông bôi mật ong trực tiếp lên vị trí mụn nước. Mật ong giúp khử trùng và tiêu diệt các loại nấm và vi khuẩn. Hơn nữa, mật ong rất thơm và ngon khiến trẻ ngoan ngoãn điều trị. Nhưng mẹ lưu ý, không dùng mật ong cho bé dưới 1 tuổi nhé.

2. Ngậm lá sát trùng

Không cần tìm đâu xa, chè xanh, rau diếp cá, tần dày lá… chính là những lá có tính sát trùng tự nhiên. Mẹ chỉ cần cho bé ngậm nước của những lá này trong khoảng 5 đến 10 phút mỗi ngày là mụn nước và vết loét sẽ dần biết mất.

Nổi mụn nước trong miệng

Tần lá dày không chỉ giúp trị nổi mụn nước trong miệng mà còn rất hữu ích khi bé bị ho

3. Lá rau ngót

Lá rau ngót có chức năng làm mát, hoạt huyết và giải độc. Vì vậy mẹ có thể giã nhuyễn và bôi trực tiếp lên mụn nước và vết loét để điều trị.

4. Uống nước khế chua

Theo Đông y, khế là loại quả có tác dụng thanh nhiệt rất cao nhưng khá lành tính và không có tác dụng phụ. Để điều trị bệnh nổi mụn nước trong miệng, mẹ cần 2 -3 quả khế tươi giã nát, đun với nước sôi. Đợi nguội thì mẹ cho bé uống như nước bình thường. Mẹ cũng nên cho thêm ít đường phèn để dễ uống hơn cho bé. Bé có thể uống nhiều lần trong ngày.

5. Mè đen

Dùng một vốc mè đen, sắc nước cho bé uống nhiều lần trong ngày cũng giúp giảm mụn nước trong miệng.

Tình trạng nổi mụn nước trong miệng trẻ thường không quá nghiêm trọng. Tuy vậy, mụn nước khá dễ tái phát. Để tránh những mụn nước quay trở lại, mẹ nên tập có con những thói quen phòng bệnh như:

  • Ăn uống đầy đủ, đúng giờ.
  • Chế độ ăn có nhiều rau xanh và luôn uống đủ nước.
  • Bổ sung vitamin A và C đầy đủ.
  • Vệ sinh răng miệng đúng cách, không tác dụng nhiều gây tổn thương nướu và niêm mạc miệng. Có thể súc miệng bằng nước muối ấm hàng ngày.

Trong quá trình chăm sóc, mẹ cần hết sức kiễn nhẫn vì trẻ thường hay quấy khóc và không chịu ăn. Nhưng nếu ăn quá ít sẽ dẫn đến thiết chất, đề kháng giảm và lâu khỏi bệnh. Mẹ có thể xay nhuyễn đồ ăn cho trẻ dễ ăn uống hơn. Hạn chế cho trẻ ăn đồ nóng. Tăng cường bổ sung nước cho trẻ mỗi ngày.

Mẹ cũng đồng thời chú ý, khi bé bị lở miệng nhiều, đau và sốt, cách tốt nhất là đưa bé đến gặp bác sĩ để được kê các loại thuốc bôi tại chỗ, thuốc uống giúp tình trạng bệnh mau thuyên giảm.



Bệnh ở trẻ – mẹ nên biết

Avatar
Ngọc Yến
Mình là Yến Ngọc. Mình tạo blog để lấy tin từ các nguồn khác nhau phục vụ bạn đọc. Blog của mình chuyên các tin, review về mẹ và bé. Mong là website của mình sẽ giúp ích ít nhiều cho các bạn. Chúc các bạn ngày làm việc vui vẻ !

Related Articles

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

21,913FansLike
2,506FollowersFollow
0SubscribersSubscribe
- Advertisement -

Latest Articles